Nỗi lo cuối năm: Dòng tiền chuyển hướng, lãi suất tăng cao
Mặc dù lãi suất huy động đã giảm, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu lãi suất vay vốn dài hạn khá cao.
Lãi suất dài hạn cao
Theo số liệu của NHNN, đến cuối tháng 6/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng gần 260.000 khách hàng, với dư nợ xấp xỉ 180.000 tỷ đồng; miễn giảm và hạ lãi suất cho khoảng 421.000 khách hàng, với dư nợ xấp xỉ 1,3 triệu tỷ đồng; cho vay mới khoảng 1,1 triệu tỷ đồng, lãi suất thấp hơn từ 0,5-2,5 điểm %/năm so với trước dịch.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn phải gánh chịu lãi suất vay vốn từ các ngân hàng cao. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Giám đốc Công ty may Hưng Yên Nguyễn Xuân Dương cho biết, trong khi các nước khác giảm lãi suất cho doanh nghiệp vay về 0% thì DN Việt Nam vẫn phải vốn vay lãi suất tới 10%/năm. “Chúng tôi rất muốn đầu tư thiết bị mới, nhưng lãi vay quá cao nên tính ra không hiệu quả, vì vậy DN không thể phát triển”, ông Dương lo lắng.
Nhiều doanh nghiệp than thở khó vay vốn ngân hàng lãi suất ưu đãi
Hiệp hội Doanh nghiệp vận tải Hà Nội cho biết, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khá nặng nề và đã được các ngân hàng giảm lãi suất, nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải hiện vẫn phải vay vốn dài hạn lãi suất 10,5%/năm, còn vay ngắn hạn 7,5%/năm.
Tại các địa phương, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cho hay chỉ được ngân hàng giảm lãi suất cho khoản vay mới từ 0,5-2 điểm %, còn các khoản vay cũ vẫn giữ nguyên. Có đơn vị phải chịu lãi suất vay vốn ngắn hạn tới 10,5%/năm.
Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp mong muốn được vay vốn ngắn hạn với lãi suất từ 4-5%/năm nhưng không được. Nhiều doanh nghiệp vẫn phải vay vốn ngắn hạn ở mức từ 7-10,5%/năm. Trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua, lãi suất huy động các ngân hàng đã giảm 0,5-1 điểm %/năm nhưng lãi suất cho vay chỉ giảm khoảng 0,3 điểm %/năm, vậy mà không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được.
Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội, chia sẻ, khi dịch Covid-19 được khống chế, điều mong mỏi đầu tiên là phải giữ được doanh nghiệp “sống”. Song, rất ít doanh nghiệp được hỗ trợ kịp thời. Thủ tục vay và hỗ trợ tương đối khó khăn, lãi suất vẫn cao nên rất khó tiếp cận.
Lãi suất khó giảm
Video đang HOT
Vụ Dự báo, thống kê Ngân hàng Nhà nước dự báo, huy động vốn kỳ vọng sẽ tăng bình quân 3,1% trong quý 3 và 8,3% trong năm 2020, còn tăng trưởng tín dụng, tăng 3,5% trong quý 3 và 10,5% trong năm 2020.
Trong khi đó, Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng tăng trưởng tín dụng trong năm nay ở mức quanh 10%. Lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối 2020 khi tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng hồi phục và lộ trình siết tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn có hiệu lực vào tháng 10/2020.
Ngành ngân hàng cần tiếp tục hạ lãi suất cho vay để kích cầu nội địa.
Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nhận định, tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm thường gấp đôi 6 tháng đầu năm. Như vậy, tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ hơn 9%. Muốn giảm lãi suất cho vay, cần giảm lãi suất huy động. Mà lãi suất huy động lại phụ thuộc vào bẫy thanh khoản. Hạ lãi suất đến mức độ nào đó là dân không muốn gửi tiết kiệm nữa. Họ đi mua vàng, đô la, cho vay chợ đen,… Đến ngưỡng đó thì huy động giảm hẳn.
Khi lãi suất huy động không giảm thấp và có thể tăng trong thời gian tới thì lãi suất cho vay khó có thể giảm thấp như mong chờ.
