Nỗi lo từ bếp ăn học đường
Việc hàng trăm học sinh ở Bắc Ninh nghi nhiễm sán lợn đã gây xôn xao dư luận những ngày vừa qua. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan làm rõ. Mặc dù chưa kết luận nguyên nhân nhưng cũng dấy lên nỗi lo về bếp ăn học đường.
Ảnh minh họa
Hiện nay, trên cả nước có hàng nghìn trường học có bếp ăn bán trú. Riêng TP Hà Nội có gần 2.800 trường học có bếp ăn bán trú, phục vụ khoảng 800.000 học sinh. Theo Sở Y tế Hà Nội, đa số bếp ăn nhập thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nhờ đó số đông học sinh ở Thủ đô có những bữa ăn bán trú an toàn, chất lượng. Dù vậy, vẫn xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm từ các bếp ăn trường học. Điển hình là vụ ngộ độc thực phẩm tập thể với hơn 200 học sinh của Trường Mầm non Xuân Nộn (huyện Đông Anh) vào tháng 11/2018 khiến dư luận hoang mang.
Được biết, Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa thống nhất phối hợp triển khai công tác phòng chống dịch và an toàn thực phẩm trong trường học năm 2019. Một trong những nội dung phối hợp giữa hai ngành là sẽ cùng tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo ATTP của các bếp ăn bán trú, các cơ sở cung cấp suất ăn, cung cấp nước uống cho các cơ sở giáo dục.
Theo Luật An toàn thực phẩm (ATTP), việc quản lý ATTP trong trường học thuộc trách nhiệm của UBND các cấp. Với cơ sở cung cấp bữa ăn cho trường học có giấy phép kinh doanh thì phải có thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn VSTP. Với cơ sở không đăng ký kinh doanh (nhà trường tự nấu và cung cấp suất ăn cho học sinh) thì cần có cam kết với cơ quan chức năng và phải đảm bảo đủ các điều kiện về nguồn gốc thực phẩm, cơ sở vật chất… Ngành giáo dục cũng thường xuyên quán triệt các trường về vấn đề đảm bảo ATTP, trong đó nhấn mạnh đến vai trò giám sát của Ban giám hiệu nhà trường và Ban phụ huynh trong kiểm soát nguồn gốc thực phẩm.
Quy định là vậy nhưng thực tế, việc kiểm soát nguồn gốc thực phẩm còn nhiều bất cập. Mặc dù các doanh nghiệpcung cấp thực phẩm cho các trường học đều đã được thẩm định hồ sơ, năng lực, tuy nhiên, nhiều nhà trường vẫn luôn trăn trở khi phải tự kiểm định thực phẩm đầu vào hàng ngày bằng… mắt thường.
Video đang HOT
Thậm chí, có hiện tượng doanh nghiệp chuyên cung cấp thực phẩm cho các bếp ăn tập thể chỉ lo “ làm đẹp” hồ sơ nhưng thực phẩm không cung cấp đúng như cam kết ban đầu. Nhiều cơ sở sẵn sàng chi mạnh tay “hoa hồng” cho đối tác để lấy được hợp đồng cung cấp, song với giá trong hợp đồng khó có thể đảm bảo chất lượng nguồn thực phẩm…
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung, để đảm bảo ATTP tại bếp ăn trường học cần sự vào cuộc của cả 3 bên: Đơn vị cung cấp, nhà trường và phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, cần phải có chế tài nghiêm khắc để xử lý, răn đe đối hành vi tuồn thực phẩm bẩn vào các bếp ăn học đường, hành vi được coi là “đầu độc” đối với thế hệ tương lai của đất nước.
Theo congly
Nhiều trường học Hà Nội công khai nguồn gốc thực phẩm để phụ huynh yên tâm
Thông qua nhiều hình thức như gửi tin nhắn, thư ngỏ, đăng tải lên mạng, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động cung cấp thông tin về nguồn gốc thực thẩm bếp ăn nhà trường, giúp các phụ huynh học sinh yên tâm.
Bếp ăn bán trú tại Trường Marie Curie phục vụ khoảng 3.000 suất ăn mỗi ngày.
Công bố rõ nguồn nhập thực phẩm
Để công khai toàn bộ nguồn gốc thực phẩm, quy trình kiểm định và cách chế biến thực phẩm tại bếp ăn nhà trường, trong ngày 20-3, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Cuire Hà Nội đã có thư ngỏ gửi tới toàn bộ phụ huynh học sinh để họ thêm yên tâm về độ an toàn và chất lượng bữa ăn.
Bà Nguyễn Thị Xuân Lan, Hiệu trưởng khối Tiểu học Trường Marie Cuire Hà Nội (quận Nam Từ Liêm) cho biết, nhà bếp của trường phục vụ khoảng 3.000 suất ăn cho toàn bộ học sinh của hai khối tiểu học, THCS và các cán bộ, công nhân viên mỗi ngày.
