Nỗi lo về những công dân tương lai

Theo dõi VGT trên

TT – Tại sao một bộ phận học sinh có hành vi lệch lạc về đạo đức, lối sống, thiếu ý thức trách nhiệm công dân, không tự giác chấp hành pháp luật?

Nỗi lo về những công dân tương lai - Hình 1

Một tiết dạy và học văn theo hướng đổi mới ở Trường THPT Giồng Ông Tố, TP.HCM. Theo các chuyên gia, chương trình môn văn có nhiều bài giáo dục đạo lý cho học sinh, nhưng phải có phương pháp phù hợp mới đạt được hiệu quả – Ảnh: X.B.

Hội thảo “Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo lý dân tộc và ý thức công dân cho học sinh THPT TP.HCM” (do Viện nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức sáng 18-12) đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên.

Tại hội thảo, PGS.TS Ngô Minh Oanh – viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục – đã trình bày kết quả cuộc khảo sát trên 1.800 học sinh khối lớp 10, 11, 12 ở 20 trường THPT thuộc 12 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM (12 trường công lập và 8 trường ngoài công lập). Theo đó, các học sinh đã tự đánh giá (ở mức đồng ý và rất đồng ý) về những hạn chế trong nhận thức, hành vi, lối sống: 42,9% học sinh thiếu ý thức trách nhiệm công dân, không tự giác chấp hành pháp luật; 42,7% thiếu lý tưởng và hoài bão lập thân, lập nghiệp; 42,5% thiếu tôn trọng thầy cô giáo, hay nói xấu thầy cô giáo; 37,6% sống thiếu nhân ái, vô cảm; 42,5% không thích học các môn khoa học xã hội – nhân văn; 57,4% thiếu hiểu biết về lịch sử, truyền thống và đạo lý dân tộc…

TS Oanh đặt vấn đề: “Nhìn vào tỉ lệ trên chúng ta không khỏi lo lắng, một bộ phận học sinh trên sẽ như thế nào khi họ trở thành những công dân tương lai? Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do giáo dục gia đình, do môi trường sống của xã hội và một phần do giáo dục về đạo lý dân tộc, tính nhân văn và ý thức công dân cho học sinh trong nhà trường còn nhiều bất cập. Sự bất cập này thể hiện ở nội dung chương trình, phương pháp giáo dục và sự kết hợp giữa các môn văn, sử, giáo dục công dân”.

Video đang HOT

Phát biểu tại hội thảo, ThS Lê Thanh Hà – giám đốc Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm TP.HCM, giảng viên khoa giáo dục chính trị ĐH Sư phạm TP.HCM – nhận định: “Chương trình và sách giáo khoa môn giáo dục công dân THPT còn khá nặng về lý luận, mang tính hàn lâm, nội dung giáo dục đạo lý dân tộc và ý thức của công dân thể hiện trong chương trình quá ít. Như chương trình môn giáo dục công dân lớp 10: phần thứ nhất sách giáo khoa trình bày nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” nhưng thực chất là kiến thức triết học. Chương trình giáo dục công dân lớp 11: phần thứ nhất của sách giáo khoa trình bày nội dung “Công dân với kinh tế” thực chất là nội dung của kinh tế chính trị nhưng ở dạng đơn giản. Chương trình giáo dục công dân lớp 12: toàn bộ chương trình có nội dung giáo dục pháp luật… Nội dung giáo dục đạo lý dân tộc và ý thức của công dân chưa đi sâu, cụ thể, còn nặng về lý luận pháp luật”.

TS Huỳnh Công Minh, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cũng cho rằng: “Nội dung giáo dục đạo đức, công dân của nhà trường phổ thông hiện nay nặng nề nhưng hiệu quả giới hạn, cần phải sắp xếp lại như một cây “đạo đức”. Ở đó, tinh thần thượng tôn pháp luật, lòng tự trọng và trách nhiệm của con người chính là cội rễ để hình thành các đức tính khác cho học sinh”.

