Nỗi lo viết sai chính tả
Sự lẫn lộn trong phát âm và thói quen nói sao viết vậy, dẫn đến chuyện thường xuyên viết sai chính tả, làm đau đớn, xót xa biết bao cho chuyện “chữ nghĩa”!
1 Tuần báo Thể Thao Và Văn Hóa Cuối Tuần số ra ngày 3-2 (Chuyện vỉa hè: Này thì chữ! của Quán Cóc, trang 45-46) đã đăng bức ảnh làm bằng chứng về chuyện có bức thư pháp xuất hiện trong “chợ chữ” xuân Nhâm Thìn 2012 tại Hà Nội, rao bán đôi chữ Hán “Nỗ lực” bằng mực tàu, kèm theo chú thích bằng tiếng Anh là “The Word: Effort” và bằng tiếng Việt là … “Lỗ Lực”! Hóa ra “ông đồ” nhà ta có thể viết đúng (khoan bàn đến khoản viết đẹp, càng khoan bàn đến chuyện thư pháp) chữ Hán nhưng lại viết không đúng tiếng ta!
Có giai thoại tại một trường nọ: mượn ý người xưa từng chép “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu. Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, một anh cán bộ viết bài thu hoạch, khi bàn về phẩm chất người công bộc của nhân dân thời nay, đã hạ bút viết liền mấy chữ “no trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”! Có thể do tình ngay lý gian nhưng giấy trắng mực đen làm sao tránh khỏi chuyện bị điểm 0 vì cái nội dung “phản động” này!
Video đang HOT
Còn đây là giai thoại của tuổi nhỏ: một em học sinh mếu máo lúc cầm bài tập làm văn bị một cặp trứng ngỗng, hóa ra khi ca ngợi nghề dạy học, em lại viết ra câu văn “gây chết người” như sau: “Cô giáo em say mê chồng người”! ồng bào ta, nhiều người thường viết sai câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Không phải là xử như một lời tuyên buộc phải thi hành mà chính là sử, tức sai bảo: Vua bảo bầy tôi phải chết, nếu không chết là bầy tôi bất trung, cha bảo con cái phải chết, nếu không chết thì con cái bất hiếu!
2 Ngoài Hà Nội, trên phố Hai Bà Trưng có bảng quảng cáo: “Chất Lượng Tạo Lên Sức Mạnh”. Tại TP.HCM, đường Nguyễn Trãi, có biển hiệu nơi phòng mạch một bác sĩ, dưới cái tên riêng là mấy dòng định danh: “Tiến sĩ y học – thầy thuốc u tú”. Cư dân mạng đã cất công chụp ảnh và công bố biết bao bảng hiệu, biển báo “cười ra nước mắt” như: Tẩm quất thư dãn/ thư rãn (giãn), Lấy dáy (ráy) tai, Cấm kinh doanh, dịch vụ, bày bán hàng dong (rong) trên vỉa hè, Sin (Xin) đừng đốt (rác), Sôi (Xôi) thịt bánh bao, Nước ép trái cây – hoa quả rầm (dầm)… Một du khách đã chụp được bức ảnh ở đền ô (Bắc Ninh) ghi lại tấm bia khắc bản dịch Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ (được tiến cúng vào năm 2009) trong đó có câu: “Trẫm rất lấy làm đau sót về việc đó, không thể không dời đổi”. Còn bạn đọc một tờ báo điện tử đã phải lên tiếng khi bắt gặp tại lễ hội đền Hùng tháng 4-2010, người ta đã cho treo một băngrôn nơi tổ chức hội thi với dòng chữ “Nấu Bánh Trưng, Giã Bánh Giày”… Ngay cả báo chí cũng không ngoài cuộc chơi: nọ là bài báo in có tít “Doanh nghiệp công nghệ thông tin TP.HCM: Nóng nòng (lòng) chờ hỗ trợ”, kia là trang báo mạng với tựa đề: “Xăm hình con rao (dao) hai lưỡi!”…
3 Nhưng đáng lo hơn cả là chuyện chính tả ngay trong nhà trường, vốn là nơi tôn nghiêm về chuẩn mực. Ngày 1-10-2007, Sở Giáo dục – đào tạo Kon Tum xác nhận đã để xảy ra một số sai sót trong việc kiểm tra, đánh giá và khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 2007-2008, trong việc ra đề thi và đáp án môn ngữ văn lớp 6 và 7. Trong đó có sự cố tại đề 472, phần tự luận yêu cầu học sinh viết thuộc lòng hai khổ thơ cuối của bài thơ Lượm (Tố Hữu), đáp án và hướng dẫn chấm môn ngữ văn lớp 7 lại viết là “Chú bé loắc choắc” trong khi sự thật là “Chú bé loắt choắt”.
