Nỗi niềm của nhà giáo
Trong khi mọi thứ là khuôn khổ, từ bài học từ trường sư phạm cho đến bài dạy quy định từ chương trình SGK, cách đánh giá chuyên môn của các cấp. Họ sáng tạo để làm gì? Khi mọi thứ chỉ là hình thức thi đua mà tiền thưởng không có gì hấp dẫn.
Trước khi nói đội ngũ giáo viên mặc kệ học trò và… nguy hại, chúng ta thấy các bậc làm cha mẹ đã mặc kệ con cái của mình, chỉ thích nghe lời khen, không thích nghe góp ý hay tâm sự. Bản thân họ chưa trưởng thành dù tuổi đời đã nhiều, con cái đã lớn…
Xã hội nước ta cũng không có chuẩn nào để đánh giá cho người đã trưởng thành, thì làm thế nào để hướng dẫn trẻ em. Nhà giáo cũng là những người trong xã hội đó, thì họ không phải là vô cảm, mà là sự thích nghi, hay cũng là một trong số những bậc cha mẹ trong các nhà trường như chúng ta đã nói. Trong thời gian dài từ hơn 20 năm trở lại thì số lượng giáo viên được đào tạo từ một nền giáo dục như vậy thì những bất cập đã được tích lũy là không ít.
Họ làm gì để sáng tạo? Trong khi mọi thứ là khuôn khổ, từ bài học từ trường sư phạm cho đến bài dạy quy định từ chương trình SGK, cách đánh giá chuyên môn của các cấp. Họ sáng tạo để làm gì? Khi mọi thứ chỉ là hình thức thi đua mà tiền thưởng không có gì hấp dẫn.
Video đang HOT
Quyền của nhà giáo thì phụ thuộc vào kỹ năng và thế đứng của họ trong xã hội, nhưng nó không phải là để phục vụ cho việc giáo dục trẻ em.
Xã hội đòi hỏi ở giáo viên càng nhiều thì nhận lại được sẽ càng ít. Để làm một giáo viên tốt chỉ cần là người có tâm, yêu quý trẻ em sẽ hiểu chúng cần gì và làm như thế nào?
Tôi đã từng đọc qua nội dung Luật giáo dục của Phần Lan – quốc gia được xem là có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới, họ đâu có nói dài, nói nhiều như chúng ta mà họ đã làm tất cả vì thế hệ tương lai của con em mình.
Cho các em thấy đâu là ước mơ, ý tưởng, hiểu được giá trị của cái đẹp, được sống vui vẻ dù là ở nhà hay ở trường là nền tảng cho một đứa trẻ lớn lên bình thường, những trải nghiệm đời thường giúp các em hiểu được giá trị của bản thân.
Giáo dục lòng trung thực, nhưng ngay cả giáo viên còn không nói thật thì học sinh còn tin ai? Thật giả ngày càng không phân biệt được, làm cho giới trẻ lớn lên trong nghi ngờ, những toan tính của người lớn đã sớm định hình cho con mình ỷ thế, cậy quyền của cha mẹ. Giáo viên không thể dạy một bài học hoàn chỉnh trên lớp. Tiền lương không giúp họ an tâm trong cuộc sống, sự sáng tạo của họ chúng ta lấy gì để đánh giá?
Mặt khác, giáo viên là một nghề như bao nghề khác trong xã hội, đội ngũ giáo viên phần lớn vẫn là những người có trách nhiệm với vai trò của mình, sẵn sàng chịu thiệt về vật chất, tinh thần, những búa rìu của dư luận, những xung đột hàng ngày với đủ lớp người trong xã hội.
Nhưng họ luôn cố gắng sống tốt, làm tốt công việc của mình đã là điều quý. Còn việc muốn thay đổi, muốn nâng cao chất lượng thì đòi hỏi một cuộc cách mạng cho toàn xã hội. Điều này sẽ rất phức tạp, chậm chạp….
Trước khi có sự thay thế tốt hơn, chúng tôi – đội ngũ nhà giáo sẽ âm thầm lao động và cống hiến hết sức mình, những người thầy tốt vẫn còn mãi đâu đó trong lòng học sinh, sẽ là ngọn lửa không bao giờ tắt…
Theo Cao Thanh Huyền (Vietnamnet)
Ưu tư nghề giáo
Cần đổi mới mạnh mẽ các chính sách về tiền lương, chế độ đãi ngộ với nhà giáo để thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm. Đặc biệt, phải tạo cơ hội để sinh viên tốt nghiệp sư phạm được đi dạy.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, người từng nhiều năm đảm nhận vai trò bộ trưởng Bộ GD-ĐT, bày tỏ lo lắng trong một cuộc hội thảo mới đây rằng chất lượng giáo viên mới vào nghề còn thấp; hơn nữa, phần lớn học sinh/sinh viên đang theo học tại các trường sư phạm (SP) và cơ sở đào tạo giáo viên của các trường đa ngành vốn chỉ là những học sinh trung bình.
Ngành sư phạm khó thu hút học sinh giỏi
Nhiều năm trở lại đây, thủ khoa của Trường ĐHSP TPHCM luôn vắng mặt trong ngày làm thủ thục nhập học cho dù trường luôn ngóng chờ và dành phần thưởng lớn cho thủ khoa. "Thí sinh đạt điểm cao thường đã đậu vào trường khác nên không chọn trường SP để học. SP ngày càng ít thu hút học sinh giỏi. Đó chính là nỗi ưu tư của chúng tôi"- ThS Tạ Quang Lâm, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐHSP TPHCM, nói.
