Nỗi sợ hãi mới của Mark Zuckerberg
Nhân viên của Facebook đã đồng loạt lên tiếng phản đối cách hành xử của mạng xã hội này.
Hàng trăm nhân viên Facebook vừa cùng nhau ký tên lên một bức thư gửi tới CEO công ty, ông Mark Zuckerberg. Bức thư này nói lên ý kiến phản đối cách Facebook cho phép các chính trị gia quảng cáo trên nền tảng này sai sự thật.
Nhân viên Facebook đồng loạt bày tỏ quan điểm
Theo New York Times, hơn 250 nhân viên đã ký tên và đăng tải bức thư lên mạng nội bộ của Facebook. Các nhân viên bày tỏ lo ngại rằng Facebook đang “đi ngược lại những cố gắng mà đội ngũ sản phẩm đã làm được trong 2 năm qua”.
Đây là lần hiếm hoi Mark Zuckerberg nhận sự chỉ trích từ chính các nhân viên của mình.
“Thông tin sai lệch ảnh hưởng tới mọi người. Chính sách kiểm tra thông tin của chúng ta với những người làm chính trị hay đang vận động chính trị là thứ nguy hiểm cho chính Facebook. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ chính sách này”, nhóm nhân viên Facebook cho biết.
Vào đầu tháng 10, Facebook bị chỉ trích vì chỉnh sửa chính sách nội bộ của công ty, theo đó các quảng cáo chính trị sẽ không bị bắt buộc phải qua bước thẩm định thông tin. Chính sách của Facebook cấm hoàn toàn các quảng cáo “lừa đảo, thông tin sai lệch”, nhưng sau đó mạng xã hội này cho biết quảng cáo của các chính trị gia không bị áp dụng chính sách trên.
Video đang HOT
Lá thư yêu cầu Facebook thực hiện nhiều thay đổi, như áp dụng chính sách đồng nhất với cả các quảng cáo chính trị, thay đổi thiết kế để người dùng nhận biết quảng cáo chính trị dễ hơn, và giảm đối tượng mục tiêu của các quảng cáo này. Các nhân viên cũng đề nghị Facebook nên dành một khoảng thời gian không cho chạy quảng cáo trước kỳ bầu cử, cũng như hạn chế ngân sách quảng cáo của các ứng viên.
Cơn đau đầu của Mark Zuckerberg
Theo New York Times, đây là lần hiếm hoi nhân viên Facebook lên tiếng thể hiện quan điểm ngược với CEO Zuckerberg. Trong một bài nói chuyện gần đây, ông Zuckerberg bảo vệ quan điểm về các quảng cáo chính trị khi cho rằng đó là quyền tự do bày tỏ quan điểm. Người đứng đầu Facebook còn so sánh cách làm của công ty này với các chính sách của Trung Quốc để thể hiện sự vượt trội.
Trong nội bộ Facebook, số người ủng hộ quan điểm của Mark Zuckerberg không ít. Tuy nhiên, những người phản đối thì cho rằng mạng xã hội này đang không làm đủ vai trò để hạn chế thông tin sai lệch. Đây là điểm khác biệt so với quan điểm vốn khá đồng nhất về nhiệm vụ của Facebook, được hầu hết nhân viên đồng thuận từ trước tới nay.
Một nhân viên Facebook đang theo dõi các bài đăng liên quan đến chính trị.
Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng như những người đang chạy đua cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2020 đã lên tiếng chỉ trích việc Facebook điều chỉnh chính sách. Nghị sĩ Elizabeth Warren thậm chí đã cho chạy một quảng cáo nói sai sự thật về Facebook và Mark Zuckerberg để chứng minh sự bất hợp lý của chính sách này.
Một ứng cử viên khác là bà Alexandria Ocasio-Cortez cũng lên tiếng ủng hộ các nhân viên của Facebook, gọi đây là một hành động dũng cảm.
Những nhân viên Facebook ký vào bức thư chỉ là một phần nhỏ trong số 39.000 nhân viên công ty này. Guardian nhận định đây là một ví dụ nữa cho thấy những công ty công nghệ đang làm mất lòng nhân viên của mình như thế nào trước những vấn đề liên quan đến đạo đức.
Vào tháng 8, một nhóm nhân viên của Google đã đứng lên vận động để gây áp lực buộc công ty này dừng việc hợp tác với Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ. Năm 2018, hàng nghìn nhân viên Google cũng tổ chức cuộc tuần hành tại các văn phòng trên khắp nước Mỹ để phản đối các chính sách về quấy rối quan hệ của công ty.
Nhiều cuộc tuần hành, bãi công của các nhân viên Amazon cũng được tổ chức từ năm 2018 đến nay để nói lên các vấn đề như biến đổi khí hậu. Vào tháng 2/2019, nhân viên Microsoft cũng vận động để công ty này dừng hợp tác với quân đội Mỹ.
Theo Zing
Ông chủ Facebook gặp Tổng thống Donald Trump và các nghị sĩ Mỹ để 'lắng nghe những quan ngại'
Ngày 19/9, Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg đã có các cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nghị sĩ Quốc hội tại Washington.
Nơi CEO Facebook phải đối mặt với những chất vấn của các nhà lập pháp về thất bại của trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh này trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Tổng thống Trump đã đăng tải trên tài khoản mạng xã hội Twitter một bức ảnh chụp ông bắt tay với ông chủ Facebook tại phòng Bầu dục kèm một dòng bình luận rằng đã có một "cuộc gặp tốt đẹp" với Zuckerberg.
Trong khi đó, thông báo của Facebook cho biết CEO Zuckerberg đã tới Washington và gặp gỡ các nhà lập pháp để lắng nghe những quan ngại của họ. Ông cũng có "một cuộc gặp tốt đẹp, mang tính xây dựng với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng".
Mặc dù chi tiết các cuộc gặp chưa được công bố, song một người phát ngôn Facebook cho biết các cuộc thảo luận tập trung một phần vào những quy định đối với Internet trong tương lai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) tiếp Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Josh Hawley thuộc đảng Cộng hòa, một trong những người chỉ trích mạnh mẽ Facebook, cho biết ông đã có cuộc "đối thoại thẳng thắn" với ông Zuckerberg song vẫn còn lo ngại.
Thượng nghị sĩ Hawley cho biết đã yêu cầu ông chủ Facebook hai việc để chứng tỏ trang mạng xã hội này không e ngại canh tranh và thực sự nghiêm túc về vấn đề quyền riêng tư của người dùng: một là bán ứng dụng nhắn tin đa nền tảng WhatsApp và phần mềm chia sẻ ảnh Instagram; và hai là cho phép bên thứ ba độc lập giám sát và kiểm duyệt. Theo ông, việc bán WhatsApp và Instagram sẽ chứng tỏ Facebook từ bỏ nỗ lực thu thập dữ liệu của người dùng trên tất cả các nền tảng này và lợi dụng chúng để kiếm tiền quảng cáo. Tuy nhiên, ông Zuckerberg đã từ chối cả 2 yêu cầu này.
Facebook đang đối mặt với những hoài nghi về mặt pháp lý xung quanh các vấn đề như cạnh tranh, quyền riêng tư, kiểm duyệt và sự minh bạch trong lĩnh vực quảng cáo chính trị. Cách đây 2 tháng, Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ đã quyết định phạt Facebook 5 tỷ USD do vi phạm các quyền riêng tư của ngời dùng. Facebook đã đồng ý nộp phạt và cam kết tăng cường giám sát các hoạt động liên quan tới dữ liệu riêng tư của người dùng.
Đây là dàn xếp giữa Facebook và Ủy ban Thương mại liên bang sau cuộc điều tra liên bang liên quan việc công ty phân tích dữ liệu của Anh Cambridge Analytica đã thu thập trái phép thông tin của 87 triệu người sử dụng Facebook hơn 1 năm trước đây.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Ý tưởng 'cắt xẻ Facebook' được ủng hộ mạnh mẽ Sau khi đồng sáng lập Facebook chia sẻ ý kiến cần chia nhỏ Facebook, hàng loạt chính trị gia đã lên tiếng ủng hộ. Ngày 9/5, đồng sáng lập Facebook Chris Hughes đã đăng tải ý kiến lo ngại về quyền lực của Facebook lên New York Times. Trong bài viết này, ông Hughes cho rằng Facebook đã trở nên quá lớn mạnh,...