Nỗi lòng du học sinh: Về nước thì bị chê kém cỏi, không nắm cơ hội, ở lại thì bị nói không có trách nhiệm với gia đình
Tất cả mọi sự phát xét đều là phiến diện, chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được vấn đề thực sự là gì. Quyết định ở lại hay quay về tất cả đều có lý do, có những cơ hội và có cả những băn khoăn, đánh đổi.
Đi du học xa nhà khó khăn đủ bề nhưng ai cũng mặc định rằng du học sinh “sướng” lắm, rồi lúc nào cũng bị hỏi đủ những thứ vô duyên, bị mặc định là chảnh, yêu cầu cao, ảo tưởng sức mạnh. Thế nhưng những nỗi khổ của du học sinh chưa dừng ở đó vì họ còn chẳng biết sống sao cho vừa lòng mọi người. Về nước thì bị chê không biết tận dụng cơ hội ở lại nước ngoài học tập mà không về thì bị nói không có trách hiệm với gia đình, bản thân.
Về nước thì bị chê “ngốc”, không tranh thủ ở lại vài năm để kiếm thu nhập cao, quan hệ tốt
Hầu như du học sinh nào trở về nước cũng bị hỏi những câu như: “Về sớm vậy làm gì? Sao không ở đó vài năm, kiếm kha khá rồi về, ra nước ngoài học đâu có dễ”? Câu hỏi này nên được xếp vào đầu danh sách những câu hỏi vô duyên dành cho du học sinh. Nhiều người cứ nhìn vào cái mác du học sinh mà tự phán xét chứ chưa từng một lần hiểu những câu chuyện phía sau cuộc sống học tập xa nhà.
Thứ nhất, đi du học là điều không dễ, và để có thể ở lại càng khó hơn. Hầu như mọi quốc gia đều chỉ cho du học sinh ở lại một khoảng thời gian ngắn sau khi hoàn thành việc học, trừ những trường hợp rất xuất sắc, được các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài giữ lại.
Nếu có cơ hội làm việc ở nước ngoài thì thu nhập chắc chắn sẽ tốt hơn khá nhiều so với về nước, nhưng tỉ lệ thuận với mức thu nhập hấp dẫn là chi phí sinh hoạt đắt đỏ nên thực tế chuyện ở lại nước ngoài để “ làm giàu” không đơn giản như những gì mọi người vẫn nghĩ.
Và lý do quan trọng nhất chính là tình cảm dành cho quê hương, gia đình. Dù có đi đến đâu nhưng làm sao có thể xa nhà được mãi khi bố mẹ, bạn bè luôn mong ngóng mình trở về mỗi ngày. Du học là hành trình trải nghiệm và trưởng thành, nhưng nơi bản thân sinh ra, lớn lên và được nhận cơ hội “bay” ra thế giới mới là nơi để thuộc về, nơi để gắn bó lâu dài.
Mà cơ hội cùng đâu chỉ có một, chỉ cần có năng lực thì dù ở bất cứ đâu cũng sẽ được công nhận, không kể ở nước ngoài hay Việt Nam. Nhiều người cứ giữ khư khư một định kiến về môi trường làm việc ở Việt Nam thiếu năng động, thiếu sáng tạo, lương thấp và khuyên du học sinh không nên trở về trong khi không nghĩ đến yêu tố quan trọng nhất ở bất cứ công ty, tổ chức nào chính là con người. Chúng ta cần có những du học sinh trở về để mang đến sự thay đổi tích cực hơn mỗi ngày.
Ở lại thì bị trách không có trách nhiệm với bản thân, gia đình
Có những chuyện không dễ để hiểu, và điển hình chính là những ý kiến trái chiều trong câu chuyện du học sinh nên ở lại hay quay về. Và không ít người phía nào cũng chế được. Vừa chê một bạn không biết tận dụng cơ hội, về nước không phải thượng sách cũng có thể ngay lập tức chê một sinh viên khác không có trách nhiệm, không gắn bó với gia đình chỉ vì họ ở lại thêm một vài năm hay có ý định theo đuổi một sự nghiệp lâu dài ở nước ngoài.
Video đang HOT
Với những du học sinh không lựa chọn trở về, bản thân họ là những người đầu tiên phải đối mặt với nhiều áp lực nhất. Lựa chọn xa nhà trong một khoảng thời gian dài, đôi khi còn không biết khi nào mới trở về là điều quá khó khăn, họ phải chấp nhận đánh đổi nhiều điều, đối diện với nỗi nhớ gia đình mỗi ngày cùng những sức ép để có thể tìm kiếm một chỗ đứng vững chắc, một cuộc sống ổn định ở xứ người.
Như đã nói bên trên, để có thể ở lại sau khi hoàn thành viêc học còn khó hơn nhiều so với việc tìm kiếm cơ hội ra nước ngoài học tập. Thế nên, một cơ hội tốt để ở lại là điều không phải lúc nào cũng có và rất đáng để cân nhắc.
Mà tại sao lại có thể dễ dàng phán xét du học sinh không trở về là không có trách nhiệm với gia đình, bản thân? Với nhiều người, ở lại là cách để cuộc sống gia đình ở quê nhà đầy đủ hơn. Đặc biệt hơn, việc nắm bắt cơ hội và ở lại là cách nhanh nhất để bản thân trưởng thành, thấu hiểu hơn về sự khác biệt giữa những nền văn hoá, những môi trường công việc khác nhau.
Quan trọng nhất, sự cống hiến thì không có biên giới. Một người giỏi thì ở bất cứ đâu cũng có thể đóng góp cho quê hương, ở đâu họ cũng sẽ hướng về Việt Nam, hướng về gia đình.
Tất cả mọi sự phát xét đều là phiến diện, chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được vấn đề thực sự là gì. Quyết định ở lại hay quay về tất cả đều có lý do, có những cơ hội và có cả những băn khoăn, đánh đổi. Chúng ta không phải họ nên không có lý do gì để phán xét đúng, sai. Suy cho cùng, không ai có thể sống để làm vừa lòng người khác, vậy nên đã đến lúc dừng phán xét mà thay vào đó là sự tôn trọng và ủng hộ với quyết định của những du học sinh mà chúng ta quen biết.
Theo Tổ quốc
Du học Mỹ: Kinh tế vẫn là ngành học không "lỗi thời"
Vào ngày 11/10, Trung tâm Tư vấn Giáo dục EducationUSA thuộc Phòng Văn hóa - Thông tin, Đại sứ quán Mỹ tổ chức triển lãm "Giáo dục Hoa Kỳ khối ngành Kinh doanh và STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật, Math - Toán)" tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc triển lãm, Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Caryn R. McClelland nhấn mạnh: "Hiện tại là thời điểm không thể tốt hơn để theo học các khối ngành Kinh doanh, Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán. Thế giới đang trải qua những thay đổi ngoạn mục về xã hội, văn hóa, kinh tế, môi trường và công nghệ".
Phó Đại sứ Caryn R. McClelland phát biểu khai mạc triển lãm.
Tham dự triển lãm năm nay có 46 trường đại học Mỹ được kiểm định, có thế mạnh về khối ngành Kinh doanh, Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán. Các trường mang đến cho các em học sinh, sinh viên, các vị phụ huynh và công chúng những thông tin cập nhật và chính xác về các chương trình học, triển vọng nghề nghiệp, cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế.
30% du học sinh tại Mỹ theo học ngành Kinh tế
Trong xu thế thương mại hóa, toàn cầu hóa hiện nay, các chuyên ngành kinh tế như tài chính, kế toán, marketing, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, quản lý... đang nhận được sự quan tâm của hầu hết sinh viên, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo Mỹ, năm học 2017-2018 có khoảng hơn 1 triệu du học sinh quốc tế đăng ký học tại Mỹ. Trong đó khối ngành kinh tế luôn là lựa chọn hàng đầu của sinh viên quốc tế, số du học sinh khối ngành kinh tế tại Mỹ chiếm khoảng 30%.
So với năm 2016, số lượng du học sinh quốc tế theo học khối ngành kinh tế tại Mỹ tăng gần 15.000 sinh viên và là khối ngành có số lượng sinh viên theo học nhiều nhất năm 2017.
Cử nhân ngành kinh tế có thể tiếp tục học lấy bằng thạc sỹ chuyên về tài chính, kế toán, doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh quốc tế và nhiều chuyên ngành khác.
Bureau of Labor statistics dự báo từ 2014 - 2024 nhu cầu nhân lực tăng 7%, riêng chuyên ngành tư vấn tài chính sẽ có mức tăng cao nhất là 30% trong giai đoạn này.
Chương trình học của ngành Kinh tế rất phong phú như: kế toán, quản trị kinh doanh, quản lý xây dựng, thương mại điện tử, kinh tế học, tài chính, quản lý khách sạn, quản trị nhân sự... Riêng tại Mỹ đã có hơn một ngàn chương trình Kinh tế - Quản lý và hàng trăm trường đào tạo ngành kinh tế (Danh sách 100 trường kinh tế hàng đầu Mỹ).
Đại diện các trường tham dự triển lãm lần này cho biết, lợi thế của việc chọn du học ngành Kinh doanh là sự thực tế của ngành học, tìm kiếm việc làm tại vị trí quản lý, sự cần thiết cho quản lý tài chính của mỗi người và khả năng làm việc, kết nối với mọi người rộng rãi.
Sự kiện thu hút hơn 800 người quan tâm tham dự.
Cơ hội việc làm cao đòi hỏi khả năng của sinh viên cao
Theo các thống kê của cơ quan Mỹ, ngành kinh tế hiện đang thiếu nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ cao và nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao khối ngành kinh tế ngày càng lớn.
Sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế dễ dàng linh hoạt xin việc trong các cơ quan nhà nước hoặc nước ngoài, ở lại Mỹ hoặc trở về Việt Nam.
Tiến sĩ Mary Ellen Madigan (Đại diện của trường Đại học bang Pennsylvania) nói: "Sinh viên chọn du học ngành này đòi hỏi có sự tư duy, năng động và kiên trì.
Bên cạnh việc học tập các kiến thức về kinh tế, tài chính thì phải biết áp dụng những nguyên lí kinh tế vào các tình huống thực tế ở ngoài đời sống".
Đại diện của 46 trường đại học Mỹ trực tiếp đến Hà Nội tư vấn giáo dục với các bậc phụ huynh và các em học sinh tại triển lãm năm nay.
"Khả năng của sinh viên ngành Kinh doanh đã được bộc lộ ngay từ khi chọn chương trình học và lĩnh vực chuyên môn.
Thay vì đi theo đám đông, sinh viên phải biết dự đoán và khôn ngoan để theo học ngành chuyên môn vừa phù hợp với bản thân, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường sau khi tốt nghiệp", chị Nguyễn Thu Thủy (cựu sinh viên trường University at Albany School of Business) chia sẻ.
Hồng Vân
Theo Dân trí
Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc tăng mạnh Số sinh viên quốc tế tại các trường đại học Hàn Quốc tiếp tục gia tăng trong năm 2018, phần lớn nhờ làn sóng du học từ Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Giáo dục quốc tế thuộc Bộ Giáo dục Hàn Quốc. Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc - HIỆP HỘI DU HỌC SINH VN TẠI HÀN...