Tại cuộc họp Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia,Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục xem xét giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân. TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính quốc gia, cho rằng, ngành ngân hàng cần tiếp tục hạ lãi suất cho vay để kích cầu nội địa.
Thời gian qua, những ngành nghề bị ảnh hưởng đã nhận được hỗ trợ như cơ cấu lại các khoản nợ, giảm lãi suất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đánh giá thực chất đây vẫn là phần chia sẻ của các ngân hàng nên chưa đủ mạnh và không đáng kể. Họ vẫn rất khó khăn, cần sự vào cuộc của các bộ ngành và Chính phủ.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hikari Việt Nam, ông Nguyễn Đức Cường, chia sẻ, dịch bệnh qua đi, nhưng tác động của nó tới các doanh nghiệp, sản xuất là rất lớn. Tuy nhiên, nếu được sự hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi, các doanh nghiệp có thể đầu tư kinh doanh, vực dậy kinh tế, đóng góp vào GDP.
Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, hiện nay, các nước muốn hạ lãi suất thì Chính phủ bù lỗ, tài trợ thẳng cho các ngân hàng. Như Mỹ tài trợ 878 tỷ USD cho 4 ngân hàng chính và 4 tập đoàn lớn. Tự nhiên, 4 ngân hàng đó có một lượng tiền lớn, họ tự hạ lãi suất cho đầu ra chứ không hạ lãi suất cho đầu vào.
Lãi suất dài hạn không giảm, gửi tiết kiệm ung dung hưởng lợi
Ngân hàng Nhà nước đã hạ trần lãi suất tiền gửi một loạt các kỳ hạn dưới 6 tháng từ ngày 13/5. Mặc dù vậy, lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng hiện nay vẫn được các ngân hàng giữ ở mức cao.
Gửi tiết kiệm hưởng lãi cao
Tại các ngân hàng, lãi suất kỳ hạn 6 tháng khi gửi tiền tiết kiệm tại quầy dao động từ 4,9%-7,5%. Với kỳ hạn 9-12 tháng, lãi suất từ 4,9-8%/năm.Trong đó, Ngân hàng Quốc dân (NCB) có lãi suất tiết kiệm gửi tại quầy cao nhất với kỳ hạn 6 tháng là 7,5%/năm và 12 tháng là 8%/năm, nếu lĩnh lãi vào cuối kỳ.
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13-18 tháng tại quầy dao động từ 6,45%- 8,1%/năm. Lãi suất huy động tại quầy ở kỳ hạn 24 tháng dao động quanh mức 6,55%-8,1%/năm. Với kỳ hạn 36 tháng, lãi suất tiền gửi tại quầy ở mức 6,3%-8,1%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.
Nếu gửi tiền online, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn. Với kỳ hạn 6 tháng khi gửi tiền tiết kiệm online, mức lãi suất từ 4,9-8,21%. Với kỳ hạn 9-12 tháng, lãi suất quanh mức 4,9-8,66%.
Nếu có tiền, gửi ngân hàng TMCP nhỏ sẽ được hưởng lãi suất cao nhất
Ngoài ra, khách hàng có thể mua chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài với lãi suất cao hơn. Khách gửi tiền vào các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) nhỏ sẽ hưởng lãi suất cao hơn các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần lớn từ 1-1,5 điểm % ở cùng kỳ hạn.
Như vậy, nếu có tiền lúc này, khách hàng có thể chọn gửi các ngân hàng TMCP nhỏ sẽ được hưởng lãi suất cao nhất. Song, các ngân hàng này lại có ít phòng giao dịch nên tại nhiều địa phương muốn gửi cũng không dễ. Tuy nhiên, vẫn có thể gửi qua hình thức online khá thuận tiện và được hưởng lãi suất cao hơn tại quầy.
Với lãi suất 7,5% cho kỳ hạn 6 tháng và 8% cho kỳ hạn 12 tháng, trong khi lạm phát dưới 4%/năm thì khách hàng đang được hưởng lãi suất thực dương khá cao.
