“Nói phi công bị vắt kiệt sức là không hợp lý”
Ngày 13.1, xung quanh tình trạng phi công của Vietnam Airlines xin nghỉ ốm và nghỉ việc hàng loạt cũng như giải pháp xử lý, phóng viên đã trao đổi với ông Lại Xuân Thanh (ảnh) – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT.
Thưa ông, chỉ thị của Bộ GTVT tạm thời chưa chấp thuận cho bộ phận lao động kỹ thuật cao của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – VNA) chuyển sang nhà khai thác khác liệu có vi phạm Luật Lao động hay các luật khác không?
- VNA được xác định là lực lượng dự bị an ninh quốc phòng, thực hiện các kế hoạch kinh doanh được Thủ tướng phê duyệt. Bây giờ có một dấu hiệu bất thường có thể phá vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cùng với kế hoạch về an ninh quốc phòng, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để bảo vệ quyền lợi của những người lao động (NLĐ), của doanh nghiệp (DN), của quốc gia. Bởi vậy Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng mới chỉ đạo “tạm thời chưa chấp thuận”. Đó là một biện pháp tạm thời chứ không phải quyết định dài hạn nên hoàn toàn phù hợp với pháp luật, không phải trái luật.
Ông Lại Xuân Thanh (ảnh) – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT.
Việc tạm dừng chấp thuận “chuyển nhượng” lao động kỹ thuật cao, trong đó có phi công của VNA sẽ kéo dài bao lâu?
Video đang HOT
- Tôi chưa thể nói rõ trong thời gian bao lâu bởi trọng tâm của chỉ thị không phải là áp dụng biện pháp tạm ngừng cho phi công chuyển hãng khai thác. Đầu tiên là ổn định tư tưởng chính trị cho phi công bởi liên quan đến an ninh quốc phòng, an toàn bay. Thứ hai là công tác đảm bảo quyền lợi, tăng thu nhập cho người lao động. Thứ ba là đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, rồi vấn đề đào tạo, huấn luyện. Về quản lý nhà nước là rà soát cơ chế. Tạm dừng là chỉ là biện pháp cấp bách tạm thời, chứ không phải là mục tiêu của công tác quản lý nhà nước. Có sự bất thường là trong 5 ngày có 117 trường hợp phi công xin nghỉ ốm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến một đơn vị nhận nhiệm vụ chính trị, như vậy buộc cơ quan nhà nước phải có giải pháp.
Phi công của Vietnam Airlines đưa máy bay mới nhận về nước (ảnh minh họa). Đ.D
Theo ông, với hiện tượng hàng loạt phi công muốn nghỉ việc tại VNA đang diễn ra nên có biện pháp gì để giải quyết?
- Với cơ chế chính sách, đặc thù như vậy, cùng nhiệm vụ lớn cũng như quyền lợi NLĐ, DN thì phải rõ ràng, công khai, minh bạch về cơ chế quản lý sử dụng NLĐ cũng như là chuyển nhượng. Ví dụ như cầu thủ bóng đá, phải dùng cơ chế công khai minh bạch chứ không thể dùng mãi biện pháp hành chính. Tổng Công ty trên cơ sở quy định pháp luật phải hoàn thiện cơ chế hợp đồng lao động. Phải làm nhanh để hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, công khai minh bạch đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, DN và cả của nhà nước nữa. Đồng thời, sắp tới phải làm văn bản pháp luật có liên quan. Chậm nhất đến cuối tháng 7 này phải hoàn thành hệ thống văn bản pháp luật dưới luật. Hiện chúng tôi đã bắt tay làm ngay.
Bên cạnh vấn đề thu nhập, có phi công cho rằng làm việc ít thời gian nghỉ ngơi, ông thấy thế nào?
- Cục Hàng không kiểm soát về thời gian bay. Năm vừa rồi có hai đợt kiểm tra về chế độ bay, trong đó một lần kiểm tra về chế độ giờ giấc làm việc và chỉ kiểm tra đội tàu Airbus. Bên cạnh thời gian làm việc, có cả quy định về thời gian nghỉ ngơi. Chúng tôi đã kiểm tra xem VNA thực hiện chế độ đó như thế nào và chỉ kiểm tra đối với anh em phi công đội bay A321 để đảm bảo quyền lợi anh em. Có trường hợp nghỉ ngơi không đủ thời gian đã bị buộc rời khỏi nơi làm việc, không được tiếp tục làm tiếp. Nếu phát hiện vi phạm, Thanh tra Cục Hàng không sẽ xử lý ngay. Vì vậy, chuyện phi công nói bị vắt kiệt sức không hợp lý lắm.
Các trường hợp phi công đã nộp đơn xin nghỉ việc tại VNA đang được giải quyết thế nào?
