Nỗi sợ thất bại của học sinh Singapore

Theo dõi VGT trên

Kết quả học tập luôn nằm trong top đầu các chương trình đánh giá quốc tế, nhưng học sinh Singapore phải đối mặt với nỗi sợ thất bại từ rất sớm.

Yulia, 18 tuổi, có thể đã trở thành sinh viên trường nghệ thuật, đơn cử như Đại học Nghệ thuật Lasalle (Singapore) để theo đuổi đam mê âm nhạc và sân khấu. Tuy nhiên, nữ sinh giờ đây mắc kẹt trong khối ngành khoa học tại Viện Hwa Chong, nơi nghiên cứu về sinh học, hóa học, toán họcvăn học.

“Nếu thất bại trong lĩnh vực nghệ thuật, tôi nghĩ vẫn an toàn hơn khi có bằng tốt nghiệp giáo dục cơ bản, vì nghệ thuật rất khó cạnh tranh”, nữ sinh nói.

Lo âu của Yulia cũng là tâm lý chung của không ít học sinh, sinh viên Singapore hiện nay. Sau kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) công bố ngày 3/12, 3/4 học sinh Singapore cho biết phải vật lộn với nỗi sợ thất bại.

Cụ thể, 78% học sinh Singapore dưới 15 tuổi coi thất bại là điều khiến mọi người nghi ngờ về khả năng và tương lai của các em. Con số này cao hơn mức trung bình 54% học sinh tại các nước tham gia làm bài kiểm tra PISA. Tỷ lệ cao vượt ngưỡng bình thường này khiến người dân Singapore tự đặt ra câu hỏi điều gì khiến thế hệ tương lai chùn bước trước thất bại?

Quay trở lại câu chuyện của Yulia, dù trí thông minh đưa em vượt qua kỳ thi vào một trong những trường đại học hàng đầu Singapore, nữ sinh phải vật lộn với chứng rối loạn lo âu từ năm 9 tuổi.

Yulia cho biết căn bệnh không liên quan đến gia đình mà do môi trường học đầy tính cạnh tranh em bắt đầu tiếp xúc từ năm 7 tuổi. Trước khi vào Viện Hwa Chong, em từng học tại trường tiểu học Nan Hua và trường nữ sinh Nanyang, hai ngôi trường danh giá tại Singapore với chất lượng học sinh thuộc hàng đầu.

“Áp lực phải làm thật tốt ngăn em đạt được những gì mình muốn và bị chi phối bởi nỗi sợ hãi, luôn tự đặt câu hỏi điều gì xảy ra nếu bài kiểm tra này, lần thi này không làm tốt”, Yulia nói, cho hay một số giáo viên đã khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Nữ sinh nhớ lại một giáo viên tại Viện Hwa Chong đã công bố điểm thành phần, điểm thi của tất cả sinh viên trong lớp, từ đó các bạn sẽ nhìn vào điểm số của nhau, tự so sánh và thúc đẩy tính cạnh tranh.

Nỗi sợ thất bại của học sinh Singapore - Hình 1

Học sinh Singapore làm bài kiểm tra. Ảnh: Today Online

Video đang HOT

Chia sẻ với Yulia, Jaren Ong (19 tuổi, tốt nghiệp Cao đẳng Saint Andrew) nhớ lại khi đạt điểm thấp trong các bài kiểm tra tại trường phổ thông, mọi người xung quanh sẽ chất vấn bằng những câu hỏi như: “Tại sao em không học?”, “Em có thể học tập nghiêm túc hay không?”, “Em có muốn một công việc tốt trong tương lai hay không?”. Những câu hỏi bủa vây Ong suốt quãng thời gian đi học, khiến em sợ hãi mỗi lần có kết quả bài thi.

Theo Ong, thay vì chất vấn học sinh bằng những câu hỏi tương tự, giáo viên và cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề bao gồm học sinh đó có thực sự thích môn học hay không và nếu không thì làm thế nào để gợi hứng thú. “Em học vì sợ phải thất bại nhưng đây không phải lý do tại sao một đứa trẻ cần phải đi học, đó là sự thúc đẩy tiêu cực”, Ong nói.