Tại hội thảo, ThS Đỗ Công Đoán, phó hiệu trưởng Trường trung học Thực hành (ĐH Sư phạm TP.HCM), phát biểu: “Việc giáo dục đạo lý dân tộc và ý thức công dân cho học sinh có nhiều phương pháp, nhưng theo tôi thì mỗi thầy cô cần phải làm gương cho học trò trước. Ví dụ: dạy học sinh thấy rác là phải nhặt ngay, nhưng chính bản thân các thầy cô giáo thấy rác mà làm ngơ thì sẽ rất khó giáo dục học trò”.

TS Huỳnh Công Minh lại đề nghị: “Muốn giáo dục đạo đức tốt, nhà giáo dục phải biết quy luật hình thành phẩm chất đạo đức con người. Đạo đức không thể hình thành từ những lý thuyết áp đặt, mà phải cho học sinh cảm nhận và trải nghiệm với những giá trị được cộng đồng trân trọng, tôn vinh”.

* Ths Hồ Thanh Tâm(giảng viên khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm TP.HCM): Nỗi lo về những công dân tương lai - Hình 2

Ảnh: N.H.

Xác định lại vị trí bộ môn lịch sử

Lịch sử có ưu thế trong giáo dục đạo lý dân tộc và ý thức công dân, nhưng ưu thế này sẽ không được phát huy nếu bộ môn chưa có vị trí xứng đáng trong chương trình giáo dục phổ thông. Hiện chưa có một văn bản nào coi môn sử là môn phụ, nhưng cách hành xử của các cấp quản lý và xã hội đã gián tiếp xác nhận điều đó. Đó là chưa kể chương trình học còn nặng nề, dàn trải lại không xác định rõ các nội dung về đạo lý dân tộc, ý thức công dân mà chúng ta cần giáo dục cho học sinh.

Vì vậy, việc xác định lại vị trí bộ môn và đổi mới/thiết kế lại chương trình là những điều cần thực hiện trước tiên. Trong khi chờ đợi sự thay đổi đó, giáo viên THPT nên chủ động áp dụng các phương pháp dạy học, công cụ đánh giá hiện đại, mạnh dạn tổ chức các hoạt động ngoại khóa để nâng cao hiệu quả giáo dục.

* NGƯT Dương Thị Trúc Bạch (phó chủ tịch Hội Khuyến học TP.HCM, nguyên hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM) :

Nỗi lo về những công dân tương lai - Hình 3

Ảnh: N.H.

Phải làm sao để học sinh có cảm xúc

Dạy học sinh về đạo lý dân tộc và ý thức công dân phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ và gần gũi. Ở Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, khi học sinh bước chân vô trường đã được dạy về truyền thống của trường để các em yêu ngôi trường của mình trước đã. Sau đó mới dạy đến yêu đất nước, yêu Tổ quốc.

Trước khi dạy các em thượng tôn pháp luật thì giáo dục các em tôn trọng kỷ luật của nhà trường: xuống xe bỏ mũ ra, đi lên xuống cầu thang phải nhường cho người lớn tuổi đi trước, gặp thầy cô phải chào, thấy rác phải nhặt…

Hồi tôi còn làm hiệu trưởng Trường Nguyễn Thị Minh Khai, Sở GD-ĐT TP đã chỉ đạo các trường lồng ghép việc giáo dục đạo đức vào tiết sinh hoạt dưới cờ. Tôi thường đọc báo Tuổi Trẻ xem có bài nào hay lấy ra giáo dục học sinh.

