Nỗi niềm của mẹ kẻ xả súng giữa Quốc hội Canada
Mẹ của tay súng tấn công Quốc hội Canada cho biết bà xin lỗi và khóc cho các nạn nhân bị con trai bà tấn công.
Michael Zehaf-Bibeau, một người cải sang đạo Hồi, đã bắn chết một hạ sĩ Canada tại Tượng đài Chiến tranh Ottawa bên ngoài tòa nhà quốc hội hôm 22/10. Hung thủ 32 tuổi này mang theo súng trường di chuyển qua nhiều phòng lớn trước khi bị cảnh sát bắn hạ.
Nạn nhân bị Zehaf-Bibeau bắn chết là Nathan Cirillo, 25 tuổi. Ngoài ra có hai người khác bị thương.
Mẹ của kẻ xả súng gửi lời xin lỗi tới gia đình các nạn nhân.
Mẹ của Zehaf-Bibeau là Susan Bibeau, một quan chức cấp cao về nhập cư ở Canada. Người phụ nữ này nói với các hãng truyền thông hôm 23/10 rằng, bà không biết phải nói gì với gia đình các nạn nhân.
“Bạn có thể giải thích được chuyện như thế này không? Chúng tôi thực sự xin lỗi”, Susan nói. “Nếu tôi có khóc thì đó là vì họ, chứ không phải vì con trai tôi”.
Trước đó, Susan Bideau cùng chồng đã bày tỏ sự khiếp sợ và đau buồn về những gì đã xảy ra. “Chúng tôi phát điên với con trai mình”, họ cho biết.
Video đang HOT
“Chúng tôi muốn được xin lỗi về tất cả những đau khổ, lo sợ và hỗn loạn mà nó đã gây ra… Tôi, mẹ của nó, đã trò chuyện với nó trong bữa trưa vào tuần trước. Trước đó, tôi đã không gặp nó 5 năm. Vì vậy, tôi không hiểu nhiều để mà giải thích”, Susan viết.
Zehaf-Bibeau, tên khai sinh là Michael Joseph Hall, từng có tiền sự. Hồi năm 2011, hắn bị bắt ở Vancouver, British Columbia (BC) vì tội cướp giật và năm 2004 lại bị bắt ở Quebec vì các tội liên quan tới ma túy.
Zehaf-Bibeau được tin là có quan hệ không suôn sẻ với các lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo ở Vancouver và Burnaby, nơi y là một thành viên của Nhà thờ Masjid Al Salaam. David Bathurst, một người bạn của Zehaf-Bibeau cũng cải sang đạo Hồi, kể rằng kẻ tấn công từng bị yêu cầu rời khỏi nhà thờ sau khi có những biểu hiện tính cách “xáo lộn”.
“Tôi nghĩ anh ta chắc chắn bị tâm thần”, Bathurst nói với báo Globe & Mail và cho biết Zehaf-Bibeau có thể nói hàng giờ về ma quỷ. “Chúng tôi từng nói chuyện trong nhà bếp, và tôi không biết tại sao anh ta nói vậy. Anh ta bảo ma quỷ đang bám theo mình. Anh ta dường như mất tự chủ”.
Các nhà chức trách Canada tin rằng, Zehaf-Bibeau hành động một mình.
Theo Vietnamnet
Thế giới trong mắt một tay súng cực đoan IS
Với Abu Mariam, tay súng cực đoan thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng, đến với đạo Hồi là cách để thoát khỏi mọi gánh nặng cuộc sống, cống hiến cho Hồi giáo là mục tiêu tối thượng của đời người và tử vì đạo là con đường ngắn nhất dẫn tới thiên đường.
Abu Mariam, tay súng cực đoan thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Ảnh:Foreign Policy
Foreign Policy hồi tháng 6 có cơ hội thực hiện buổi phỏng vấn với một tay súng cực đoan thuộc nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Hắn tự đặt cho mình biệt danh "Abu Mariam". Cuộc trò chuyện diễn ra ở ngôi nhà nhỏ nhìn ra núi Kassab, tại thị trấn của người Armenia, cách thành trì Alawite thuộc Latakia, Syria, không xa. Những gì Abu Mariam trao đổi phần nào cho chúng ta thấy thế giới quan của một chiến binh IS điển hình.
Quá trình đi từ một thiếu niên với cuộc sống bình lặng tại Tolouse, Pháp trở thành tay súng cực đoan IS của Abu Mariam diễn ra khá nhanh chóng. Abu Mariam cải đạo và trở thành người Hồi giáo ở độ tuổi 19. Theo hắn, đây là cách tốt nhất để thoát khỏi những áp lực từ cuộc sống nặng nề. 5 năm sau, Abu Mariam mang bên mình súng AK-47 và tuần tra khắp các vùng núi Syria với danh nghĩa chiến binh IS.
Abu Mariam, 24 tuổi, sinh ra trong một gia đình kỹ sư xây dựng người Pháp, ăn vận theo phong cách giống các tay súng cực đoan khác với quần rằn ri, áo trùm, để râu rậm và dài đến ngực. Theo Abu Mariam, hắn nổi tiếng trong mắt người dân địa phương bởi công việc khá nguy hiểm của mình, tuần tra quanh làng. Khi không đi tuần hay cầu nguyện, hắn tập bắn. Abu Mariam nói hắn chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn.
Abu Mariam chỉ là một trong khoảng 3.000 tay súng châu Âu đang chiến đấu tại Syria và Iraq. Ngoài IS, hắn cũng từng hợp tác với nhiều tổ chức khủng bố khác như Mặt trận Nusra. Abu Mariam là chiến binh cấp thấp nhưng được chỉ huy tin tưởng bởi sự cuồng tín của hắn. Thỉnh thoảng, hắn trở thành người đại diện không chính thức của IS, nhận vai trò liên lạc và xây dựng mối quan hệ với các nhóm cực đoan khác.
Đến Syria là một ước mơ trở thành hiện thực đối với Abu Mariam. "Cuộc sống hiện giờ của tôi trên cả tuyệt vời, tôi rất hài lòng với nó. Cuộc đời có là gì đâu ngoài phẩm giá và niềm kiêu hãnh, đó chính là những gì tôi đang làm", FP dẫn lời Abu Mariam cho biết.
Đầu năm 2013, cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra, vì nghe đâu đó rằng Levant là vùng đất thánh, được đấng tiên tri bảo vệ, Abu Mariam đem theo gần 250 euro cùng vài tấm ảnh gia đình, lên đường tới biên giới Syria, giả dạng một nhân viên cứu trợ để xâm nhập vào đất nước này.
Đối với Abu Mariam, xung đột Syria không phải là chiến tranh mà chỉ như một thử thách đối với đức tin và lòng tôn sùng thế giới Hồi giáo của hắn. Jihad là bổn phận tôn giáo tuyệt đối mà đỉnh cao là hành vi tử vì đạo, giúp con người đạt được quà tặng từ thiên đường. "Tôi chẳng là ai khác ngoài một kẻ cống hiến cả cuộc đời cho cuộc chinh phục của Hồi giáo", Abu Mariam cho hay, "Chúng tôi (những người Hồi giáo) đều có sẵn chỗ trên thiên đường vì một lòng nghe theo lời thánh Allah. Đạo Hồi là một tôn giáo thật sự tuyệt vời, bao hàm mọi khía cạnh của cuộc sống, mang đến ý nghĩa cho đời người".
Giọng Abu Mariam lạc đi khi đề cập đến tôn giáo của mình. Hắn khẳng định mình đang bị thương nhưng cơ thể không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào. "Trong mắt tôi chỉ có thiên đường mà thôi, còn điều gì tuyệt vời hơn thế?", hắn nói.
"Chúng tôi tin vào thế giới bên kia", Abu Mariam giải thích. "Đó là một cuộc sống vui vẻ trong vòng tay thánh Allah. Tử vì đạo có lẽ là con đường ngắn nhất để đến thiên đường, dù không ai nói với tôi điều này". Theo Abu Mariam, hắn từng chứng kiến nhiều người bạn của mình tử vì đạo. Trong mắt hắn, cái chết đó không hề đau đớn, thậm chí hắn còn thấy nụ cười mãn nguyện trên gương mặt và ngửi thấy một mùi xạ hương dễ chịu tỏa ra từ các xác chết.
Khi được hỏi về sự ra đi của những người bạn có khiến hắn đau khổ hay không, Abu Mariam trả lời rất thản nhiên: "Tôi không thấy buồn lắm, trái lại, vô cùng hạnh phúc, sự mãn nguyện sẽ nhân đôi khi tôi có thể tử vì đạo và gặp lại bạn bè mình".
Khi Abu Mariam 20 tuổi, hắn chuyển tới Morocco để học tiếng Arab và nghiên cứu kinh Quran. Đây là nơi hắn gặp và cưới người vợ đầu tiên. Người phụ nữ này hiện vẫn sống ở Morocco cùng con gái. Hắn nhớ họ nhưng không giữ liên lạc. Hắn còn không cho phép vợ sử dụng mạng internet vì lo sợ ai đó sẽ xâm nhập máy tính và nhìn thấy cô ấy.
Abu Mariam không có ý định trở về nhà. Hắn sợ rằng mình đã nằm trong danh sách khủng bố của các nước phương Tây. Nhưng trên tất cả, hắn quá thỏa mãn với thực tại, "Làm sao tôi có thể xa rời một cuộc sống vinh quang như lúc này để trở về nơi cũ với đầy rẫy hỗn tạp? Không bao giờ", hắn khẳng định. "Nhưng bạn không thể biết trước điều gì", Abu Mariam nói. "Có thể thánh Allah sẽ cho tôi cơ hội trở về và chết trong ngôi nhà của mình cũng nên".
Vũ Hoàng (theo Foreign Policy)
Theo VNE
Quân đội Syria đủ mạnh để đối phó với IS trong hơn 10 năm Tờ Daily Star của Anh hôm 19-9 dẫn nguồn tin cho biết, quân chính phủ Syria mặc dù được dàn mỏng trên khắp đất nước nhưng có thể duy trì sức chiến đấu hơn 10 năm để đối phó với phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và các nhóm cực đoan khác. Quân đội Syria ở ngoại ô Damascus Đây là nhận...