Chun Win Ee (27 tuổi, cựu sinh viên Đại học Công nghệ Nanyang) từng được bạn bè ngưỡng mộ vì đạt điểm trung bình học tập hoàn hảo. Nhưng không nhiều người biết rằng anh phải chiến đấu với nỗi sợ thất bại mỗi ngày.

Ở tất cả môn học, Ee đều ôn luyện kỹ càng, có thể thuộc lòng từng từ những cuốn vở ghi chép và làm đi làm lại bài tập để đạt điểm cao. “Tôi không muốn làm mọi người thất vọng vì thất bại nên cố gắng ôn tập hết khả năng, nhưng trớ trêu thay đó lại là lý do tại sao tôi luôn làm tốt”, anh nói, cho hay trong kỳ thi môn Thống kê đã mất 15 phút đầu giờ để kiểm soát sự lo lắng bằng kỹ thuật thiền và hít thở.

Đối với Daryl Yang (26 tuổi, cựu sinh viên Viện Raffles), việc đạt điểm cao chỉ càng làm trầm trọng thêm nỗi sợ thất bại. Đạt số điểm ấn tượng 261 trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học PSLE, Yang dành quãng thời gian học tập sau đó để chứng minh rằng đây không phải là may mắn. Yang quyết định bỏ học môn Văn học và Sinh học tại trường mặc dù rất yêu thích hai môn này vì sợ phải nhận điểm kém, thay vào đó mắc kẹt trong việc chứng minh với bạn bè rằng mình học tốt hơn.

Mọi chuyện chỉ thay đổi khi Yang đăng ký vào Đại học Yale-NUS, nơi không đánh giá học sinh thông qua điểm số. “Điều này cho phép tôi khám phá sở thích cá nhân, nghiêm túc suy nghĩ về những gì mình đang học”, Yang vui vẻ nói.

Nhiều nhà tâm lý học Singapore cũng cho rằng nỗi sợ thất bại đang lan tràn nhanh chóng tại quốc gia này. Nhà tâm lý học lâm sàng Joel Yang từng thấy nhiều học sinh, sinh viên không chịu đến trường, thậm chí bỏ qua các kỳ thi. “Thật đáng buồn khi thấy những đứa trẻ thông minh phải trốn tránh, suy sụp trước kỳ thi vì sợ không đánh bại chúng”, ông nói.

Nhiều phụ huynh Singapore cũng đang trực tiếp thúc đẩy tâm trạng tiêu cực ở con cái. Mdm Iris Sim, 39 tuổi, tiết lộ đầu tư rất nhiều cho con để đảm bảo không bị tụt lại tại trường tiểu học danh giá mà cô đăng ký. “Tại Singapore, bạn cần học tập chăm chỉ để đưa ra những lựa chọn hoặc làm những gì bạn muốn”, bà mẹ nói.

Suy nghĩ này bắt nguồn từ việc người Singapore luôn được dạy rằng đất nước không có tài nguyên thiên nhiên và con người là tài nguyên tốt nhất của quốc gia. Theo cách tự nhiên, cha mẹ Singapore sẽ dành hết mọi thứ để tạo ra những “tài nguyên tương lai” có giá trị nhất. Áp lực từ suy nghĩ này thúc đẩy những đứa trẻ phải không ngừng cố gắng và thành công ngay từ lần đầu tiên vì chúng sẽ rất khó có cơ hội thứ hai.

Để giúp thế hệ trẻ của Singapore vượt qua nỗi sợ thất bại, tiến sĩ Timothy Chan, Giám đốc bộ phận Đời sống học sinh, sinh viên tại Học viện Quản lý Singapore cho rằng Bộ Giáo dục nên tuyên truyền đến giáo viên rằng thất bại là một phần của cuộc sống hàng ngày và không nên xấu hổ. “Nếu học sinh không thể đưa ra câu trả lời chính xác, thầy giáo phải chỉ ra giúp các em thấy những điều có thể học được từ sai lầm”, ông nói.

Tú Anh

Theo Today Online/VNE

Thi THPT quốc gia 2020: Không bỡ ngỡ khi chính thức bước vào thi

Năm 2019-2020, kì thi THPT quốc gia vẫn được tổ chức với mục đích xét hoàn thành tốt nghiệp THPT và cho phép các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi để xét tuyển sinh.

