Nỗi niềm ngoài việc ‘cõng chữ’ lên non ở miền Tây xứ Quảng
Nước mắt cô Ngô Thị Hoa – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Nham (xã Trà Nham, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) đã không ít lần rơi khi nói về những kỷ niệm buồn vui với học trò vùng cao, về những dự định tiếp tục đi xin tiền, kêu gọi sự hỗ trợ xây nhà ở công vụ cho giáo viên, khu nhà ăn bán trú, đến việc duy trì bữa cơm bán trú cho học sinh…
Cô giáo Ngô Thị Hoa
Xin tiền xây trường lớp cho trò nghèo
Sinh ra ở huyện miền núi Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), tuổi thơ cô Hoa sớm chịu bao nỗi vất vả, nhọc nhằn. Năm 1996, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm, cô Hoa trở về quê hương dạy học.
Sau 1 năm dạy học ở xã vùng khó khăn Trà Bùi (huyện Trà Bồng), năm 1997, cô tiếp tục được phân về phụ trách giảng dạy tại các điểm trường vùng sâu, vùng xa xã Trà Nham.
Những ngày vào các điểm trường dạy học, cô Hoa gặp phải vô vàn khó khăn. Tuy vậy điều cô cảm thấy trăn trở nhất chính là những thiếu thốn của các em học sinh.
Hàng ngày chứng kiến học trò đến lớp với tấm áo không lành, chân trần lấm bẩn, ngồi học trong căn phòng tồi tàn, rách nát đã thôi thúc cô Hoa phải làm một điều gì đó để bù đắp cho các em.
Sau nhiều đêm trăn trở, cô quyết định kết nối, với những bạn bè, đồng nghiệp khắp nơi trên cả nước về những nỗi nhọc nhằn, thiếu thốn mà con em đồng bào dân tộc thiểu số nơi mình dạy học, ghi lại cuộc sống, sinh hoạt, học tập, ăn ở của học trò rồi đăng lên facebook.
Và thế là, những món quà là những tấm áo, chiếc quần, tập vở, trang sách, thậm chí cả gói bánh, cân gạo… được mọi người khắp trên cả nước san sẻ gửi về trong niềm hạnh phúc của cô trò.
Niềm hạnh phúc lớn nhất của cô trò khi nhận tin vui từ Bộ Công an và Thành đoàn Đà Nẵng trao kinh phí xây dựng 7 phòng học mới thay thế cho các phòng học tạm bợ cho nhà trường.
Nhớ lại điều này, cô Hoa tâm sự: “Bao năm gắn bó công tác ở đây, nỗi trăn trở lớn nhất của tôi cũng như nhiều giáo viên khác là nỗi lo về cơ sở vật chất trường lớp, phòng học của cô trò chỉ là phòng ốc tạm bợ bằng tranh tre, vách nứa, với mấy bộ bàn ghế cũ, còn dụng cụ học tập thì không có gì. Bởi vậy, khi nghe tin, cô trò mừng mừng, tủi tủi, ôm nhau khóc”.
Có được nguồn kinh phí xây trường nhưng công tác triển khai xây dựng lại gặp khó khăn vì không có mặt bằng xây dựng. Qua nhiều lần đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo địa phương nhưng không giải quyết được vì người dân không đồng ý giao mặt bằng cho chính quyền. Trước tình thế đó, cô Hoa đánh liều xuống tận thôn, nóc, vào từng gia đình người dân vận động hiến đất xây trường.
“Một điều thật bất ngờ là khi tôi đặt vấn đề xin đất xây trường, người dân có đất xung quanh trường đều đồng tình, ủng hộ. Họ bảo, hiến đất cho trường, cho cô Hoa thì được”, cô Hoa kể lại.
Video đang HOT
Ngày khánh thành 7 phòng học với kinh phí xây dựng gần 1,2 tỷ đồng đúng vào khai giảng năm học 2016 – 2017 không chỉ cô trò mà cả người dân nơi đây đều vui mừng. Các phòng học được xây dựng theo mô hình trường lắp ghép bằng khung thép bán kiên cố, tạo nên một khu liên hoàn, khang trang, sạch đẹp.
“Ngày khánh thành và đưa hệ thống công trình nước sạch, vệ sinh, sân bãi trường học vào sử dụng, nhìn lũ học trò tíu tít cười đùa giữa khuôn viên trường lớp mới, tôi cũng như nhiều giáo viên trong trường đã không ngăn được dòng nước mắt trong niềm vui sướng. Cảm xúc đó đến bây giờ vẫn còn vẹn nguyên như mới hôm qua”, cô Hoa xúc động kể lại.
