Nỗi lo học phí đầu năm
Bước vào năm học mới 2022-2023, hầu hết các phụ huynh đều lo lắng trước thông tin tăng học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (ngày 27-8-2021) của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Vừa trải qua đợt dịch Covid-19 kéo dài, kinh tế chưa phục hồi, việc tăng học phí, dù ít dù nhiều cũng khiến các phụ huynh thêm nỗi lo.
Thành phố Hà Nội sẽ kiến nghị xây dựng mức học phí phù hợp với điều kiện thực tế, duy trì chính sách hỗ trợ đối tượng khó khăn để giúp học sinh yên tâm học tập.
Bộn bề lo toan
Cứ gần đến ngày khai giảng năm học mới, chị Phạm Bích Hà (phố Vĩnh Hồ, quận Đống Đa) lại không khỏi lo lắng. Chị Hà cho biết, con gái học lớp 6, con trai học lớp 4, hiện chị đã mua 2 bộ sách giáo khoa hết hơn 1 triệu đồng. Con gái lớn chuyển cấp, phải có đồng phục mới nên chị đăng ký mua hết 1,6 triệu đồng. “Vợ chồng tôi đều là lao động tự do, thu nhập bấp bênh, tằn tiện mãi mới cất được hơn 10 triệu đồng. Hồi tháng 3 vừa qua, cả nhà mắc Covid-19 phải dùng đến tiền tiết kiệm mua thuốc men, thực phẩm. Giờ thêm khoản chi là thêm gánh nặng. Tôi mong muốn Hà Nội tạm hoãn tăng học phí”, chị Phạm Bích Hà bày tỏ.
Tương tự, chị Nguyễn Kim Phượng (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) cho biết, năm nay hai con của chị thi chuyển cấp vào lớp 10 và thi đại học nên chi phí cho học thêm cũng tăng đáng kể. Từ khi nghe thông tin về lộ trình tăng học phí, mẹ con chị rất lo lắng bởi nguồn thu của gia đình còn eo hẹp. Nhiều lúc chị còn phải “giật gấu vá vai” vay mượn tiền của họ hàng, người thân để trang trải cho cuộc sống…
Cô giáo Nguyễn Thị Khuyên, Trường Trung học phổ thông Vân Tảo (huyện Thường Tín) cho biết: “Trước đây, các em chỉ hỏi tôi về nguyện vọng, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh, ngành, nghề phù hợp… Nhưng nay đã có em hỏi tôi về mức học phí của các trường đại học khiến tôi thấy việc tăng học phí cũng đã tác động tới tâm lý, khiến các em phần nào do dự trước quyết định của mình. Tôi cũng sẽ tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tư vấn cho các em sự lựa chọn phù hợp, bởi việc học là việc lâu dài, tránh trường hợp bỏ dở dang vì tăng học phí”.
Tăng học phí phải đi đôi với tăng chất lượng đào tạo
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Hànôịmới tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngay từ tháng 7-2022, các địa phương đã phổ biến, tuyên truyền tới nhân dân về Nghị định số 81/2021/NĐ-CP cùng các công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2022-2023.
Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Thanh Long cho biết, UBND quận Nam Từ Liêm đã đề nghị các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, xây dựng mức học phí và lộ trình tăng học phí phù hợp để chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh. Trong đó, các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục nghiêm túc thực hiện nguyên tắc xác định học phí và giá các dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý với tỷ lệ tăng hằng năm không quá 15% đối với đào tạo đại học; tỷ lệ tăng không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông… Có chính sách hỗ trợ miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí và các khoản thu hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; hỗ trợ sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện bảo đảm chất lượng và thu chi tài chính theo Thông tư số 36/2017/TT-BDGĐT…
Tại kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô năm học 2022-2023 với các mức từ 5.100.000 đồng/tháng đến 5.700.000 đồng/ tháng tùy cấp học. Tuy nhiên, hiện tại chưa có thông tin chính thức về mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022-2023.
Video đang HOT
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Sở sẽ tiếp tục tham mưu thành phố ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đồng thời kiến nghị xây dựng mức học phí phù hợp với điều kiện thực tế, duy trì chính sách hỗ trợ đối tượng khó khăn, diện chính sách…, giúp các em học sinh yên tâm học tập.
Việc tăng học phí là tất yếu để phần nào chia sẻ với ngân sách nhà nước đầu tư, chi cho giáo dục và giảm bớt chênh lệch học phí công, tư, khuyến khích trường ngoài công lập phát triển… Nhưng, sau giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19, việc điều chỉnh mức tăng học phí cần có lộ trình phù hợp. Được biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kiến nghị, đề xuất giữ nguyên mức học phí ở các cấp học như năm 2021-2022 và kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh trung học cơ sở ngay từ năm học 2022- 2023. Đây là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Những khối ngành kinh tế luôn dẫn đầu cả nước: Học sinh không chắc 9 điểm/môn thì đừng nộp hồ sơ
Dù trường top trên hay top dưới thì những khối ngành kinh tế sau vẫn luôn có điểm chuẩn cao nhất.
Khối ngành Kinh tế là một trong những lựa chọn hàng đầu của sĩ tử trong những mùa thi đại học. Bởi khối ngành này được đánh giá có nhiều tiềm năng công việc cùng mức thu nhập tốt. Tuy nhiên để chọn được một trường Kinh tế tốt, chất lượng đào tạo cao không hề đơn giản.
