Nỗi lo của thí sinh vùng dịch thi tốt nghiệp THPT đợt 2
Lo không biết khi nào mới hết dịch để thi tốt nghiệp THPT đợt 2, lo thi sau sẽ thiệt thòi khi xét tuyển ĐH… Đó là tâm trạng của nhiều thí sinh ở Quảng Nam, Đà Nẵng hiện nay.
Học sinh tại Đà Nẵng – AN DY
“Không biết khi nào mới được thi?”
Huỳnh Ngọc Tường Vi, học sinh lớp 12/9, Trường THPT Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng, đang rất lo lắng vì không biết thi tốt nghiệp THPT đợt 2 là vào khi nào. Tường Vi thổ lộ: “Em lo nhất là về dịch bệnh. Đà Nẵng ngày nào cũng có ca nhiễm. Nếu tình hình như vậy thì không biết bao giờ mới hết dịch để tụi em được thi. Hiện tại em vẫn đang tự ôn thi ở nhà. Lúc trước khi thành phố chưa phong tỏa thì em có gia sư đến giúp em ôn tập”.
Vi cho biết mình đang cảm thấy áp lực vì luôn trong tình trạng thấp thỏm khi kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp diễn ra mà không được thi, phải chờ đợi. “Em và bạn bè cũng đang rất lo nếu đợt 1 thi xong, các trường ĐH đã tuyển đủ chỉ tiêu thì những thí sinh thi đợt 2 liệu có vô được trường mình mong muốn hay không? Rồi điểm trúng tuyển đợt sau có cao hơn đợt trước? Liệu tụi em có bị thiệt thòi gì hay không?”.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam chiều ngày 4.8: Thêm 18 ca bệnh mới Đồng Nai, Đà Nẵng…
Lê Nguyễn Kim Thương, học lớp 12/9, Trường THPT Ngũ Hành Sơn, cũng chia sẻ: “Thật sự thì bây giờ em lo lắng về dịch nhiều hơn, sợ mỗi ngày thêm nhiều người nhiễm chứ không giảm thì phải làm sao? Bản thân em trong thời gian qua đã chuẩn bị khá tốt cho kỳ thi này. Nhưng giờ Đà Nẵng thành tâm dịch thì mọi chuyện lại khác. Tụi em phải tiếp tục lùi lịch thi và chưa biết được phải lùi đến bao giờ. Hơn nữa việc thi đợt sau cũng khiến cho tụi em khá lo lắng. Thứ nhất là về tâm lý, khi tất cả các bạn ở tỉnh khác đã được tham gia thi thì tụi em phải đợi. Thứ 2 là về các phương án tuyển sinh, rất khó để tụi em an tâm rằng mình thi sau sẽ có nhiều cơ hội đậu hơn các bạn thi trước. Em có rất nhiều bạn bè đăng ký xét tuyển các trường ĐH ở Hà Nội, TPHCM, tất cả đang rất lo lắng”.
Được biết, Kim Thương và bạn trong lớp vẫn tiếp tục ôn tập với sự hỗ trợ của thầy giáo thông qua mail, nhóm chat lớp… “Sáng thầy giáo sẽ gửi đề toán cho tụi em làm rồi thầy giải. Chiều thì em học các môn sử, địa, giáo dục công dân hoặc giải đề tiếng Anh. Tối em học văn online và luyện đề”, Kim Thương cho biết thêm.
Nguyễn Thanh Hải, học sinh lớp 12/11, Trường THPT Thái Phiên, TP.Đà Nẵng, cũng đang “không có tâm trạng ôn thi” trong thời điểm này. Hải bày tỏ: “Mặc dù mấy ngày tới tụi em chưa thi nhưng em vô cùng hồi hộp, cũng muốn biết đề thi sẽ ra như thế nào. Mấy ngày này cầm sách lên đọc, ôn mà em cứ nghĩ đến những vấn đề như: Khi nào mới hết dịch? Khi nào mình mới thi? Mình sẽ xét tuyển như thế nào? Các trường ĐH có đợi mình không? Lỡ trường mình thích đã tuyển đủ chỉ tiêu thì sao…”.