Có được niềm tin từ những lần vận động, hỗ trợ xây trường, cô tiếp tục kêu gọi sự quan tâm, hỗ trợ từ các hội từ thiện khác. Đáp lại sự kiên trì, bền bỉ đó, nhóm từ thiện Phước Hạnh (TP.HCM) và nhóm thiện nguyện Quảng Ngãi đã cấp kinh phí 800 triệu đồng để xây dựng hệ thống sân trường, công trình nước sạch, nhà vệ sinh.
Nhờ sự vận động của cô Hoa, Trường Tiểu học Trà Nham giờ đã xanh, sạch, đẹp
“ Nghề giáo đã cho tôi lẽ sống”
Theo cô Hoa, 100% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, công tác giáo dục con em học sinh gần như “khoán trắng” cho nhà trường. Do vậy, bên cạnh dạy kiến thức cho học sinh thì giáo dục đạo đức, lối sống, nề nếp cho các em là điều hết sức khó khăn đối với cán bộ, giáo viên.
“Hầu hết các em khi bước vào lớp 1 có năng lực giao tiếp tiếng Việt còn rất hạn chế. Các em đều rất rụt rè trong giao tiếp, nhất là đối với người lạ, hay tự ái và luôn cảm thấy xấu hổ trước mọi người… Đây thực sự là những lý do khiến cho công tác giáo dục của thầy cô, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học”, cô Hoa cho biết.
Từ kinh nghiệm giảng dạy, làm công tác quản lý của mình, ngay từ khi được phân công về phụ trách Trường Tiểu học Trà Nham, cô Hoa lấy công tác xây dựng nề nếp trường học, tạo dựng các kỹ năng sống, sinh hoạt, giao tiếp cho học sinh làm nền tảng, điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục.
“Trên cương vị là người quản lý trường học, tôi luôn tâm niệm, làm sao để trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò. Để giáo dục nhân cách, lối sống cho học sinh, thầy cô giáo thật sự là những tấm gương sáng mẫu mực”, cô Hoa .
Theo cô Hoa, để công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiệu quả thì đội ngũ giáo viên có yếu tố quyết định. Công việc là cả một quá trình, đòi hỏi người giáo viên vừa có kiến thức vững vàng, kỹ năng sư phạm tốt, hiểu tâm sinh lý học sinh; vừa thực sự có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết sẻ chia, yêu thương và luôn có ý thức tự hoàn thiện bản thân để làm gương cho các em học sinh.
Hơn 20 năm cống hiến cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cô Hoa vẫn không nguôi ngọn lửa yêu nghề, nhiệt tâm cống hiến cho giáo dục vùng khó. Bởi vậy khi nói về nghề của mình, cô Hoa tâm sự: “Nghề giáo đã cho tôi niềm vui, cho tôi lẽ sống và các em học sinh là động lực, là cảm hứng cho tôi trong công việc mỗi ngày”.
Theo Baophapluat.vn
Giáo viên dạy học gần 20 năm mới có mấy trăm nghìn thưởng Tết
Những thầy cô cõng chữ lên non chẳng bao giờ dám nghĩ đến quà Tết. Họ chỉ mong trẻ con nơi khó khăn được ăn no, mặc ấm, đến lớp đầy đủ.
Thầy Trần Thanh Sơn - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lành trao phần thưởng cho học sinh. Ảnh: NVCC.
Trao đổi với PV, thầy Trần Thanh Sơn - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lành (xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), cho biết đã 25 năm công tác trong ngành giáo dục, mới đây, thầy Sơn mới biết đến thưởng Tết.
Học sinh chưa đủ áo ấm, thầy cô không dám nghĩ đến thưởng Tết
"Từ năm 2010 trở lại đây, do tiết kiệm ở những khoản chi khác trong trường nên cuối năm, tôi có sắp xếp được cho cán bộ nhân viên 200-300 nghìn đồng để đón Tết. Ngoài ra, trường không có kinh phí cho giáo viên đón Tết tại trường. Thực tế ở vùng cao, giáo viên không có khoản thu thêm ngoài lương", thầy Sơn nói.
Thầy Sơn cho biết công tác tại trường Tiểu học Suối Giàng, giáo viên phải đi bộ mấy chục km để đến trường, giao thông rất khó khăn. Đến năm 2016, thầy chuyển công tác về tại xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 100% người dân là dân tộc Dao, 7 thôn xã đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ dân chỉ trông chờ vào làm nương rẫy.