Một phụ huynh đau đớn kể lại câu chuyện đứa con gái học lớp 5 khi viết văn, bị cô giáo sửa hết mấy chữ vầng (trăng) thành vần, và dĩ nhiên kèm theo là điểm trừ. Người mẹ chỉ còn một nước đi “méc” ban giám hiệu nhưng xin được “bảo mật thông tin” vì sợ con bị… hành hạ!
Những năm 1990, Trường Huấn luyện cán bộ ội (Thành đoàn TP.HCM) khi phối hợp hằng năm với Trường trung học Sư phạm TP.HCM để đào tạo tổng phụ trách ội, đã phát hiện không ít giáo sinh trúng tuyển vào sư phạm nhưng vẫn không thể viết đúng chính tả một số vần có âm đệm, có nguyên âm phức như loanh quanh, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo… Vấn đề là một năm sau, nhiều người trong số đó đã trở thành thầy cô đứng lớp dạy cho trẻ đánh vần, ghép chữ!
4 Vậy thì làm sao để tránh không còn xảy ra những “ơn xin ra (gia) nhập oàn”, “Hội thi thanh niên giỏi nghề lông (nông)”, “Em sinh (xinh) em đứng một mình cũng sinh (xinh)”…? Thiên hạ bày nhau ngoài thói quen sử dụng từ điển, cần phải chăm đọc sách. Chỉ có điều nhớ phải “chọn mặt… gửi nhà xuất bản” vì cũng không thiếu những quyển sách đầy lỗi chính tả. Nên có bậc phụ huynh “vì tương lai con em chúng ta” đã cất công sửa lỗi morát tất cả các cuốn sách trước khi chuyển cho con cái đọc! Thật đáng khâm phục!
Theo TTO
Tiếng Việt đang méo mó: Thay đổi thói quen xấu
Những thói quen và quan niệm sai lệch trong việc tiếp nhận ngôn ngữ của giới trẻ khiến các chuyên gia đề nghị cần phải ban hành luật ngôn ngữ.
Sách dành cho thiếu nhi cần tránh những sai sót cơ bản để trẻ em tiếp nhận tiếng Việt chuẩn xác - Ảnh: Lê Thanh
Tiếng Việt...Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hátKể mọi điều bằng ríu rít âm thanhNhư gió nước không thể nào nắm bắtDấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy.Một tiếng "vườn" rợp bóng lá cành vươnNghe mát lịm ở đầu môi tiếng "suối"Tiếng "heo may" gợi nhớ những con đường.Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộngVẫn tiếng "làng", tiếng "nước" của riêng ta.Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mấtNàng Mị Châu quỳ gối lạy cha già....Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bểCó gọi thầm tiếng Việt giữa đêm khuya?Ai ở phía bên kia cầm súng khácCùng tôi trong tiếng Việt quay về.Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợQuên nỗi mình quên áo mặc cơm ănTrời xanh quá, môi tôi hồi hộp quáTiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình... Lưu Quang Vũ
Tây hóa là do chưa tôn trọng tiếng ViệtVào năm 1957, khi tôi sang Anh, gặp một học trò cũ, cậu này sang học Anh ngữ tại London, ngỏ ý muốn ghi âm những bài dân ca do tôi biểu diễn. Cậu đề nghị với tôi như sau (nguyên văn): "Thưa thầy, em xin phép được record thầy hát những bài folksong. Nhưng em không có tape mới. Thầy chịu khó chờ đợi em wipe lại tape cũ rồi em sẽ record thầy". Tôi nói ngay với cậu rằng: "Con mới sang London học tiếng Anh chưa đầy 3 năm mà không nói được một câu tiếng Việt suôn sẻ. Tại sao con không nói "Em xin phép thầy ghi âm những bài dân ca do thầy biểu diễn. Nhưng em không có băng từ mới, thầy chịu khó chờ đợi em xóa băng cũ rồi em sẽ ghi âm thầy". Tôi thấy việc Tây hóa ngôn ngữ Việt Nam là do giới trẻ hiện nay chưa biết cách tôn trọng tiếng Việt như là một nét văn hóa. Tôi đã sống gần 50 năm ở nước ngoài, dạy học 30 năm tại các trường ĐH ở Paris, trong hội đồng quốc tế âm nhạc, tôi chỉ giao tiếp bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Nhưng khi tôi nói tiếng Việt thì không hề bị tiếng ngoại quốc lấn át tiếng mẹ đẻ. GS-TS Trần Văn Khê ở nước ngoài 50 năm vẫn không hề bị tiếng ngoại quốc lấn át tiếng mẹ đẻ - Ảnh: Như Lịch
GS-TS Trần Văn Khê
Ý kiến Cấp thiết hình thành luật ngôn ngữTôi cho rằng, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta cần có luật ngôn ngữ, nhằm giải quyết các vấn đề đang đặt ra, quanh hoạt động giao tiếp ngôn ngữ trong xã hội VN. Như vậy chúng ta mới có cơ sở, căn cứ pháp lý, đủ sức bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt. Vị trí của luật này quan trọng ngang tầm với các luật khác, như luật Đất đai, luật Giáo dục...GS-TS- Ngnd Bùi Khánh Thế (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) Thành lập cơ quan chỉnh đốnỞ các nước tiên tiến trên thế giới đều tổ chức các cơ quan chỉnh đốn ngôn ngữ. Đối với tiếng Việt, để chỉnh đốn ngôn ngữ nhất thiết phải có một cơ quan thường trực có đủ năng lực và thẩm quyền chịu trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng và tổng hợp những nghiên cứu trong xã hội về việc sử dụng từ ngữ nói chung và từ ngữ nước ngoài trong tiếng Việt nói riêng; xây dựng luật ngôn ngữ và các văn bản dưới luật nhằm thể chế hóa các quy định sử dụng tiếng Việt nói chung và sử dụng từ nước ngoài nói riêng.PGS-TS Trần Thanh Ái (ĐH Cần Thơ) Người lớn phải làm gươngVới tình trạng sử dụng ngôn ngữ như hiện nay thì liệu 10 năm, 20 năm sau, tiếng Việt có còn giữ gìn được sự trong sáng? Tôi nhấn mạnh về việc làm gương của người lớn. Ở trường, giáo viên phải luôn nhắc nhở học sinh, ở nhà thì cha mẹ cần tuyên truyền con sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách trong sáng? Chúng ta cần phải nhanh chóng đề ra liệu pháp để bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt. Triệu Thị Huệ (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) Minh Luân (ghi)
Theo TNO
GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn: Một đời nặng chữ văn Theo thầy: Dạy văn lấy cảm làm đầu/ Một đời tôi chỉ một câu dặn mình/ Dạy văn dạy nghĩa dạy tình/ Dạy văn mà cũng dạy mình dạy ta... Gần trưa, điện thoại di động của tôi reo liên tục và nhận tin nhắn ào ạt. Tất cả chỉ một nội dung: Thầy chúng tôi, GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn vừa...