Nỗi lo nợ xấu của KienLongBank, PVCombank và PGBank
Tại thời điểm 30/6/2020, các nhà băng có tỷ lệ nợ xấu trên mức 3% là KienLongBank, PVCombank, PGBank…
Điều gây kinh ngạc lớn ở đây là tỷ lệ nợ xấu của KienLongBank tăng một mạch từ 1,02% đầu kỳ vọt lên tới 6,59%, tương ứng nợ xấu gấp 6 lần đầu năm chiếm 2.250 tỷ đồng.
Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) của KienLongBank gấp 9 lần, ghi nhận gần 2,146 tỷ đồng.
Theo giải trình của nhà băng này, trong số dư nợ có khả năng mất vốn, có 1,896 tỷ đồng dư nợ các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu của một ngân hàng khác được phân loại nợ nhóm 5 theo Quyết định 2595/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
PVCombank cũng là một cái tên được nhắc đến khi tỷ lệ nợ xấu đầu kỳ ở mức an toàn thì cuối kỳ tăng lên 3,51% khi chiếm 2.754 tỷ đồng. Điều này cũng dễ hiểu khi dư nợ cho vay khách hàng của nhà băng này tăng trưởng âm 0,32% về mức 78.268 tỷ đồng.
Ngoài KienLongBank và PVCombank, thì VPBank và PGBank cũng có tỷ lệ nợ xấu trên mức 3%. Tuy tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, nhưng hai ngân hàng trên nằm trong số ít các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm so với cuối năm trước, về lần lượt còn 3,19% và 3,07%.
Đáng lưu ý, VPBank hiện đang là ngân hàng có số dư nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) cao nhất với 16.769 tỷ đồng. Trong khi dư nợ khách hàng của VPBank chỉ tăng 5% sau 6 tháng đầu năm nhưng nợ đủ tiêu chuẩn chỉ tăng 3% trong khi nợ cần chú ý tăng 37% so với thời điểm đầu kỳ.
Dù nợ nhóm 2 chưa được xếp vào nợ xấu nhưng việc con số tăng mạnh cho thấy khả năng tiềm ẩn nợ xấu của ngân hàng đang ở mức cao.
Tình hình nợ xấu của 4 nhà băng có tỷ lệ trên 3% tại thời điểm 30/6/2020 (Đvt: tỷ đồng)
Video đang HOT
Ngoài các nhà băng này, ABBank và SHB cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng gia tăng khi áp sát mốc 3%, chiếm lần lượt là 2,73% và 2,45%
Nói về tốc độ tăng mạnh của nợ xấu, ngoài Kienlongbank thì VietBank và VietinBank cũng là hai nhà băngcó mức tăng nợ xấu rất cao lần lượt là 49,7% và 47,7% trong khi dư nợ lại tăng khá khiêm tốn 5% và 0,7%.
Trong đó, nợ xấu của VietinBank tăng từ 10.800 tỷ đồng cuối năm trước lên gần 16.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) của VietinBank đã tăng lên 7.155 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cuối năm trước và nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 85% lên 2.853 tỷ đồng trong khi nợ nhóm 5 lại giảm 17%.
Một chỉ báo đáng chú ý đang tăng mạnh tại nhiều nhà băng
Lãi dự thu tăng mạnh trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống trong 6 tháng ở mức thấp nhất trong 7 năm đặt ra câu hỏi lên quan đến chất lượng tài sản và hiệu quả kinh doanh của nhà băng.
Ảnh minh họa.
Dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, trong 6 tháng qua, nhiều nhà băng đã buộc phải thực hiện "thắt lưng buộc bụng", cắt giảm chi phí; dù vậy, lợi nhuận của phần lớn thành viên đều ghi nhận giảm tốc, thậm chí, giảm so với cùng kỳ năm trước.
Một điểm đáng chú ý khác, nợ xấu nội bảng đang có xu hướng tăng mạnh trở lại trong khi số lãi dự thu của không ít nhà băng tiếp tục tăng cao.
Thống kê của BizLIVE từ số liệu BCTC quý II/2020 của 21 ngân hàng cho thấy, tính đến ngày 30/6/2020, tổng nợ xấu của 21 ngân hàng ở mức hơn 98,6 nghìn tỷ đồng, tăng tới 20,9% so với đầu năm.
Trong đó, tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn tính đến cuối tháng 6 cũng tăng 11,9% so với đầu năm, lên mức 53,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 54,2% tổng nợ xấu.
