Nỗi niềm dạy học theo phương pháp mới
Dự án mô hình trường học mới cho giáo dục tiểu học Việt Nam (GPE-VNEN) bắt đầu từ năm học 2012-2013, thực hiện trong 3 năm.
Dự án ưu tiên vùng khó khăn, tập trung đổi mới sư phạm, tổ chức và phương pháp dạy học, bồi dưỡng giáo viên nhưng vẫn giữ nguyên nội dung sách giáo khoa (SGK), chuẩn kiến thức kỹ năng theo chương trình hiện hành với sự tài trợ không hoàn lại của Liên Hiệp Quốc 84,6 triệu USD. Các trường tham gia dự án trên tinh thần tự nguyện.
Thực tế khi vận dụng vào một số trường thí điểm có rất nhiều bất cập và nỗi niềm từ phía giáo viên – phụ huynh – học sinh. Dạy học theo mô hình trường học mới VNEN, có một số thuận lợi như học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tự giác, tự quản, tự tin, hứng thú trong học tập; phát huy tốt các kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học; gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng… Tuy nhiên, do thử nghiệm nên tài liệu vẫn còn một số chỗ chưa hợp lý, gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học.
Yêu cầu của chương trình là học sinh khi học lên lớp 2 phải biết đọc và viết thành thạo mới tự học được, nhưng thực tế tỷ lệ học sinh yếu tiếng Việt lại khá phổ biến ở các địa phương. Ngoài ra, khác với học sinh nước ngoài do môi trường, điều kiện xã hội, giáo dục gia đình, học sinh nông thôn Việt Nam còn rụt rè trong giao tiếp nên chưa thể năng động và hoạt bát như chương trình mong muốn. Sách dự án không đủ cho mỗi em một bộ, lại chỉ được học trên lớp không được mang về nhà nên học sinh không có thời gian xem bài trước, không phát huy được tính cộng đồng như ý đồ của dự án.
Kinh phí để thực hiện chương trình chưa kịp thời, đồ dùng dạy học phục vụ cho chương trình mới chưa có. Giáo viên chạy đôn chạy đáo, thức khuya, dậy sớm làm các góc học tập, trang trí phòng học, chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách linh hoạt. Giáo viên ít có thời gian kèm cho đối tượng học sinh yếu vì học sinh ngồi theo nhóm, tự thao tác, nếu học sinh nào tìm ra kiến thức chậm chỉ biết nhìn theo bạn bên cạnh. Chương trình cắt giảm quá nhiều kiến thức, đặc biệt là phân môn chính tả và tập làm văn.
Chỉ có giáo viên và người tham gia dự án mới thấy hết được cái bất cập và cái khó của dự án mang lại trong quá trình giáo dục học sinh. Đây là một dự án thử nghiệm, muốn có được thành công Bộ GD-ĐT phải đầu tư ngay từ đầu. Hiện nay giáo viên không biết mình dạy như thế nào, còn học sinh không có sách học.
Theo thanh niên
Hà Nội công bố quy hoạch mạng lưới các trường học
Ngày 29/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Hội nghị "Công bố quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và mạng lưới trường học của Thủ đô đến năm 2020 và tầm nhìn 2030."
Theo đó, ở bậc mầm non đến năm 2015, số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt ít nhất 35%, trẻ mẫu giáo đạt 90%; 100% trường mầm non thực hiện chương trình đổi mới giáo dục mầm non, 80% cơ sở giáo dục mầm non ứng dụng tin học trong quản lý và giáo dục trẻ; tỷ lệ trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%.
Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu được đầu tư xây thêm phòng lớp mới. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Từ nay đến năm 2030, mục tiêu toàn thành phố xây dựng thêm 724 trường mầm non (bao gồm 500 trường công lập và 224 trường ngoài công lập); trong đó, mỗi xã, phường có ít nhất 1 trường mầm non công lập kiên cố.
Với bậc tiểu học, duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt trên 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020; tỷ lệ trường tiểu học công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%; giảm sĩ số bình quân từ 35 học sinh/lớp vào năm 2010 xuống 30 học sinh/lớp vào năm 2020.
Đồng thời, xây dựng thêm 234 trường tiểu học trong giai đoạn 2011-2030 bao gồm cả công lập và ngoài công lập; trong đó phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt kiên cố hóa, hiện đại hóa; xây dựng mô hình trường dịch vụ chất lượng cao.
Đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, huy động thanh, thiếu niên đi học đúng độ tuổi đạt 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020; tỷ lệ trường trung học phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%.
Đến năm 2030, dự kiến xây thêm 108 trường trung học cơ sở và 112 trường trung học phổ thông. Riêng với hệ giáo dục từ xa đến năm 2020, huy động trên 95% trẻ khuyết tật đi học các lớp phổ cập, trường chuyên biệt. Huy động trên 99% số người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi ra học lớp xóa mù chữ. 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng và hoạt động tốt. Ngoài ra, thu hút 99,5% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chưa học trung học phổ thông vào học chương trình giáo dục thường xuyên; phấn đấu đến năm 2030, xây dựng 3 cơ sở giáo dục từ xa cấp thành phố.
Theo TTXVN
Trường ở vùng ưu tiên vẫn khó tuyển sinh Nhiều trường ĐH tại khu vực Tây Nam bộ được áp dụng chính sách đặc thù trong tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng đến nay tình hình xét tuyển vẫn không mấy khả quan. Học sinh tỉnh Bạc Liêu tham gia chương trình Tư vấn mùa thi năm 2012 do Báo Thanh Niên tổ chức - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Cần trên 1.000 thí...