Tuy nhiên, với các DN có nhu cầu vay vốn kinh doanh, lãi suất cao lại khiến họ nản lòng. Sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất tiền gửi một loạt các kỳ hạn dưới 6 tháng và lãi suất điều hành, giúp các ngân hàng thương mại giảm chi phí huy động vốn hàng trăm tỷ đồng trong năm nay. Nhưng lãi suất cho vay trung và dài hạn vẫn giữ ở mức cao.
Khi nào lãi suất giảm?
Với lãi suất huy động kỳ hạn dài như trên, các ngân hàng đang cho vay trung và dài hạn từ 8,5%/năm trở lên. Tuy nhiên, chỉ những ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước mới có lãi suất cho vay thấp. Để vay được vốn từ các ngân hàng này cũng không hề dễ dàng, phải đảm bảo nhiều tiêu chuẩn như có lịch sử tín dụng tốt, là khách hàng thân thiết, kinh doanh có lãi, dự án có hiệu quả, có tài sản đảm bảo...
Một số DN cho biết, dù đã được các ngân hàng giảm lãi suất từ 0,5-2 điểm % thì vay các kỳ hạn dài vẫn chịu lãi suất 10%/năm. Tuy nhiên, lãi suất này cũng chỉ tính cho kỳ đầu tiên trong khoảng 3-6 tháng, sau đó lại thả nổi. Theo tính toán, các DN trong lĩnh vực cơ khí cần được vay với lãi suất khoảng 6%/năm mới có thể hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh.
Chỉ khi nào lãi suất huy động giảm mạnh thì lãi suất cho vay mới giảm theo
Song, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng hiện vẫn giữ ở mức cao thì khó lòng giảm mạnh lãi suất cho vay, mặc dù tăng trưởng tín dụng âm. Trước tình hình này, các ngân hàng đang "đẩy vốn" vào trái phiếu DN có lãi suất cao hơn hẳn.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương nhiều quốc gia tiếp tục duy trì mức lãi suất điều hành thấp kỷ lục. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) còn nghiên cứu áp dụng lãi suất đồng USD ở mức âm.
Chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim cho rằng, lạm phát có xu hướng hạ nhiệt. Các dự báo cho thấy, từ nay đến cuối năm khó vượt qua mức 3%. Lạm phát thấp thì không nên duy trì lãi suất huy động quá cao. Vì vậy, cần giảm lãi suất huy động xuống thấp hơn với kỳ hạn dài. Đây là thời điểm tốt để đưa mặt bằng lãi suất cho vay giảm xuống. Chỉ có giảm sâu lãi suất cho vay mới giúp kinh tế phục hồi.
"Mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn nên đưa về mức 7%-8%/năm là hợp lý. Như vậy thì lãi suất huy động chỉ từ 4%-5%/năm. Tính ra khách hàng gửi tiết kiệm cũng vẫn hưởng lãi thực dương", ông Kim nói.
Tuy nhiên, điều này có vẻ khó khi nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ vẫn đang dẫn dắt về lãi suất. Những ngân hàng nhỏ, thương hiệu danh tiếng hạn chế, mạng lưới các phòng giao dịch ít gặp khó khăn trong huy động vốn, phải giữ lãi suất cao.
Hoat đông san xuât, kinh doanh của các DN đang bi anh hương tiêu cưc dịch Covid-19 nên nhu cầu vay vốn hiện giảm thấp.Tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng trong 4 tháng đầu năm cũng rất thấp. Nhiều ngân hàng TMCP nhỏ có tăng trưởng tín dụng âm. Vậy nhưng lãi suất cho vay vẫn không giảm mạnh. Chỉ khi nào lãi suất huy động giảm mạnh thì lãi suất cho vay mới giảm theo và các đa số DN sẽ được hỗ trợ hiệu quả.
Doanh nghiệp kêu ca nhưng ngân hàng khó giảm lãi suất Trong khi các DN muốn lãi suất tiếp tục giảm thì ngân hàng cho rằng, giảm lãi suất cũng chỉ đến mức độ nào đó, không phải cứ muốn là được vì ngân hàng cũng có khó khăn riêng. DN muốn lãi suất hạ sâu hơn Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng, tính đến cuối tháng...