Năm nay, Trường ĐHSP TPHCM có 2.750 thí sinh trong danh sách trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng chỉ 2.228 thí sinh nhập học, trong đó nhiều ngành số sinh viên nhập học không đủ chỉ tiêu, như SP hóa chỉ có 96/137 sinh viên nhập học, SP sinh: 84/121, giáo dục tiểu học: 135/170, SP địa: 140/164, SP tiếng Anh: 135/159... Việc sinh viên nhập học không đủ đã khiến nhiều ngành SP phải chấp nhận đào tạo thiếu hụt so với chỉ tiêu.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - TPHCM tặng hoa cho giáo viên nhân ngày 20/11. Ảnh: Tấn Thạnh
Ở một số trường ĐH khác có đào tạo các ngành SP, sức hút cũng giảm đáng kể, đặc biệt, điểm chuẩn của các ngành SP liên tục giảm trong những năm gần đây. Hầu hết điểm chuẩn các ngành SP năm 2012 chỉ bằng điểm sàn. Tại Trường ĐH An Giang, các ngành SP toán, lý, hóa điểm chuẩn chỉ ở mức 13 (ngang sàn khối A và A1); SP sử, địa điểm chuẩn 14,5 (ngang sàn khối C). Tương tự, tại Trường ĐH Đồng Tháp, các ngành SP toán, hóa, văn, sử cũng lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn...
Tại Trường ĐHSP TPHCM, điểm chuẩn một số ngành SP 4 năm trở lại đây giảm rõ rệt. Ngành SP sinh học năm 2009 điểm chuẩn là 18 thì năm 2002 chỉ còn 15,5; SP hóa từ 21 điểm tụt xuống còn 19,5; SP ngữ văn từ 19 điểm cũng chỉ còn 17,5... "Điểm đầu vào thấp thì chất lượng đầu ra cũng sẽ thấp và như thế, một thế hệ giáo viên về sau sẽ kém cỏi, đây là điều rất bức xúc" - ThS Lâm nói.
Cần chính sách thỏa đáng
Lùi lại để so sánh, năm 2005, điểm chuẩn của Trường ĐHSP Hà Nội rất cao (SP toán: 23,5; SP vật lý: 25; SP hóa: 25,5; SP ngữ văn: 20; SP quốc phòng: 26; SP sinh: 23,5...). Đến năm 2012, điểm chuẩn của ngành SP lý tụt mất đúng 10 điểm, chỉ còn ở mức 15 (khối A), 14 khối (A1); SP toán chỉ còn 16 (khối A) và 15,5 (khối A1); SP hóa: 15,5; SP ngữ văn: 16,5.
Năm 2012, điểm trúng tuyển của Trường ĐHSP Thái Nguyên - một trường thuộc loại có thương hiệu mạnh - chỉ dừng lại ở mức sàn (13 điểm); hàng loạt ngành như SP toán (khối A1), SP tin học, SP lý, SP hóa, SP sinh... chỉ còn 14 điểm (bằng điểm sàn khối B); SP tiếng Anh: 18 điểm (điểm tiếng Anh nhân đôi); SP tiếng Nga, SP tiếng Trung Quốc: 13,5 điểm. Trong khối các trường SP phía Bắc, chỉ có Trường ĐHSP Hà Nội là "phong độ" tạm ổn định với điểm chuẩn một số ngành vẫn trên 20.
GS Nguyễn Viết Thịnh, nguyên hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, từng chia sẻ: "Thực tế, nhà trường vẫn có sinh viên giỏi nhưng điều đáng lo ngại là các thí sinh ở TP lớn hiện nay không thi vào SP".
Theo ThS Lâm, mỗi mùa tuyển sinh, trường đều cử cán bộ đi thuyết phục người học nhưng thuyết phục làm sao được khi thực tế đầu ra của ngành SP đang rất khó khăn; có chính sách sinh viên SP được ưu tiên miễn học phí và ra trường được phân công đi dạy nhưng thực tế thì khác hẳn. Hàng trăm sinh viên ra trường đúng nghĩa phải "chạy vạy" mới xin được chỗ dạy vì rất nhiều nơi trả lời là thừa giáo viên. Đó là thực tế xót xa.
Nguyên nhân của tình trạng sinh viên tốt nghiệp đúng ngành SP mà không xin được việc là do cơ chế tuyển giáo viên còn nhiều bất cập. Hiện nay, nhiều sở GD-ĐT tuyển cả ứng viên các ngành khác đi dạy, miễn là có chứng chỉ SP. Do đó, sinh viên tốt nghiệp SP mất dần cơ hội. "Lương nghề giáo đã thấp lại còn khó xin việc thì học sinh nào muốn chọn?" - ông Lâm băn khoăn.
Nhiều nhà giáo cho rằng cần đổi mới mạnh mẽ các chính sách về tiền lương, chế độ đãi ngộ với nhà giáo để thu hút học sinh giỏi vào ngành SP. Đặc biệt, phải có chế độ tuyển dụng giáo viên rõ ràng, minh bạch để sinh viên tốt nghiệp ngành SP không phải bơ vơ, khốn đốn, mò mẫm đi tìm việc
Theo người lao động
Đi tìm lời giải đáp cho bài toán chất lượng giáo viên Xã hội cho rằng do lương của nhà giáo thấp nên dẫn đến việc thí sinh chẳng "mặn mà" dự thi vào khối trường Sư phạm. Đây cũng là một phần dẫn đến việc chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao. Tuy nhiên đó mới chỉ là bề nổi, phía sau đó còn biết bao điều... Không khó để kiểm chứng một...