Đây sẽ là kì thi cuối cùng trước khi có những thay đổi mạnh mẽ về phương thức tổ chức thi phù hợp với yêu cầu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT).

Thi THPT quốc gia 2020: Không bỡ ngỡ khi chính thức bước vào thi - Hình 1

Ảnh minh họa.

Chú ý khi ôn tập

Cùng thời gian này năm ngoái, Bộ GDĐT đã công bố bộ đề thi minh họa các môn. Tuy nhiên, năm nay, kỳ thi cơ bản giữ ổn định như năm trước, nên việc Bộ GDĐT dự kiến không công bố đề thi minh họa cho năm 2020 cũng không gây bất ngờ.

Ông Mai Văn Trinh- Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) cho biết, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ được tổ chức theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2019, nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học ở mức độ học vấn phổ thông.

Kết quả thi có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông; làm cơ sở cho tuyển sinh giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần tự chủ tuyển sinh đã được quy định trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung.

Việc công bố đề thi minh họa sẽ giúp giáo viên và học sinh có thể làm quen với cấu trúc đề, ôn tập và làm quen với cấu trúc đề thi, tránh bỡ ngỡ khi bước vào kỳ thi chính thức. Đề thi THPT quốc gia 2019 có nội dung chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 và một phần nhỏ lớp 11. Các câu hỏi trong đề tăng dần độ khó để đảm bảo tính phân hóa khi các trường xét tuyển vào ĐH, Học viện.

Có một lưu ý đối với các thí sinh và giáo viên là theo Thông tư mới nhất số: 03/2019/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT: "Nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12". Như vậy, cũng có khả năng có câu hỏi thuộc chương trình lớp 10.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều giáo viên, kiến thức của hầu hết các môn đều có tính hệ thống ở các lớp học từ dưới lên nên dù nội dung thi có rơi vào một phần lớp 10 thì cũng khóng làm khó được việc dạy và học của thầy và trò. Chỉ duy nhất có môn Ngữ văn thì theo đề thi minh họa và đề thi chính thức năm 2019, phần ngữ liệu nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12. Một phần câu hỏi khác là kiến thức liên hệ thực tế nên không ảnh hưởng gì đến việc ôn tập của học sinh. Ngoài học kiến thức trên lớp cần cập nhật các thông tin thời sự khác, các vấn đề nổi cộm được xã hội quan tâm... mới có thể đạt điểm tốt ở môn Ngữ văn cũng như các bài thi khoa học xã hội.

Trước mắt, nếu Bộ GDĐT không công bố đề thi minh họa, các giáo viên và học sinh có thể căn cứ các bộ đề thi năm 2019 để làm quen với cấu trúc đề và các dạng câu hỏi trong đề thi. Theo quy chế thi hiện tại thì thí sinh sẽ thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; viết tắt là KHTN), Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT).

Đề thi gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản phục vụ xét tốt nghiệp THPT và những câu hỏi phân hóa để phục vụ cho xét tuyển ĐH,CĐ. Theo đó, đề thi cho mỗi môn thành phần trong bài thi Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội có 40 câu hỏi trắc nghiệm (mỗi bài thi tổ hợp có 120 câu hỏi trắc nghiệm).

Chú trọng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, giám sát thi

Từ thành công của kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ GDĐT tiếp tục yêu cầu làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho kỳ thi THPT quốc gia. Tăng cường quán triệt quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi. Đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát.

Bộ yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ vào quản lý, chỉ đạo và tổ chức kỳ thi; thực hiện nghiêm túc chế tài, chế độ thông tin, báo cáo thông tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi cử; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, hình thức cho kỳ thi THPT quốc gia 2020; xây dựng các phương án dự phòng để xử lý rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi cử. Tổ chức và hoàn thiện sớm cho kỳ thi THPT quốc gia 2020 sắp diễn ra.