Nợ xấu tăng nhanh trong khi tốc độ mở rộng của tổng dư nợ bị chậm lại do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng tăng khá mạnh trong nửa đầu năm.
Tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của nhóm theo đó đã tăng từ 1,53% hồi đầu năm lên 1,93% kết thúc tháng 6/2020. Trong đó, có tới 17/21 thành viên ghi nhận tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là nợ xấu nội bảng. Con số nợ xấu thực tế có thể lớn hơn nữa, nhất là với những thành viên chưa tất toán xong phần bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng như nhiều khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, được giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 mà NHNN ban hành hồi đầu năm.
Mặt khác, việc lãi, phí dự thu của nhiều thành viên tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm cũng là một điểm đáng lưu ý.
Về lý thuyết, lãi dự thu là khoản lãi mà ngân hàng dự kiến thu được trong tương lai từ các tài sản sinh lời, trong đó bao gồm cho vay khách hàng.
Dù ngân hàng chưa thu được tiền thật từ khoản này, nhưng vẫn được ghi nhận vào vào kết quả hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, khi tỷ lệ này quá lớn, hoặc tăng quá nhanh so với tăng trưởng tín dụng, và đặc biệt là "cô đặc" lâu dài, thì dễ trở thành một dấu hiệu cảnh báo về chất lượng tài sản, nợ xấu tiềm ẩn cũng như độ an toàn hệ thống.
Thực tế, trong giai đoạn đầu tái cơ cấu các NHTM Việt Nam 2011-2015, vấn đề lãi dự thu tăng cao và có tính bắc cầu với nợ xấu, yêu cầu thoái dần cũng đã từng được đặt ra như một bước để lành mạnh hơn bảng cân đối tại một số thành viên.
Hoặc trong đề án tái cơ cấu của một số trường hợp, thoái lãi dự thu cũng có cơ chế giãn lộ trình thoái nhất định...
Khảo sát của BizLIVE tại 21 ngân hàng cho thấy, tổng lãi, phí dự thu đến cuối tháng 6/2020 ở mức gần 172,7 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so với đầu năm. Trong đó, có tới 11/21 nhà băng trong nhóm khảo sát ghi nhận khoản mục này tăng so với đầu năm. Đáng chú ý, có thành viên ghi nhận lãi, phí dự thu tăng vọt tới hơn 40% chỉ trong 6 tháng qua.
Mặt khác, lãi, phí dự thu tăng khá mạnh trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống trong 6 tháng ở mức thấp nhất trong 7 năm qua (3,26%) cũng đặt ra câu hỏi lên quan đến chất lượng tài sản và hiệu quả kinh doanh của nhà băng.
Theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BTC, các TCTD chỉ được hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro, tức là nợ nhóm 1.
Đối với các khoản phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì TCTD phải hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán, hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán.
Dù vậy, nhiều thành viên vẫn không thực hiện chuyển nhóm nợ đối với những khoản thu quá hạn, không thoái lãi dự thu đối với các trường hợp khó có khả năng thu hồi, từ đó, làm tăng lãi ảo, đồng thời, con số nợ xấu không được thể hiện một cách chính xác, cụ thể trên BCTC.
Mặt khác, do cơ chế phân loại nợ thời gian qua có những điều chỉnh mang tính trọng yếu, ví dụ như cơ cấu lại khoản nợ nhưng không phải chuyển nhóm...
Như trên, quy mô các khoản lãi dự thu của hệ thống ngân hàng khá lớn, có xu hướng tăng lên, đặc biệt là trước tác động của dịch Covid-19 trong kỳ báo cáo vừa qua, tiềm ẩn yếu tố rủi ro.
Trước đây, Thống đốc NHNN đã từng có văn bản yêu cầu các ngân hàng nghiêm túc thực hiện dự thu lãi phù hợp với thực trạng các khoản nợ, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật để phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh.
Covid-19 tái bùng phát vẽ lại bản kế hoạch lợi nhuận ngân hàng Dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến các nhà băng phải tính lại kế hoạch lợi nhuận 2020 của mình. Lợi nhuận giảm rõ nét từ quý II/2020 Kể từ khi dịch bệnh xảy ra trong quý I/2020, các ngân hàng phải nhanh chóng bắt tay đẩy mạnh tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng để kiểm soát rủi ro nợ xấu...