Thầy Sơn nói học sinh ở xã Nậm Lành còn chưa đủ mặc, thiếu quần áo ấm. Mỗi tháng, các em được trợ cấp 11 kg gạo và 22.000 đồng tiền ăn mỗi ngày. Mỗi gia đình một tháng đóng góp cho nhà trường 15 kg củi khô. Trước sự khó khăn như vậy, không giáo viên nào dám nghĩ đến thưởng Tết.
"Là người làm quản lý, mỗi dịp Tết đến xuân về, nhìn hoàn cảnh khó khăn của giáo viên trong trường, tôi thấy buồn vì không giúp đỡ được nhiều. Ở trường tôi, một nữ giáo viên 44 tuổi, có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi chồng mất vì nhiễm HIV, một mình nuôi hai con, không có người giúp đỡ. Giáo viên trong trường tiết kiệm, góp thêm vài trăm nghìn để biếu cô làm quà Tết", thầy Sơn kể.
Gần 25 năm công tác tại miền núi, thầy Sơn bảo quà của học sinh cho thầy cô là mỗi túi măng nhỏ sau một mùa thu hoạch. Hình ảnh các em mặt mũi, chân tay nhem nhuốc, đi bộ trên con đường đất mang măng đến biếu thầy ngày Tết khiến giáo viên xúc động.
"Biết các con hoàn cảnh khó khăn nhưng nếu đem tiền để trả thì học sinh không bao giờ nhận. Tôi lại mua cho mỗi học trò một tấm áo mới gửi cho các con mặc Tết", thầy Sơn bảo.
Trường Tri lễ 4 cố gắng có thưởng cho giáo viên
Đây đang là những ngày rét mướt nhất với thầy trò trường Tiểu học Tri Lễ 4 nằm trên dãy Phà Cà Tún (Quế Phong, Nghệ An) - .
Ước mong lớn nhất của thầy giáo nơi đây là nhiệt độ đừng xuống quá thấp, để không thấy cảnh học trò mặc không đủ ấm. Chính vì vậy, câu chuyện thưởng Tết không là mối quan tâm chính trong những ngày này.
Thầy Nguyễn Hồng Hiệp, giáo viên trường Tiểu học Tri lễ 4, cho biết hiện tại giáo viên chưa biết kế hoạch thưởng Tết của trường.
Cuộc sống của giáo viên trường Tri Lễ 4. Ảnh: Quỳnh Trang.
"Như các năm trước, nhà trường chủ yếu động viên tinh thần chứ vật chất không có nhiều. Mỗi năm tùy thuộc vào điều kiện của nhà trường và công đoàn sẽ có phần quà nhỏ hoặc vài trăm nghìn thưởng Tết", thầy Hiệp nói.
Thầy Nguyễn Trọng Quyền - Phó hiệu trưởng nhà trường - cho hay giáo viên vùng cao vất vả cả năm nên ban giám hiệu cố gắng có được chế độ cho thầy cô.
"Do mức thu nhập của nghề giáo thấp, điều kiện nhà trường khó khăn theo điều kiện kinh tế của vùng nên mức thưởng Tết của nhà trường chỉ vài trăm nghìn đồng", thầy Quyền nói.
Ngoài ra, nhà trường không tổ chức tất niên cho cán bộ nhân viên trong trường vì điều kiện không cho phép.
Nữ giáo viên chưa một lần nhận thưởng
Theo cô giáo Vinh, trường THCS Chiềng Phung, Sông Mã, Sơn La, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhà trường có tổ chức cho thầy trò học bán trú gói bánh chưng. Năm nay, cô và đồng nghiệp không có thưởng Tết. Điều này cũng không còn lạ lẫm vì những năm trước cũng vậy.
Giáo viên trường mầm non Tri lễ 4 chăm lo cho học trò. Ảnh: Quỳnh Trang.
"Học sinh ở đây thuộc dân tộc, miền núi có hoàn cảnh rất khó khăn nên mình cũng không thấy buồn khi không có thưởng. Tất cả vì yêu nghề giáo đã chọn", cô Vinh nói.
Trước đó, cô Cao Thị Nghĩa (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) cũng hơn 10 năm công tác trong nghề ,"quà Tết hiếm lắm", nếu có cũng chỉ là cân gạo nếp, con gà, rau, hạt bầu.
Theo Zing
Vinh danh 44 thầy giáo của mái trường "6 Không" Hơn 36 năm, vượt qua bao khó khăn vất vả để bám trường, bám lớp, "cõng chữ lên non", 44 giáo viên Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) đã được Ban tổ chức "Ấn tượng VTV 2017" trao giải thưởng Ấn tượng VTV năm 2017 ở hạng mục nhân vật của năm. Sau hơn...