Từ bài học gian lận sửa điểm thi ở một số địa phương năm 2019, GS.VS Phạm Minh Hạc- nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng cần đặc biệt chú trọng công tác nhân sự bởi mọi hệ thống máy móc, quy trình có chặt chẽ đến đâu thì mấu chốt vẫn nằm ở người thực hiện. Lựa chọn cẩn trọng và tập huấn bồi dưỡng nghiêm túc cũng như căn cứ vào quy chế thi THPT quốc gia và các văn bản có liên quan để xử phạt nghiêm minh những người có hành vi gian dối, nhất là trong người trong ngành giáo dục để làm gương thì chắc chắn sẽ ngăn ngừa được sai phạm có thể xảy ra.

Đổi mới theo hướng nào?

Theo Cục trưởng Mai Văn Trinh, năm 2020 chưa thực hiện thí điểm việc thi trên máy tính đối với kỳ thi THPT quốc gia. Bộ GDĐT đang tính toán để thí điểm việc này từ kỳ thi năm 2021 ở những nơi sẵn sàng về điều kiện và học sinh tự nguyện tham gia. Đây là điểm mới được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế được việc gian lận trong thi cử do thí sinh sẽ biết điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi. Đồng thời đây là phương án thi đã được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng. Ngay như kỳ thi PISA vừa qua, Việt Nam cũng chưa có tên trong bảng so sánh với các nước. Một trong các lý do là vì Việt Nam làm bài thi trên giấy, kết quả có khác biệt so với các nước làm bài thi trên máy tính và cả các nước làm bài thi trên giấy khác.

Tuy nhiên, đấy mới là đổi mới về hình thức thi còn trên thực tế, nhiều chuyên gia vẫn băn khoăn về việc có cần tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia khi mà hơn 90% đều đỗ tốt nghiệp? Luật Giáo dục ĐH sửa đổi bổ sung đã chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới thúc đẩy tự chủ trong các cơ sở giáo dục ĐH, trong đó có việc tuyển sinh. Các trường dần tiến tới việc tổ chức kỳ thi riêng hoặc các phương án tuyển sinh khác nhau để tuyển được những sinh viên phù hợp nhất với chương trình đào tạo của mình. Như năm 2020-2021, đến thời điểm này đã có hơn 40 trường ĐH dự kiến sử dụng kết quả kỳ thi đánh gía năng lực để tuyển sinh một phần. Chỉ khi nào kỳ thi THPT Quốc gia không còn "gánh" nhiệm vụ xét tuyển ĐH,CĐ thì có lẽ sẽ không cần đặt ra câu hỏi có cần tổ chức kỳ thi này nữa không.

Hàn Minh

Theo daidoanket

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:21Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:21Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:191 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"02:07Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02Mỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốcMỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốc00:32

Tin đang nóng

Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?Đàm Vĩnh Hưng mất hơn 4 ngón chân?
17:15:30 06/02/2025
Bé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãiBé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãi
15:33:45 06/02/2025
Nghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nướcNghẹn ngào khoảnh khắc 2 con của Từ Hy Viên cùng cha dượng đưa tro cốt mẹ về nước
17:00:36 06/02/2025
Gia đình Từ Hy Viên và nhà chồng cũ doanh nhân khẩu chiến tưng bừng: Chuyện gì đây?Gia đình Từ Hy Viên và nhà chồng cũ doanh nhân khẩu chiến tưng bừng: Chuyện gì đây?
16:53:00 06/02/2025
Sự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghétSự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghét
15:31:25 06/02/2025
Tài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phàoTài xế ô tô mở cửa khiến người đi xe máy ngã văng ra đường: Pha bẻ lái "xuất thần" của xe bán tải khiến tất cả thở phào
17:21:24 06/02/2025
NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"NS Lê Quốc Nam tiếp tục lên tiếng sau khi tố Minh Dự: "Tôi nhận lời xin lỗi, họ xin làm sự việc nhẹ lại"
19:54:11 06/02/2025
Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ
15:36:37 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nam diễn viên từng mất tích 4 ngày tại Thái Lan vẫn chưa hết ám ảnh

Nam diễn viên từng mất tích 4 ngày tại Thái Lan vẫn chưa hết ám ảnh

Sao châu á

21:20:10 06/02/2025
Diễn viên Vương Tinh, người từng gây chấn động làng giải trí Trung Quốc với câu chuyện rơi vào động buôn người và lừa đảo tại biên giới Thái Lan - Myanmar, hiện có cuộc sống ổn định và tâm lý tốt hơn.
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'

Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'

Thế giới

21:19:51 06/02/2025
Giải mã trình tự gien sữa bò tại bang Nevada (Mỹ) phát hiện một chủng virus cúm gia cầm mới vốn trước đây chưa từng xuất hiện ở bò.
Justin Bieber lộ hình xăm lớn, vẻ ngoài tiều tụy khi xuống phố một mình

Justin Bieber lộ hình xăm lớn, vẻ ngoài tiều tụy khi xuống phố một mình

Sao âu mỹ

20:59:53 06/02/2025
Justin Bieber lọt vào ống kính của giới săn tin tại New York, ngày 5/2. Nam ca sĩ xuất hiện một mình, không có bà xã Hailey Bieber bên cạnh. Justin ra khỏi một nhà tắm hơi và spa nổi tiếng.
Nhân Mã phát tài, Song Ngư được tỏ tình ngày 6/2

Nhân Mã phát tài, Song Ngư được tỏ tình ngày 6/2

Trắc nghiệm

20:40:24 06/02/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 6/2 dự đoán vận trình sự nghiệp, tài lộc, tình duyên giúp bạn chủ động ứng phó vận xui hay may mắn đến với mình.
NÓNG: Minh Dự chính thức lên tiếng vụ bị tố bạo lực với con gái NS Lê Quốc Nam "Tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu..."

NÓNG: Minh Dự chính thức lên tiếng vụ bị tố bạo lực với con gái NS Lê Quốc Nam "Tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu..."

Sao việt

20:38:16 06/02/2025
Tối 6/2, diễn viên Minh Dự đã chính thức lên tiếng trên trang cá nhân về ồn ào tác động vật lý diễn viên Tú My - con gái NS Lê Quốc Nam.
Đại chiến Valentine 2025: 1 cặp đôi nam - nam song kiếm hợp bích liệu có đánh bại được 2 Anh Trai Say Hi?

Đại chiến Valentine 2025: 1 cặp đôi nam - nam song kiếm hợp bích liệu có đánh bại được 2 Anh Trai Say Hi?

Nhạc việt

20:34:45 06/02/2025
Hưởng ứng bầu không khí đang dần nóng lên trước ngày lễ Tình nhân 2025, đường đua Vpop gần đây đón chào nhiều gương mặt đình đám tái xuất
Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa

Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa

Tin nổi bật

20:26:06 06/02/2025
Ngày 6-2, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video clip dài khoảng hơn 3 phút ghi lại cảnh 1 chiếc xe ôtô biển xanh dừng trước một căn nhà ở phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An.
ĐTCL mùa 13: 3 đội hình sắp "hóa rồng" ở meta mới vì được Riot buff "tận răng"

ĐTCL mùa 13: 3 đội hình sắp "hóa rồng" ở meta mới vì được Riot buff "tận răng"

Mọt game

18:46:25 06/02/2025
Mặc dù không phải là một đội hình quá yếu nhưng Nổi Loạn của ĐTCL mùa 13 vẫn có không ít điểm yếu chí mạng. Điển hình là việc hiệu ứng mạnh nhất của tộc này - làm choáng toàn bộ đối thủ lại chỉ xuất hiện khi người chơi đạt mốc 7 Nổi Loạ...
Đi về miền có nắng - Tập 19: Vân chơi xấu giúp Khoa giành quyền nuôi con

Đi về miền có nắng - Tập 19: Vân chơi xấu giúp Khoa giành quyền nuôi con

Phim việt

18:34:40 06/02/2025
Vân sẽ chi tiền và dùng chiêu xấu để giúp Khoa giành quyền nuôi con, đổi lại anh ta phải khiến Dương sống không yên ổn.
Tiếp bước Mỹ, Israel cam kết rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Tiếp bước Mỹ, Israel cam kết rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Uncat

18:31:05 06/02/2025
Trong bài viết của mình, ông Saar cho rằng Hội đồng đã nhìn nhận không công bằng đối với "nền dân chủ duy nhất ở Trung Đông - Israel", đồng thời nói rằng Israel sẽ không tiếp tục chấp nhận sự phân biệt đối xử này.