Như bài “Lễ chào cờ từ trái tim” tôi thấy hay quá, đem đọc lại cho học sinh toàn trường nghe trong tiết sinh hoạt dưới cờ. Tôi còn nhớ cả trường hôm đó im phăng phắc, nhiều em thật sự xúc động với câu chuyện ấy. Đọc xong, tôi nói với học sinh của mình: “Những học sinh khuyết tật mà còn chào cờ với tất cả tình cảm thiêng liêng như thế, còn ở trường ta cô thấy lúc chào cờ, có em hát, em không hát, có em hát thì đứng không nghiêm…”. Sau lần đó, tình hình cải thiện rất nhiều.

Kể ra như thế để thấy rằng việc giáo dục học sinh có nhiều cách, nhưng phải làm sao để các em có cảm xúc thì mới đạt được hiệu quả.

Theo TTO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Hoà Minzy đăng video thừa nhận: "Xin lỗi khán giả, không thể lừa dối mọi người thêm nữa"
17:32:27 16/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Xoài Non bị nhận xét "còn non và thiếu tinh tế" khi liên tục làm 1 việc trước mặt bố mẹ Gil Lê
19:14:49 16/11/2024
Sao cũ đã hết thời giữa dàn nghệ sĩ thế hệ mới?
20:03:00 16/11/2024
Cái kết nào cho giấc mơ 10 năm của Kỳ Duyên ở Miss Universe?
17:38:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Điều tra vụ nổ khiến 1 người bị thương nặng ở Hải Phòng
18:07:09 16/11/2024
Phản ứng của Mạc Hồng Quân khi vợ siêu mẫu trở lại sàn diễn sau nhiều năm rời showbiz
18:46:39 16/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Long Nhật nói về danh xưng 'bà tám showbiz', thề không tạo scandal lần 2 trong đời

Tv show

23:04:29 16/11/2024
Là khách mời trong chương trình Đời nghệ sĩ , Long Nhật có dịp ôn lại chặng đường làm nghề, đặc biệt là giai đoạn tạo scandal để gây chú ý khi trở lại ca hát.

H'Hen Niê tuổi 32: Mua nhà sau 14 năm ở thuê, liên tục khoe dáng nóng bỏng

Sao việt

22:45:06 16/11/2024
Hoa hậu H Hen Niê có lối sống giản dị, chăm chỉ tiết kiệm tiền, không coi trọng vật chất. Cô mới mua nhà riêng sau 14 năm ở thuê.

Thu Trang và giới làm phim kêu cứu, Cục Điện ảnh: "Mong Quốc hội cân nhắc"

Hậu trường phim

22:37:14 16/11/2024
Hơn 30 doanh nghiệp điện ảnh đã ký tên và đóng dấu vào văn bản khẩn, kiến nghị về việc điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng (VAT) trong Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Tai nạn máy bay V-22 Osprey: Phi công quên bật 'công tắc nguồn'

Thế giới

22:01:39 16/11/2024
Việc không tuân thủ quy trình này khiến máy bay không đủ sức mạnh để bay lên, dẫn đến va chạm. Ngoài ra, phi công cũng bị đánh giá là điều khiển không đúng kỹ thuật khi máy bay ở gần mặt đất, gây ra tình trạng rung lắc mạnh.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Han So Hee

Phim châu á

21:22:27 16/11/2024
Heavy Snow (Tạm dịch: Bão Tuyết) đang khiến MXH rần rần thời gian qua, đem đến những thước phim mơ mộng đẹp như sách truyện tới khán giả

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

Tin nổi bật

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Tùng Dương tiết lộ bị một nghệ sĩ Gen Z mắng, dạy hát từng câu

Nhạc việt

20:14:55 16/11/2024
Sáng 16/11, nam ca sĩ Tùng Dương đã có buổi họp báo giới thiệu đến công chúng album mới nhất mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới.

NewJeans sẽ nợ HYBE bao nhiêu tiền nếu phá vỡ hợp đồng?

Nhạc quốc tế

20:09:45 16/11/2024
Khán giả Hàn Quốc đang bàn tán xôn xao về số tiền NewJeans sẽ phải trả cho tập đoàn nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng.