Nỗi niềm “mẹ tiên, con cú”
Hân luôn nghĩ rằng, nếu mẹ cô không có nhan sắc hơn người như thế thì cô sẽ đỡ thiệt thòi, tủi phận biết bao nhiêu.
Nỗi niềm “mẹ tiên, con cú”
Từ hồi còn rất bé, Hân đã luôn “được” nghe người lớn nói với nhau sau khi nhìn cô: “ Sao chị Tâm đẹp thế mà con bé chả xinh tí nào nhỉ”, hoặc: “Phí thật, cô Tâm đẻ con gái lẽ ra phải xinh lắm”… Tuy còn bé tí nhưng Hân đã nhận thức được một điều: trong khi mẹ rất đẹp thì cô bé lại xấu xí, không xứng với mẹ, và người ta không thích nhìn cô.
Lớn lên một chút, cô bé Hân càng nhận thức rõ sự thua sút quá mức về nhan sắc giữa hai mẹ con. Cô bé trở nên rất nhạy cảm khi khách đến nhà, và mẹ giới thiệu Hân là con gái, gây ra những ánh nhìn ngạc nhiên, sửng sốt của họ. Nhiều vị khách hỏi: “Chắc cháu nó giống bố, nhỉ”.
Đến tuổi dậy thì, Hân bắt đầu mơ mộng về chuyện tình cảm với người khác giới. Cô hướng đến những người bạn mà anh trai hay mang về nhà chơi. Vậy mà với tuổi 16 – 17 trẻ trung hơ hớ, cô vẫn bị cái bóng nhan sắc quá lớn của mẹ “đè bẹp”. Đám thanh niên bạn anh cô tới nhà thay vì để ý đến cô em gái thì lại trầm trồ ngưỡng mộ trước vẻ đẹp mặn mà không tuổi của người mẹ.
Của đáng tội, nhan sắc của Hân tuy dưới trung bình nhưng chẳng đến nỗi quá xấu. Có điều khi đặt cạnh dung nhan rạng người, kiêu sa của mẹ, cô bỗng trở nên thật tội nghiệp và thảm hại. Thậm chí có lần Hân đã nghe một thanh niên trong khu phố lẩm bẩm khi thấy hai mẹ con đi chợ về: “Đúng là mẹ tiên, con cú”. Cô bé về nhà nằm vật ra khóc cả ngày trời.
Của đáng tội, nhan sắc của Hân tuy dưới trung bình nhưng chẳng đến nỗi quá xấu.
(ảnh minh họa)
Hân ghét nhất là phải đi đâu cùng mẹ, vì cô biết, dù có cố gắng ăn mặc, trang điểm bao nhiêu, cô vẫn cứ trở thành một vật tương phản khi đứng cạnh mẹ, người đàn bà tuổi ngoài 40 mà vẫn đẹp rực rỡ. Cô thiếu nữ thậm chí còn ghét phải về quê. Người ta hàng xóm, bạn cũ của mẹ nhìn hai người một cách thiếu tế nhị rồi “thô bạo” so sánh đã đành, nhiều khi Hân không đi cùng mẹ cũng bực không kém. Vì một số người nghe giới thiệu Hân là con mẹ Tâm thì cứ trợn mắt lên: “Con Tâm đây á? Mẹ nó đẹp thế cơ mà”.
Trong khi mẹ cô vừa có tuổi vừa có chồng con đề huề vẫn luôn nhận được hoa, quà và những lời tán tỉnh của cánh đàn ông hâm mộ, thậm chí bố cô cười lăn vì nhiều “phi công trẻ” cứ “xin chết” vợ mình, thì cô, ở lứa tuổi đẹp nhất đời người, chẳng có ai theo đuổi. Đối với Hân, đó là một nỗi đau, một nỗi sỉ nhục, một bi kịch lớn của cuộc đời. Nhiều lúc nghĩ đến mẹ, trong lòng cô bừng lên sự căm ghét và oán hận.
Hân nghĩ, giá mẹ không đẹp như thế thì tuổi trẻ của cô đã đỡ thiệt thòi. Cô sẽ dễ dàng có một tình yêu hơn. Nhưng sự mặc cảm và đố kỵ thành công của mẹ khiến cô gái trẻ lúc nào cũng buồn bã, cau có, tự ti và khó gần, luôn tỏ ra ta đây bất cần. Thiên hạ được thể càng nhận xét: “Rõ là vừa xấu người vừa xấu nết, thiệt cho chị Tâm quá”.
Ngay cả chị Tâm cũng nhận ra sự ghét bỏ và ghen tuông vô lý của con gái dành cho mình. Chị vốn là người không chỉ đẹp mà còn có tính vui vẻ, hòa đồng, lúc nào cũng xởi lởi đáng yêu, nên từ tình duyên đến công việc đều thuận buồm xuôi gió, cuộc sống viên mãn chẳng thiếu thứ gì. Đời đối với chị là một chuỗi ngày hội mà chị là trung tâm. Tâm mặc sức tận hưởng những ưu đãi dành cho mình, và niềm hạnh phúc nó mang lại khiến chị ngày càng rạng rỡ.
Việc sinh ra đứa con gái xấu xí khiến Tâm có chút thất vọng, nhưng rồi chị nhanh chóng chấp nhận. Có điều, Tâm không hiểu nổi tại sao đứa trẻ ấy lại tỏ ra thù địch với chính mẹ nó, lúc nào cũng cáu bẳn và xa lánh. “Chắc nó giống tính bà nội, lúc nào cũng khó chịu”, chị nghĩ. Sau vài lần cố gắng rộng lượng để gần gũi hơn với con gái mà không cải thiện được tình cảm, chị bực mình mặc kệ, dồn hết sự quan tâm cho đứa con trai khôi ngô.
Bí quyết nuôi “con cú” của ” mẹ tiên”
Bích giống Hân ở chỗ cô không có nhan sắc nhưng lại là con của một người đàn bà đẹp, và ngay từ hồi nhỏ, những người xung quanh cũng đã thường xuyên “nhắc nhở” cô về sự chênh lệch oái oăm đó. Tuy nhiên, Bích chưa bao giờ cảm thấy mình bất hạnh hay ghen tỵ với nhan sắc của mẹ. “Em tự hào về mẹ, cũng nhiều như mẹ tự hào về em”, Bích nói.
Video đang HOT
Bích giống Hân ở chỗ cô không có nhan sắc nhưng lại là con của một người đàn bà đẹp, và ngay từ hồi nhỏ, những người xung quanh cũng đã thường xuyên “nhắc nhở” cô về sự chênh lệch oái oăm đó. (ảnh minh họa)
Hồi bé, những lần nghe nhận xét của mọi người, Bích thường hỏi: “Mẹ ơi, con xấu lắm phải không?”. “Bậy nào, con rất đẹp”. “Nhưng mọi người bảo con đen đủi, mũi tẹt, lại còn mắt một mí nữa, mẹ có thế đâu”. Người mẹ tươi cười kéo con gái đến trước gương: “Con nhìn này, có đúng là con có đôi môi cong rất đáng yêu không nào, như một nụ hoa. Cặp lông mày của con xanh mướt, đẹp hơn hẳn mẹ. Đôi mắt con đen và sáng, trông thật cá tính và thông minh”.
Người mẹ lấy ra cuốn tạp chí, chỉ vào một phụ nữ da màu: “Con xem này, cô ấy là ca sĩ, diễn viên nổi tiếng đấy, ai cũng ca ngợi làn da của cô ấy”. Rồi mẹ thủ thỉ với Bích: “Mẹ con mình đẹp theo hai kiểu khác nhau, vì nếu ai cũng giống ai thì chán lắm. Người con gái đẹp không chỉ ở gương mặt, nước da, mà còn ở tính nết nữa con ạ”.
Từ hồi học cấp 2, Bích đã được mẹ rèn cặp từ dáng đi dáng đứng, lời ăn tiếng nói, và dạy cô nấu nướng, cắm hoa, trang trí nhà cửa… Những công thức, bí quyết luôn được mẹ truyền đạt cùng với niềm đam mê của bà, khiến cô con gái cũng say mê theo. Mẹ cũng khuyến khích Bích nghe nhạc, đọc sách, xem phim, cảm nhận những vẻ đẹp trong đó rồi chia sẻ với người khác.
Đến tuổi thiếu nữ, Bích trở thành một cô gái tuy không xinh nhưng ai cũng nói là có duyên ngầm. Bạn bè quý mến cô, thích nói chuyện và chơi với cô, người con gái lúc nào cũng tự tin với nụ cười cởi mở, tươi rói. Bị tính cách và vẻ đẹp tâm hồn của cô gái 17 tuổi cuốn hút, vài ba cậu bạn đã rụt rè gửi thư tình. “Em còn nhỏ nên chưa nghĩ đến chuyện yêu đương đâu”, Bích tâm sự, “nhưng được quý mến, em hạnh phúc lắm”.
Bích cho biết, thỉnh thoảng vẫn có người thiếu tế nhị, nhận xét là cô thật thiệt thòi khi không được thừa hưởng nhan sắc của mẹ: “Nhưng em không chạnh lòng, vì em biết em đã được thừa kế của mẹ rất nhiều thứ quý giá, chỉ trừ sắc đẹp, nếu đòi thừa kế tất tần tật thì tham quá phải không?”.
Rồi cô nói tiếp với giọng hóm hỉnh: “Mà em còn lâu mới xấu. Mẹ nói em đẹp nhé, và không chỉ có mẹ thôi đâu”. Nhìn nụ cười rạng ngời của cô gái lúc đó, chắc không ai có thể phủ nhận là cô đẹp, vẻ đẹp tỏa ra từ nội tâm làm bừng sáng cả dung nhan.
Theo Eva
Nếu ngày ấy trời không mưa
Tôi không gặp em trong một ngày mưa, mà là một ngày gió biển thổi lộng... (Ảnh minh họa)
Em ghét những cơn mưa, nhất là những cơn mưa dầm vùi đất vùi trời. Dẫu các văn nghệ sĩ vẫn tụng ca những cơn mưa như là tặng phẩm của tạo hóa để những chia lìa trở thành sum họp, để một ai đó trên thế gian này đang lầm lũi, cô đơn, tình cờ trú dưới một hiên mưa đã gặp được người thương mà mình mỏi mắt đi tìm.
Tôi nói: "Những cơn mưa đâu có tội tình gì, mà chỉ là hiện tượng bình thường của đất trời. Em hãy ghét người đàn ông đã làm cho em đau đớn đó". Em mím môi: "Nhưng em vẫn ghét những cơn mưa". Ừ, thì em hãy ghét những cơn mưa đi.
Cuộc sống của em là riêng của em nhưng vui buồn là riêng những hân hoan. Tôi đứng bên ngoài một thời thiếu nữ còn hồn nhiên của em. Khi đó, tôi không biết rằng em đã gặp một cơn mưa. Và cơn mưa đẩy em đến một mối tình thương đau.
Em kể, hôm đó em đem cháo tới bệnh viện vì chị em đau nặng. Gia đình em ở tận một vùng quê xa, nơi đó ngày xưa người ta gọi là Khu kinh tế mới. Những năm đầu giải phóng, kinh tế đất nước gặp vô vàn khó khăn, tất nhiên, nhiều gia đình cũng gặp khó khăn. Việc khuyến khích những gia đình đến những vùng đất mới lập nghiệp khi ấy là phong trào, vì thế mà ba mẹ em đã lên vùng đất có tên gọi là Đất Sét. Em nói đùa là không hiểu sao người ta gọi Khu kinh tế mới ấy tên là Đất Sét, vì em chỉ thấy đất ở đấy hai màu trắng và nâu, chưa kể đến là rất nhiều đá sỏi.
Em sinh ra ở miền đất ấy khi gia đình đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống mà em không thể nào hình dung nổi. Ở vùng kinh tế mới ấy, ba em đã đi trồng cây, làm lúa và lên rừng chặt củi về bán cho đến khi em ra đời thì mẹ mở được một hàng tạp hóa nhỏ phục vụ người trong xóm. Em 15 tuổi thì ba bị tai nạn, thế là cả nhà em gồm có ba chị gái và mẹ trở thành những người trong "Ngôi nhà không có đàn ông".
Mất ba là mất đi trụ cột của gia đình, em phải bỏ dở dang việc học, phụ mẹ bán hàng, cho đến khi chị gái em lấy chồng ở phố, em theo chị ra phố đi học lại. Để có tiền đi học, ban đêm em làm việc phụ bàn ở một nhà hàng, nhờ thế mà cũng đỡ gánh nặng cho mẹ, vì hàng tạp hóa của mẹ bán càng ngày càng cạn vốn, vì sổ nợ cứ ghi chất chồng, không thấy ai đem tiền tới trả.
- Tối hôm đó mưa dễ sợ, mưa mù đất mù trời. Em không hiểu tại sao cả ngày trời nắng ran, thế mà buổi tối mưa lại dễ sợ như thế. Thế là em bị mắc kẹt, không thể nào đi tiếp. Em chỉ kịp trú ở một hiên nhà nhỏ xíu, cái hiên nhà nhỏ như cái nắm tay... Em đưa bàn tay xinh đẹp của em ra. Bàn tay với những ngón búp măng xinh xinh, khi khum lại đẹp ơi là đẹp.
Tóc em bay phả vào gương mặt xinh xinh làm cho tôi nao lòng... (Ảnh minh họa)
- Hiên nhà nhỏ như nắm tay như thế, lại tới hai người cùng trú mưa. Nếu hai người không đứng gần nhau thì cả hai cùng bị ướt như chuột lụt... Em nói tới đó khiến tôi không khỏi buồn cười, cắt ngay lời em:
- Em có nhìn thấy con chuột lụt bao giờ chưa? Em bẽn lẽn cười:
- Trời ơi, em sợ chuột muốn chết luôn. Em mà thấy con chuột lụt chắc em phải phóng chân thật nhanh, chạy thật xa.
Tình yêu, đó là một từ viết hoa đẹp đẽ từ khi con người có mặt trên trái đất này. Sinh ra, lớn lên và được yêu chắc chắn là hạnh phúc và là giấc mơ của tất cả con người ở trên trần gian này, và dĩ nhiên em không phải là ngoại lệ. Khi em gặp Tuấn trong cơn mưa như trút nước, lúc em cần phải đem tô cháo nóng tới cho chị em nằm trong bệnh viện, có thể là định mệnh. Bởi chỉ cần nhón chân thêm vài chục mét, hay cơn mưa trễ đi vài phút thì có thể em và Tuấn sẽ không trú chung trong một hiên nhà.
Anh ấy bảo em đem xe tới gửi ở quán cà phê gần đó để ảnh chở em đi cho nhanh. Em cứ ngồi sau xe, ảnh trùm áo mưa kín là khỏi ướt. Vậy là hai người trôi mênh mông giữa dòng đời đã gặp nhau như thế. Cơn mưa tưởng là ngăn trở đã trở thành cơn mưa hội ngộ. Thật lạ kỳ cho sự sắp đặt của cuộc sống để lòng người đang buồn muốn khóc trở nên hân hoan.
Sau cơn mưa ấy em có tình yêu. Em biết anh ấy rất yêu em, nhìn vào mắt anh ấy là em hiểu. Đôi mắt ấy như rọi hết cả lòng mình cho người đối diện nhìn thấy.
Hôm ấy, bị mưa, anh ấy lên cơn sốt vì ảnh dành hết cả chiếc áo mưa cho em. Trời ơi, trên thế gian này làm gì có một người đàn ông si tình đến thế. Ảnh bị sốt như thế mà còn gắng gượng cười bảo với em là nếu ảnh không bị bệnh thì làm gì được em yêu.
Em 19 tuổi, nếm vị tình yêu đầu với những hẹn hò cuống quýt, với những con đường với những tán cây xanh nghe đời ngọt lịm. Có Tuấn, em cảm thấy bình yên hơn hết thảy. Ngày của em vội hơn, đêm của em nồng nàn hơn và đôi khi những nụ hôn làm cho em cảm thấy mình đang sống những ngày vô cùng tươi đẹp.
Tôi cũng đã từng yêu. Tôi cũng thuộc lòng câu văn của một nhà văn nữ mà tôi đã đọc: "Thà đau khổ vì tình yêu còn hơn là sống mà không có tình yêu". Tôi từng yêu một cô gái đỏng đảnh, cô gái ấy có tên của một loài chim thích tung cánh trên bầu trời: Yến.
Tôi đã biết bao lần đợi chờ Yến dưới mưa, nhưng những cơn mưa chờ đợi ấy không níu giữ được tình yêu của tôi. Vì cái Yến cần là bầu trời luôn có những tiếng lao xao của một thành phố lớn, ở nơi ấy Yến có thể trở thành một cô ca sĩ lừng danh, hay ít ra cũng trở thành một người mẫu trong giới thời trang. Yến đã bao lần thử sức ở những cuộc thi nhan sắc, và bấy nhiêu lần Yến thất bại.
Rồi tôi mất Yến cũng vào một chiều mưa, chiều mưa buồn thê thiết khi Yến leo lên một toa tàu. Tiếng còi tàu cho cuộc chia ly đầm đẫm những hạt mưa níu tình tôi về nơi xa lắc ấy. Giờ đây, Yến nằm trong ký ức nhớ thương của tôi mỗi khi tôi ra sân ga tiễn ai đó vào một ngày mưa.
Tôi có một tình yêu thương đau đến nẫu lòng nên tôi hiểu được vết thương lòng của em khi không có Tuấn bên cạnh. Tôi hiểu triết lý nghìn đời của cuộc sống là dẫu lướt quanh ta có vạn người mỗi ngày, mỗi tháng, nhưng mãi mãi đó là đám đông. Mỗi người luôn thường chỉ nhói đau bởi một người nào đó mà định mệnh đã sắp đặt. Tôi không dám hỏi tại sao em và Tuấn chia tay? Câu hỏi ấy chỉ gợi lên vết thương lòng của một chiều mưa nào đó, ở một hiên nhà nào đó mà chỗ trú mưa chỉ vừa đủ cho hai người.
Tôi muốn nói với em là cuộc sống vẫn có thể bắt đầu lại bằng một ngày nắng... (Ảnh minh họa)
Ly nước cạn. Em uống đến tận đáy ly đá chanh, bên dưới đáy chỉ còn những hạt chanh. Tôi không gặp em trong một ngày mưa, mà là một ngày gió biển thổi lộng. Tóc em bay phả vào gương mặt xinh xinh làm cho tôi nao lòng. Tôi muốn nói với em là cuộc sống vẫn có thể bắt đầu lại bằng một ngày nắng. Tôi muốn nói với em là tôi và em không phải là những người trong đám đông, chỉ lướt qua nhau rồi có thể chẳng bao giờ gặp nhau trong cuộc đời này nữa.
Em xuất hiện trước mặt tôi cũng tình cờ khi em đến cơ quan của tôi để bán bảo hiểm xe máy. Tôi không cần mua món hàng em bán, nhưng điều đó không quan trọng bằng cách là tôi sẽ quen em, nên tôi đã mua. Rồi tôi cũng trở thành cộng tác viên của em để giới thiệu mọi người mua bảo hiểm giúp em.
Tôi nói: "Anh không cần em trích hoa hồng. Anh chỉ xin em ly nước". Ly nước là cái cớ để nhìn nhau, để lòng òa niềm vui vì bên nhau. Hay là em cho anh lên Đất Sét ghé thăm nhà em nhé. Anh muốn ăn một bữa cơm bằng rau em hái trong vườn nhà?
Em nói:
- Thật không?
- Thật.
- Nhà em nghèo lắm đó. Người ta gọi là nhà quê, anh biết không?
- Biết, nhưng anh thích... nhà quê.
Tôi cũng muốn nói với em là tình yêu không phải so sánh người đó ở trong ngôi nhà nào. Ngôi nhà có người mình yêu thương là ngôi nhà đẹp nhất. Còn Tuấn, anh chàng em gặp trong một cơn mưa tại sao lại lãng quên em để một ngày nào đó, rời khỏi quê hương, ra nước ngoài, đánh rơi mối tình tươi đẹp. Nhưng dù sao, dù đến trễ, nhưng tôi đã không gặp em trong một cơn mưa. Và tôi sắp sửa ngồi so đũa cùng mâm trong căn nhà của em.
Theo HPGĐ
Lấy hiếu làm trinh Bố đẻ Mị ép cô bỏ học đi lấy giám đốc Hoàng - một kẻ đầy quyền thế (Ảnh minh họa) Trước ngày cưới, nàng định đứng nơi đây gieo mình xuống ngã ba sông, để không phải sống kiếp bạc tình. Cái thị xã nhà không số, phố không tên, u ám vì khí thải, bụi than của nhà máy nhiệt điện...