Với những sinh viên đang mong muốn lựa chọn được một chuyên ngành kinh tế mình yêu thích mà có chất lượng giảng dạy nổi trội thì hãy cùng điểm danh ngay top những nhóm ngành học có điểm chuẩn cao nhất của khối ngành kinh tế nhé! Nhưng nên lưu ý là nếu không tự tin 25 điểm trở lên, thí sinh đừng chớ dại nộp hồ sơ nha!
1. Ngành Logistics
Có thể thấy rằng, Logistics là ngành học nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh, sinh viên và đang là một ngành rất "hot". Trong đó, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cùng các ngành liên quan có điểm trúng tuyển cao ở trong top đầu của các trường Đại học. Không thua kém những ngành như Công nghệ thông tin, Y khoa,... Đây là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Dưới đây là điểm chuẩn và mức học phí của một số trường có đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trên cả nước vào năm ngoái:
2. Ngành Kinh tế quốc tế
Trong những năm gần đây, kinh tế quốc tế không phải là một ngành học mới, cũng không còn quá xa lạ với nhiều bạn trẻ khi tỉ lệ nguyện vọng xếp trong ngành học này đang ngày một tăng cao. Bởi lẽ đây là một ngành học năng động và có tính chất toàn cầu khi đi kèm với từ "quốc tế". Tham gia vào ngành học này, sinh viên sẽ được nghiên cứu và học tập nhiều kiến thức từ các nhóm ngành như Quản trị kinh doanh, kinh doanh, chiến lược kinh doanh ở tầm xuyên quốc gia...
Ngành Kinh tế quốc tế hay Kinh doanh quốc tế được đào tạo rất nhiều ở hầu hết các trường đại học. Với mỗi trường sẽ có mức điểm khác nhau. Các bạn cùng tham khảo điểm trúng tuyển của các trường để có phương pháp học hiệu quả nhé!
- Trường Đại học Ngoại thương: Ngành Kinh tế: Kinh tế quốc tế và Luật các khối A00; A01; D01; D02; D03; D04; D06; D07 là 26.5 - 28.5 điểm (2021)
- Trường Đại học thương mại: Ngành Kinh tế quốc tế các khối A00; A01; D01 là 26.5-28.5 điểm (2021)
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Ngành Kinh tế quốc tế các khối A00; A01; D01; D07 là 28.05 điểm (2021)
- Trường Đại học Kinh tế - Luật ( ĐH quốc gia TPHCM): điểm chuẩn là 26.6 điểm với các tổ hợp khối A, A1, D1 (2021)
- Trường Học viện Ngoại giao điểm chuẩn là 27.4 với các tổ hợp khối A00, A01, D01, D03, D04 (2021)
3. Ngành Marketing
Marketing được coi là một ngành nghề bùng nổ trong tương lai. Mức lương hấp dẫn và là ngành với nhiều cơ hội để sáng tạo và phát triển. Chính vì vậy mà số lượng thí sinh đăng kí và điểm ngành này không ngừng tăng qua các năm.
Theo Bộ GD & ĐT, Marketing là một trong những ngành thi đại học có số lượng đăng ký cũng như tỷ lệ chọi cao nhất 2021 (1/10,26). Sau khi công bố điểm thi, đã dự đoán trước được rằng điểm chuẩn năm 2021 sẽ tăng. Thế nhưng nhiều giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi biết điểm. Có trường đào tạo chuyên ngành Marketing đã tăng từ 17 điểm lên 26 điểm.
Dưới đây là tổng hợp về điểm chuẩn ngành Marketing năm 2021 ở khu vực miền Bắc được một số trường Đại Học công bố:
- Đại học Kinh tế quốc dân xét tuyển các khối A00, A01, D01, A07 với điểm chuẩn 28.15 điểm.
- Đại học Thương mại xét tuyển các khối A00, A01, D01, A07 với điểm chuẩn chuyên 27.45 điểm (Marketing Thương mại) và 27.15 điểm (Quản trị thương hiệu).
- Đại học Hà Nội xét tuyển khối D01 với điểm chuẩn 36.63 điểm (nhân đôi hệ số)
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông xét tuyển các khối A00, A01, D01 với điểm chuẩn 26.45 điểm.
4. Ngành Thương mại điện tử:
Thương mại điện tử (hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC) hiểu một cách đơn giản là hoạt động mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua Internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này gồm tất cả hoạt động như: mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng...
Ngành thương mại điện tử là ngành đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để triển khai các mô hình kinh doanh trực tuyến trên internet. Khi xu hướng mua sắm online tăng thì nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành thương mại điện tử cũng tăng theo và đang ngày càng trở nên "hot" hơn bao giờ hết.
Cùng điểm danh ngay điểm chuẩn của nhóm ngành này nhé:
- Đại học Điện lực xét tuyển các khối A00, A01, D01, D07, XDHB với điểm chuẩn 23.5 điểm.
- Đại Học Nguyễn Tất Thành xét tuyển các khối A00, A01, D01, D07 với điểm chuẩn 15 điểm.
- Đại học Công Nghệ TPHCM xét tuyển các khối A00, A01, D01, C00 với điểm chuẩn 22 điểm
- Viện Đại Học Mở Hà Nội xét tuyển các khối A00, A01, D01 với điểm chuẩn 28.85 điểm
Tổng hợp
'Mục sở thị' cơ sở vật chất hiện đại tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế Trường Đại học Luật (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) hiện là một trong những đơn vị giáo dục có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại tại Đại học Huế. Trường Đại học Luật, Đại học Huế có các trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tốt việc dạy và học, thực hành của thầy...