‘Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục’

Theo dõi VGT trên

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nói không nên xem thường nói ngọng, “nói ngọng thì viết cũng sẽ ngọng”, không chỉ ảnh hưởng tới khả năng thuyết trình mà cả uy tín của nền giáo dục.

Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục - Hình 1

Các ĐBQH thảo luận dự án Luật Giáo dục sửa đổi tại tổ TP.HCM chiều 8-11 – Ảnh: B.D

Thảo luận tổ về Luật Giáo dục sửa đổi chiều 8-11, các đại biểu tập trung vào các nội dung như chế độ chính sách cho giáo viên, thiết kế chương trình giáo dục hiện nay quá nặng, giáo dục Việt Nam vẫn loay hoay tìm lối ra mà chưa có một triết lý tóm gọn nào để định hình xuyên suốt từ học trong trường cho tới khi ra ngoài xã hội.

Đừng coi thường nói ngọng

Đề cập một yếu tố nhỏ cần điều chỉnh, bổ sung trong chương trình giáo dục tổng thể tại dự thảo luật, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng dù rất nhỏ nhưng không nên xem thường tật nói ngọng.

Theo ông Nghĩa, từ trước tới nay trong nhà trường khâu học nói hay bị bỏ qua, trong khi việc này phải làm ngay từ mẫu giáo tới phổ thông thì mới có thể sửa được những học sinh nói ngọng.

“Tôi hồi nhỏ xíu cũng nói ngọng, nhưng lên lớp 1, lớp 5 thì người ta tập đọc rồi từ đó tôi sửa được”, ông Nghĩa lấy ví dụ chính bản thân mình.

Nghe ý kiến của ông Nghĩa, có đại biểu cho rằng không nên gọi là “nói ngọng” mà cần từ chính xác là “nói chưa chuẩn”. Nhưng ông Trương Trọng Nghĩa cho rằng hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

“Ngọng là một thói quen hết sức bình thường nhưng sẽ cản trở rất nhiều thứ đối với một học sinh nếu không được sửa chữa ngay từ lúc còn đi học. Người nói ngọng thì sẽ viết ngọng, ảnh hưởng tới khả năng thuyết trình, giảng dạy và ảnh hưởng tới uy tín của cả nền giáo dục”, đại biểu TP.HCM nói.

“Bây giờ có những người lớn rồi, thậm chí bằng cấp cao rồi mà vẫn viết sai do nói ngọng. Tôi đề nghị có giải pháp để giải quyết”.

Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục - Hình 2

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) – Ảnh: Quochoi.vn

Video đang HOT

Lương không đủ sống thì nhà giáo cũng phải làm đủ nghề

Rất nhiều đại biểu đề nghị sửa Luật Giáo dục phải kiên quyết không tiếp tục nói chung chung là “chi trả, có chế độ trợ cấp cho nhà giáo tuỳ theo công việc và lao động”. Cách nói đó, theo các đại biểu, không rõ ràng và không giải quyết được gì.

Thời gian qua có nhiều vụ việc liên quan đến đạo đức nhà giáo, xã hội, phụ huynh, học sinh ít nhiều sút giảm thiện cảm đối với nhà giáo, đều có nguyên nhân từ việc người thầy vì áp lực cuộc sống quá lớn mà phải lăn lộn, tìm cách trang trải cuộc sống, nhiều đại biểu chỉ ra.

“Nhà nước khi khấm khá thì trả cho nhà giáo lương cao còn khi gặp khó khăn thì lại khác. Làm như thế là chưa đặt vai trò nhà giáo đúng mức, chưa đặt nặng chuyện đi từ cái căn bản nhất để người thầy tạo ra một con người nhân cách cho xã hội”, đại biểu Nguyễn Văn Chương (TP.HCM) nói.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cùng đoàn cũng cho rằng lâu nay dư luận cứ phê phán giáo viên dạy thêm lấy tiền, nhưng vấn đề quan trọng nhất là vì sao họ lại phải làm thế thì chưa giải quyết được.

“Lương không đủ sống thì nhà giáo cũng phải đi làm đủ nghề để kiếm sống. Nhà giáo là những người đào tạo, rèn dạy và định hình nhân cách con người của xã hội. Xã hội tốt đẹp hay không có công vô cùng to lớn của người thầy. Giờ thấy chế độ cho các thầy cô thấp quá, trong khi dự thảo luật lần này vẫn chỉ nói chung chung, không rõ ràng”, bà Lan nói.

Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục - Hình 3

Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) thảo luận tại tổ về dự án Luật Giáo dục chiều 8-11 – Ảnh: LÊ KIÊN

Nhiều vấn đề chưa thực sự “quốc sách”

Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) bình luận: Vị thế của ngành giáo dục trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều rất quan trọng, như nghị quyết của Đảng thì nó là quốc sách hàng đầu, nhưng trên thực tế thì cũng có những việc, những vấn đề chưa thực sự “quốc sách”.

“Thực tiễn vừa qua tôi cảm nhận rằng chỉ số hạnh phúc của học sinh chưa cao, sự hài lòng của phụ huynh chưa cao. Với một ngành mà liên quan đến mọi gia đình, thì 99 việc làm tốt, chỉ 1 việc chưa tốt cũng làm băn khoăn xã hội”, ông Thưởng nói.

Đại biểu Phú Thọ phân tích vấn đề sách giáo khoa: “Ví dụ như môn lịch sử nếu cứ nhồi nhét vào đầu học sinh những sự kiện, những con số thì các cháu rất khó học. Mà có mười mấy môn học nhồi nhét vào đầu học sinh rất là khổ.

Cái mà nhiều học sinh bây giờ không hạnh phúc là thầy cô và cha mẹ bắt các em phải giỏi mọi thứ, trong khi với từng em chỉ có năng khiếu một vài môn thôi. Thi cử thì tôi đề nghị phải xem xét lại, theo hướng thi tốt nghiệp phổ thông thì nhẹ nhàng thôi, nhưng thi đại học thì phải chọn được người tài”.

Đại biểu Cao Đình Thưởng cho rằng muốn nâng tầm chất lượng giáo dục thì phải quan tâm đến các “máy cái”, tức là các trường sư phạm, là giáo viên, khắc phục tình trạng hiện nay nhiều địa phương không thể thu hút các học sinh, sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.

“Luật phải thể hiện được triết lý của giáo dục Việt Nam, ngắn gọn, cô đọng, ai cũng nhớ, cũng hiểu. Triết lý giáo dục Việt Nam phải không được nhầm lẫn với các nước khác.”

Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ)

Theo tuoitre

Hà Nội 10 năm sửa ngọng 'l, n' chưa thành công

Một cô giáo huyện Phú Xuyên hát "Hà Lội mến yêu của ta/ Thủ đô mến yêu của ta". Khán giả cười khúc khích, cô giáo không hay biết.

8h sáng cuối tháng 10, tiết tập đọc của lớp 5B trường Tiểu học thị trấn Phú Xuyên (Hà Nội) là bài Đất Cà Mau của nhà văn Mai Văn Tạo. Học sinh đọc ba đoạn, cô giáo Bích Ngọc nheo mắt, căng tai nghe từng từ, đến câu cuối: "Tinh thần thượng võ của cha ông được lung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng lày của Tổ quốc", một học sinh đọc sai "n" thành "l".

Cô Ngọc kẻ đường phấn chia đôi tấm bảng, viết lên hai từ "nung đúc", "này" rồi quay xuống lớp yêu cầu học sinh vừa đọc sai đứng lên: "Em chú ý, khi phát âm phụ âm n đầu lưỡi hạ xuống hàm dưới. Nung đúc, này, em đọc lại theo cô". Sau hai lần đọc lại, học sinh đã phát âm đúng.

Hà Nội 10 năm sửa ngọng l, n chưa thành công - Hình 1

Tiết học tập đọc của học sinh lớp 5B Trường Tiểu học thị trấn Phú Xuyên, Hà Nội. Ảnh: Tất Định

Giờ tập đọc sửa ngọng của cô giáo Bích Ngọc nằm trong chương trình Luyện phát âm, viết đúng chính tả hai phụ âm đầu l, n của Hà Nội. Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội vào cuối năm 2008, theo khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo, huyện Phú Xuyên có tỷ lệ giáo viên, học sinh nói ngọng "l, n" nhiều nhất thành phố. 30% trong tổng số 890 giáo viên được khảo sát phát âm ngọng, 48% trong hơn 13.560 học sinh ngọng, viết sai "l, n".

Tiểu học thị trấn Phú Xuyên có 43 giáo viên thì 42 người phát âm sai "l, n"; 86% học sinh ngọng. Một cô giáo khi giao lưu văn nghệ giáo viên thành phố đã hát "Hà Lội mến yêu của ta/ Thủ đô mến yêu của ta". Phía dưới khán giả cười khúc khích, cô giáo không biết, say sưa hát hết bài Hà Nội niềm tin và hy vọng.

"Kết thúc buổi giao lưu, giám khảo gọi riêng tôi ra nói nhỏ: Các chị xem thế nào sửa ngọng đi, chứ giáo viên Thủ đô nói ngọng, hát cũng ngọng thì buồn cười lắm", Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tuyết Mai nhắc lại. Giống như hầu hết giáo viên trong trường, cô Mai cũng đọc phụ âm n thành l. Phải mất gần một năm cô mới phát âm chuẩn, nói nhanh không bị sai.

Vì tỷ lệ ngọng quá cao, Tiểu học thị trấn Phú Xuyên được chọn là nơi đầu tiên thí điểm chương trình dạy phát âm chuẩn của thành phố, bắt đầu từ tháng 4/2009. Hàng tháng chuyên viên của Sở Giáo dục được mời về trường nói chuyện với giáo viên, học sinh. Bắt đầu mỗi tiết tập đọc, giáo viên đều nhắc lại cách đặt lưỡi phát âm chuẩn "l, n", sửa cho những học sinh nói ngọng.

Trưởng phòng Giáo dục huyện chật vật sửa ngọng

Trực tiếp tham gia tổ chức lớp tập huấn sửa ngọng, đưa tài liệu về trường tiểu học từ những ngày đầu tiên, ông Lưu Luyến, Trưởng phòng giáo dục Phú Xuyên, khi đó đang là phó phòng, chia sẻ mình cũng ngọng và bắt đầu ý thức phải tự sửa, nhưng chuyển biến khá chậm. "Mình đứng trước giáo viên, học sinh trong huyện nói thì khó phát hiện vì hầu như ai cũng như mình. Kể cả phát hiện ra, mọi người vẫn ngại nhắc lãnh đạo phòng", ông Luyến kể.

Đầu năm 2012, ông Luyến được luân chuyển về làm Chánh văn phòng UBND huyện Phú Xuyên, người phát ngôn của UBND huyện. Công việc đòi hỏi thường xuyên phát biểu trong các cuộc họp, cung cấp thông tin cho báo chí.

"Tôi đã cố dùng câu diễn đạt khác đi, tránh những từ, câu có phụ âm n mà mình phát âm chưa chuẩn. Nhưng từ Hà Nội vẫn xuất hiện thường xuyên trong báo cáo, bài phát biểu. Tôi đọc Hà Lội, nhiều vị trong phòng họp cười, tiếng cười nhỏ, vẫn đủ để mình nghe thấy. Từ đó tôi quyết tâm phải sửa bằng được, người phát ngôn của huyện không thể nói ngọng", ông Luyến nhớ lại.

Ông Luyến về nhờ vợ là giáo viên ngữ văn chỉ lại cách uốn lưỡi khi đọc "l, n". Hàng ngày ông luyện đọc "Nên nói hay nên làm", "Hà Nội", sau đó nhờ vợ kiểm tra lại. Kiên trì, ông đã sửa thành công. "Bây giờ, tôi nói Hà Nội, l, n nuột luôn", ông Luyến cười lớn, nói nhanh để chứng minh.

Năm 2015, ông Luyến trở lại ngành giáo dục huyện với vị trí Trưởng phòng Giáo dục. Sở Giáo dục thành phố đã không còn đưa ra kế hoạch chương trình sửa ngọng, thay vào đó để các phòng giáo dục tự thực hiện. Riêng Phú Xuyên là một trong số ít huyện ngoại thành còn quan tâm tới chương trình luyện phát âm chuẩn, đưa vào tiêu chí thi đua của các trường, giáo viên.

12 huyện ngoại thành khác của Hà Nội áp dụng chương trình sửa ngọng từ năm 2011, nhưng đến năm 2015 thì dừng. Những huyện tỷ lệ giáo viên, học sinh ngọng cao như Mê Linh, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Thường Tín..., việc luyện âm chuẩn "l, n" hầu như không còn được nhắc đến.

10 năm tỷ lệ ngọng của giáo viên Tiểu học Phú Xuyên vẫn là 25%

Theo khảo sát mới nhất của Trường Tiểu học thị trấn Phú Xuyên vào tháng 4/2018, có 12 giáo viên (chiếm 25%), 338 học sinh (chiếm 30%) phát âm ngọng. Lý giải sau 10 năm tỷ lệ ngọng vẫn còn cao, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tuyết Mai nói: "Trường còn nhiều giáo viên cao tuổi, thói quen từ lâu năm nên sửa phát âm chậm. Sửa nói ngọng cho học sinh gặp khó khăn vì ông bà, bố mẹ, người xung quanh đều ngọng. Ở trường các em nói chuẩn, nghỉ hè xong lại tái ngọng".

Ông Bùi Thanh Sơn, Trưởng phòng Giáo dục huyện Ứng Hòa, đánh giá tình trạng giáo viên, học sinh phát âm lệch chuẩn l, n ở huyện còn phổ biến. Trước đây huyện từng áp dụng chương trình sửa ngọng, nay các trường tổ chức dưới dạng chuyên đề, nếu nhiều trường đề xuất thì mở lớp tập huấn. "Nói ngọng do thói quen địa phương, giáo viên học sinh tự ý thức sửa mới được", ông Sơn nói.

Là một trong những người đóng góp ý tưởng xây dựng chương trình Luyện phát âm, viết đúng chính tả hai phụ âm đầu l, n, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội, đánh giá chương trình đã đạt được hiệu quả tích cực. "Kết quả có thể nhìn thấy ngay là trong cuộc họp giao ban, các hiệu trưởng đã phát âm chuẩn l, n. Học sinh cũng bớt nói ngọng hơn trước rất nhiều", ông nói.

Đánh giá tỷ lệ ngọng hiện vẫn còn cao, ông Tiến cho biết khi làm kế hoạch, Sở bỏ ngỏ thời gian dự kiến hoàn thành, "bởi luyện viết đúng chính tả thì dễ, xóa nói ngọng thì 10 năm, 20 năm thậm chí cả một thế hệ chưa chắc đã thành công". Vì một số lý do khác, Sở tạm thời không triển khai chương trình như trước, nhưng vẫn nhắc nhở các trường thực hiện.

Tất Định

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhan sắc gây sốc của Triệu VyNhan sắc gây sốc của Triệu Vy
21:00:18 21/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbizSốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
23:25:07 21/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có conCặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có con
23:20:05 21/02/2025
Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà NộiXét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
00:32:07 22/02/2025
Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầuNam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu
00:22:24 22/02/2025
NSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân BắcNSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân Bắc
23:01:45 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Game mũi nhọn biến mất trong danh sách ASIAD 2026, xuất hiện loạt tên tuổi "lạ"

Game mũi nhọn biến mất trong danh sách ASIAD 2026, xuất hiện loạt tên tuổi "lạ"

Mọt game

06:59:34 22/02/2025
Mới đây, VIRESA đã thông báo danh sách các môn Esports sẽ được thi đấu tại ASIAD 2026, dự kiến tổ chức tại Aichi Nagoya, Nhật Bản.
Ngay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơm

Ngay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơm

Góc tâm tình

06:57:53 22/02/2025
Phản ứng của chồng quá bất ngờ khiến mẹ con tôi hoảng sợ. Tôi là nhân viên bán hàng trong siêu thị, lương không cao.
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!

Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!

Sao châu á

06:33:46 22/02/2025
Hoàng Cảnh Du lộ ảnh hẹn hò ở Phú Quốc, nhưng Trương Nghê Thượng lên tiếng phủ nhận. Đến chiều ngày 21/2, vợ cũ Hoàng Cảnh Du lớn tiếng mắng mỏ, tag hẳn Trương Nghê Thượng
Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Ẩm thực

06:29:06 22/02/2025
Thành phẩm món ăn cũng vô cùng hấp dẫn ngay khi được đặt lên bàn. Chúng ngọt mềm và xốp với hương thơm từ củ mài, thịt cùng với đậu nành Nhật bên dưới thấm đẫm nước súp.
Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Thế giới

06:28:25 22/02/2025
Năm nay, địa điểm này đã được trang bị ghế dài, bàn cà phê và con đường ngắm cảnh được trang trí bằng các họa tiết hoa anh đào và một bãi cỏ để du khách nghỉ ngơi và dã ngoại.
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Hậu trường phim

06:25:29 22/02/2025
Trở lại màn ảnh rộng sau 10 năm, Song Hye Kyo đang không được như ý khi bộ phim Nữ tu bóng tối chưa bùng nổ doanh thu, đồng thời phải nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Phim âu mỹ

06:20:56 22/02/2025
Một trong những thương hiệu kinh dị ăn khách nhất mọi thời đại - Final Destination sẽ chính thức trở lại vào mùa hè năm nay, hứa hẹn tạo nên cơn sốt cho phòng vé toàn cầu.
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.