"Trước thông tin về một số loại bệnh có liên quan đến thịt lợn, một số phụ huynh tỏ ra lo lắng. Căn cứ hướng dẫn từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm và những thông tin khoa học, chính thống về bệnh Dịch tả lợn châu Phi, nhà trường đã giải thích để phụ huynh không 'quay lưng' với thịt lợn" - bà Lan cho biết.
Theo bà Lan, không chỉ có thịt lợn mà tất cả các loại thịt, cá hay rau củ quả... phục vụ cho bếp ăn đều được trường nhập từ các đơn vị có uy tín với tiêu chí độ an toàn đặt lên cao nhất. Đặc biệt, trường phối hợp với cán bộ của Trạm Y tế phường Mỹ Đình 1 hằng ngày kiểm định kỹ lưỡng các thực phẩm nhập vào.
"Vì là các món ăn phục vụ cho trẻ nhỏ nên chúng tôi đặc biệt lưu ý cách chế biến kỹ càng, an toàn. Tất cả các món đều phải được nấu chín chứ không để các cháu ăn tái. Từ trước đến nay, trường chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào phụ huynh phản ánh về con em mình gặp các sự cố về sức khỏe sau khi ăn bán trú. Trong những thời điểm phát sinh dịch bệnh khiến phụ huynh lo lắng, chúng tôi càng quan tâm hơn nữa việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào và chất lượng bữa ăn cho học sinh" - bà Lan khẳng định.
Nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Trường Liên cấp Tây Hà Nội cũng đã gửi thông báo khuyến cáo đến các phụ huynh lưu tâm và thực hiện triệt để việc nấu chín thịt lợn trước khi ăn. Thực đơn bữa ăn hằng ngày của học sinh cũng được trường gửi đến email của các cha mẹ để họ tiện theo dõi về chất lượng bữa ăn.
Đại diện Ban giám hiệu và phụ huynh Trường Tiểu học Việt Nam - Cuba kiểm tra khu vực chế biến suất ăn cho các học sinh.
Tăng cường kiểm tra đơn vị cung cấp suất ăn
Bà Hoàng Thị Lan Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Việt Nam - Cuba (quận Ba Đình) cho biết, do yên tâm với bữa ăn bán trú của con em mình, các phụ huynh không có ý kiến phản hồi. Tuy nhiên, từ ngày 12-3, trường đã chủ động nhắn tin tới phụ huynh về việc tăng cường kiểm tra chất lượng các bữa ăn.
"Trường đã công khai cơ sở cung cấp thực phẩm, yêu cầu đơn vị này có bản cam kết về chất lượng thực phẩm và gắn lên bảng thông báo các lớp học. Phụ huynh khi đón con sẽ tiện theo dõi hoặc các con sẽ truyền đạt lại cho bố mẹ để thêm yên tâm" - bà Hương thông tin.
Ngoài ra, do năm học này, trường đang được xây dựng mới cơ sở vật chất nên đơn vị cung cấp bữa ăn sẽ chế biến trực tiếp tại công ty cung cấp suất ăn, sau đó vận chuyển đến các điểm có học sinh của trường Việt Nam - Cuba đang học tạm. Theo bà Hương, Ban giám hiệu nhà trường cùng đại diện cha mẹ học sinh vẫn thường xuyên đến công ty này kiểm tra từ sớm, xem xét cụ thể nguồn thực phẩm nhập vào.
Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm) cũng đang trong quá trình xây dựng nên không bố trí được bếp ăn. Bà Lê Minh Sơn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đơn vị cung cấp suất ăn do nhà trường ký kết đã có hợp đồng cam kết sẽ cung cấp thực phẩm sạch, nên các phụ huynh yên tâm để con em ăn bán trú tại trường.
Cũng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn ở các trường mầm non tư thục, như: Hệ thống trường mầm non VietKids, Trường Mầm non Trí tuệ Việt (quận Long Biên), Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên (quận Thanh Xuân)... đều có thông báo rộng rãi đến phụ huynh, khẳng định việc bảo đảm chất lượng các bữa ăn; đồng thời khuyến cáo phụ huynh về việc sử dụng thịt lợn có nguồn gốc và cách chế biến để bảo đảm sức khỏe cho trẻ và gia đình.
Theo hanoimoi
Niềm tin đang trở lại với người dân xã Thanh Khương (Bắc Ninh) Dư luận xôn xao suốt cả tuần qua bắt đầu từ một vụ việc xảy ra vào cuối tháng hai, khi một số phụ huynh phát hiện thịt lợn nổi đầy hạch trắng trong bữa ăn tại trường mầm non Thanh Khương (Bắc Ninh). Sau đó, phụ huynh đưa con đi khám và có kết quả dương tính với sán. Vụ việc đã...