- Những trường hợp đang nộp đơn thì phải dừng lại vì có làm ở dưới chúng tôi cũng không cấp chứng chỉ. Còn các trường hợp nộp đơn trước khi có chỉ thị của Bộ GTVT, hiện Cục Hàng không không nợ đọng một trường hợp nào.
Theo Vinh Hải (ghi) (Dân Việt)
Phi công nghỉ việc hàng loạt là bất thường và có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nói rằng, việc 117 phi công đồng loạt xin nghỉ ốm có dấu hiệu bất thường và phi phạm pháp luật.
Trả lời VOV, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, việc 117 phi công Vietnam Airlines cùng xin nghỉ ốm trong vòng 5 ngày dịp Tết dương lịch và hàng loạt phi công điều khiển máy bay Airbus xin nghỉ việc, đó là tình huống cấp bách, bất thường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lãn công tập thể, trực tiếp uy hiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới an ninh kinh tế của quốc gia, đòi hỏi Nhà nước phải có hành động tức thời về mặt hành chính.
Ngành hàng không qui định rất nghiêm chế độ làm việc. Nếu phi công báo ốm thì bắt buộc không được xếp bay. Còn nếu doanh nghiệp sử dụng phi công quá thời gian cũng sẽ bị xử phạt.
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh/Tuổi trẻ
Lý giải việc Bộ Giao thông Vận tải bác đơn xin nghỉ việc của phi công Vietnam Airlines, ông Lại Xuân Thanh cho biết: "Bây giờ chúng ta thấy rằng Nhà nước phải bảo về quyền lợi của doanh nghiệp, của người lao động. Trong trường hợp bất thường này uy hiếp an ninh kinh tế, có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Thứ hai, Vietnam Airlines được xác định là lực lượng dự bị an ninh quốc phòng, thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh do Thủ tướng phê duyệt, nó có dấu hiệu bất thường phá vỡ cả kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì rõ ràng theo pháp luật, cơ quan quản lý có thể áp dụng biện pháp an ninh khẩn cấp để chấn chỉnh bảo vệ quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp và của quốc gia".
Năm vừa rồi, Cục hàng không 2 lần kiểm tra về chế độ bay, một lần kiểm tra về chế độ giờ làm việc, trong đó có kiểm tra đội tàu bay Airbus.
Theo đó Vietnam Airlines (VNA) đã bắt đầu điều chỉnh tăng lương (đã bao gồm cả lưu trú) cho phi công của hãng từ 1/1/2015. Cụ thể, đối với loại máy bay B777 hoặc A330, mức lương đã bao gồm cả lưu trú với chức danh cơ trưởng tăng từ 132 triệu đồng/tháng lên 163 triệu đồng/tháng bắt đầu từ tháng 1/2015 và sẽ tăng lên là 177 triệu đồng vào tháng 7/2015. Với chức danh giáo viên mức lương tăng từ 167 triệu đồng/tháng lên 203 triệu đồng bắt đầu từ tháng 1/2015 và sẽ tăng lên 217 triệu đồng vào tháng 7/2015. Đối với loại máy bay A321, mức lương đã bao gồm lưu trú của cơ trưởng tăng từ 115 triệu đồng/tháng lên 143,875 triệu đồng/tháng bắt đầu từ tháng 1/2015 và theo lộ trình tăng lên gần 158,875 triệu đồng vào tháng 7 tới. Với chức danh giáo viên mức lương tăng lên là 183,250 triệu đồng/tháng vào 1/2015 và sẽ tiếp tục tăng lên mức 198,250 triệu đồng vào tháng 7 này. Riêng với loại máy bay ATR72, mức lương đã bao gồm cả lưu trú với chức danh cơ trưởng tăng từ 100 triệu đồng/tháng lên 114,250 triệu đồng/tháng kể từ tháng 1/2015, sau đó tăng lên mức hơn 121,250 triệu đồng/tháng vào tháng 7/2015. Với chức danh giáo viên mức lương tăng từ 135 triệu đồng/tháng lên 153,625 triệu đồng bắt đầu từ tháng 1/2015 và sẽ tăng lên 160,625 triệu đồng vào tháng 7 tới.
Theo NTD
Vì sao tội phạm nguy hiểm được di lý bằng máy bay? Có trường hợp, khi di lý bằng ôtô khách, đến trạm dừng chân để ăn uống tội phạm đã bỏ trốn. Còn khi đi tàu hỏa, tội phạm có thể mạo hiểm lao xuống đường ray. Liên quan tới việc tội phạm hô có bom trên chuyến bay VN253 từ Hà Nội - TP.HCM ngày 5/1, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục...