Nỗi lòng của giáo viên xa quê ở tỉnh Kon Tum khi Tết đến xuân về
Nghỉ Tết 7 ngày, nhiều người sẽ không mua nổi vé về quê, nhiều người về đến nhà giặt chưa kịp khô quần áo buộc phải gấp để đi lại.
Tết đến xuân về, điều mà nhiều người quan tâm nhất là tiền thưởng Tết năm nay được bao nhiêu?
Đường đến những điểm trường ở vùng đất Kon Tum (Ảnh minh họa VOV)
Thế nhưng với nhiều giáo viên, đặc biệt là những giáo viên vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nơi thâm sơn cùng cốc lại chỉ ao ước, khát khao đến cháy bỏng, Tết đến được nghỉ bao nhiêu ngày để về xuôi, về quê thăm nhà nơi có cha mẹ, con cái và người thân quanh năm nhớ thương, mong ngóng.
Những tưởng điều ước tưởng chừng đơn giản ấy sẽ dễ dàng được thực hiện.
Thế nhưng, năm nào cũng như năm ấy, lịch nghỉ Tết quá ngắn đã dập tắt niềm vui đoàn tụ, sự háo hức về xuôi của nhiều thầy cô nơi đây, làm cho những ngày Tết lẽ ra xum vầy, ấm cúng bên tình thân càng trở nên đơn côi, cô quạnh và lạnh lẽo hơn bao giờ hết.
Đọc lá thư, những lời tâm sự như rút ra từ gan ruột nghe xót xa đến não nùng của một số thầy cô giáo nơi điểm trường heo hút mù sương ở tỉnh Kon Tum bất kỳ ai cũng thấy đồng cảm.
Kính gửi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
Chúng tôi là những độc giả quen thuộc của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Video đang HOT
Hôm nay, chúng tôi viết những dòng tâm sự này cũng là nỗi lòng của bao giáo viên vùng sâu, vùng xa như chúng tôi đang công tác cống hiến công sức cho giáo dục vùng khó.
Nói ra chỉ mong nhận được sự chia sẻ của mọi người cũng như của tòa soạn để có tiếng nói giúp đỡ những thầy cô giáo đang ngày đêm xa gia đình cắm bản, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của người thầy để chúng tôi có được một cái Tết ấm cúng bên gia đình người thân.
Kon Tum là vùng đất mà dân ở khắp mọi miền tổ quốc về đây lập nghiệp, sinh sống cũng như chúng tôi và bao giáo viên khác.
Chúng tôi công tác tại một vùng rất sâu, rất xa của một huyện khó khăn bậc nhất của tỉnh Kon Tum.
Từ huyện đi vào xã hàng trăm ki lô mét đường đèo dốc, chưa kể từ điểm trường chính lên điểm lẻ còn gần cả ngày đường.
Năm nào cũng vậy, cứ đến gần Tết những giáo viên xa quê, xa nhà như chúng tôi chỉ mong muốn được về quê sum họp cùng gia đình.
Vậy mà khi chúng tôi nhận được công văn nghỉ tết âm lịch của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Kon Tum ai cũng thấy buồn đến rầu cả ruột gan. Không ít người thấy bất lực, nhiều đêm liền nằm khóc tức tưởi vì nhớ nhà.
Thiết nghĩ Sở Giáo dục Đào tạo làm cũng dựa theo quy định của Bộ Lao động thương binh xã hội để lên lịch nghỉ Tết.
Nhưng với lịch nghỉ Tết như vậy, giáo viên xa nhà như chúng tôi sẽ không thể có được một cái Tết trọn vẹn.
Nhiều người sẽ không mua nổi vé về quê, nhiều người về đến nhà giặt chưa kịp khô quần áo lại gấp để đi (nghỉ từ ngày 23/1 /2020 tức 29/12 âm lịch đến ngày 29/1/2020 tức 6/1 âm lịch dạy lại )
Trong khi ngay tỉnh bên cạnh là Gia Lai họ nghỉ tết nguyên đán 14 ngày ( từ ngày 20/1/ 2020 tức 26/12 âm lịch đến ngày 31/1/2020 tức 7/1 âm lịch ). Nếu được vậy thì giáo viên vùng sâu, vùng xa như chúng tôi sẽ có cái Tết sum vầy bên gia đình.
Chúng tôi nghĩ Kon Tum cũng như Tây Nguyên toàn là những người ở xa đến công tác trong đó có đội ngũ giáo viên chúng tôi.
Trong khi đó, Kon Tum có rất nhiều huyện, xã vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn.
Nếu Sở Giáo dục xây dựng kế hoạch năm học rút thời gian nghỉ hè lại và giãn thời gian nghỉ Tết ra thì có lẽ những giáo viên vùng sâu vùng xa như chúng tôi đã có những cái Tết trọn vẹn, đầm ấm bên gia đình.
Điều này sẽ là động lực vô cùng lớn để chúng tôi làm việc và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục nơi đây.
Mong rằng nỗi lòng tâm sự của nhiều giáo viên sẽ đến được với nhiều cán bộ lãnh đạo nơi đây.
Và biết đâu, những điều ước mong ngỡ tưởng chừng đơn giản ấy của các thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa sẽ làm lay động sự thấu hiểu và cảm thông của họ để những ngày Tết đến với nhiều thầy cô giáo không còn quạnh hưu, buồn tủi vì nhớ nhà.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Tu Mơ Rông - địa phương cuối cùng trong cả nước khai giảng năm học mới
Bất chấp mưa lớn, ngày 10/9, học sinh huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã nô nức đến các điểm trường để tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2019- 2020. Như vậy, huyện Tu Mơ Rông là địa phương cuối cùng trong cả nước tiến hành tổ chức khai giảng năm học mới cho các em học sinh.
Lễ Khai giảng năm học mới ở trường Tiểu học bán trú Ngọc Lây (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông).
Năm học 2019-2020, toàn huyện Tu Mơ Rông có 34 trường, trong đó có 11 trường mầm non, 11 trường tiểu học và 12 trường Trung học cơ sở với khoảng gần 7.700 học sinh từ bậc mầm non đến Trung học cơ sở được chia thành 345 lớp ở cả 3 bậc học.
Lễ Khai giảng năm học mới ở trường Tiểu học bán trú Ngọc Lây (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông).
Năm học này, dù đã đầu tư nhiều kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ năm học nhưng toàn huyện vẫn còn 10 phòng tạm, nhờ (mầm non có 5 phòng, tiểu học 5 phòng); còn hơn 100 công trình vệ sinh tạm (mầm non có 47 công trình, tiểu học 33 công trình và Trung học cơ sở có 21 công trình) và có 41 trường, điểm trường không có nước sinh hoạt phải mượn nhờ người dân.
Học sinh ở làng Tu đến trường trong ngày khai giảng năm học mới.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng toàn ngành giáo dục và đào tạo huyện Tu Mơ Rông đang cố gắng khắc phục khó khăn quyết tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW của Bộ Chính trị về "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn giai đoạn 2016-2020"; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục ở địa phương, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới 2019-2020.
Tin, ảnh: Quang Thái
Theo TTXVN
Băng đại ngàn vận động học sinh đến trường Mặc cho mưa gió tràn về nhưng các thầy cô vùng cao xã Mo Rai (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) vẫn đến từng nhà, tìm trên khắp nương rẫy để vận động học sinh đến lớp. Ở trường, hàng trăm học sinh cùng xắn tay với các thầy cô giáo quét dọn khuôn viên trường để chuẩn bị cho ngày khai giảng...