Chính thức thi tốt nghiệp THPT 2020 thành 2 đợt
“Đừng lo, trường ĐH sẽ dành chỉ tiêu cho thí sinh đợt 2″
Trước những lo lắng, thắc mắc của thí sinh, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, nhắn nhủ: “Các em thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam và các em thuộc F1, F2 phải đợi thi đợt 2 hết sức an tâm vì các trường ĐH sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em được xét tuyển một cách công bằng như thí sinh thi đợt 1. Hiện Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng đang thống kê số lượng thí sinh từ vùng dịch có nguyện vọng xét tuyển vào trường, sau đó sẽ cân đối chỉ tiêu và quyết định dành bao nhiêu chỉ tiêu cho đợt sau. Các em cũng hết sức an tâm về đề thi, chắc chắn Bộ sẽ có đề thi dự phòng với độ khó dễ tương đương chứ không có chuyện đề đợt nào khó hơn đợt nào. Vì thế phổ điểm giữa 2 đợt có thể sẽ không khác biệt và điểm xét tuyển cũng sẽ tương đương nhau”.
Tiến sĩ Nhân cũng đề xuất với Bộ, những thí sinh đợt sau nếu có mức điểm bằng điểm trúng tuyển đợt 1 của ngành đó thì được công nhận trúng tuyển luôn mà không cần phải xét để đảm bảo công bằng cho thí sinh đợt sau.
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, lưu ý thí sinh cần chú ý tới sức khỏe thể chất cũng như tâm lý, không nên lo lắng và áp lực vì Bộ GD-ĐT đã có các giải pháp đảm bảo thí sinh thi đợt 1 và 2 đều được tạo điều kiện thuận lợi như nhau trong xét tuyển. “Các em chắc chắn sẽ không bị bỏ rơi, không bị thiệt thòi nên hãy an tâm giữ gìn sức khỏe phòng chống dịch cho tốt, đồng thời tận dụng thêm thời gian ôn kiến thức cho vững vàng hơn để thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao. Các trường sẽ dành chỉ tiêu cho các em, thậm chí nếu cần thiết còn mở rộng thêm chỉ tiêu nếu được Bộ GD-ĐT cho phép”, tiến sĩ Lưu cho hay.
Chỉ đạo khẩn về phòng chống dịch Covid-19 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM
'Nóng' với kiến nghị dừng thi tốt nghiệp THPT
Tại cuộc họp trực tuyến với Bộ GD-ĐT về kỳ thi tốt nghiệp THPT chiều 31.7, kiến nghị của lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng, Quảng Nam... gây chú ý vì đề nghị không tổ chức kỳ thi do diễn biến phức tạp của Covid-19.
Học sinh lớp 12 tại TP.HCM ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi - ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Đà Nẵng, Quảng Nam kiến nghị không thi
Ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết trước khi dịch bệnh bùng phát ở Đà Nẵng, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã sẵn sàng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, với hơn 100 ca bệnh, trong đó đã có cán bộ, giáo viên và thí sinh (TS) bị nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm Covid-19... tâm lý của học sinh, phụ huynh và người dân cũng như cán bộ, giáo viên rất lo lắng, hoang mang, không biết điều gì xảy ra trong thời gian tới.
Ông Chinh đề nghị xem xét cho dừng kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Đà Nẵng, đồng thời có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về xét đặc cách tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cho những TS có nguyện vọng, đảm bảo tối đa quyền lợi của TS. "Đây là đề xuất rất khó khăn của Đà Nẵng, nhưng là người trong cuộc, chúng tôi buộc phải kiến nghị vì an toàn và sức khỏe của TS và người dân phải đặt lên hàng đầu", ông Chinh nói.
Chiều 31.7, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý mặc dù đã tính đến phương án một tỉnh hay một số tỉnh có dịch phải cách ly theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nhưng Bộ GD-ĐT tiếp tục theo dõi chặt chẽ đến sát ngày thi để có phương án căn cứ đúng tình hình thực tế, báo cáo Thủ tướng; phương án thi phải đảm bảo an toàn sức khỏe cho TS, tuân thủ quy định về phòng, chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo cơ hội cho những học sinh có năng lực được vào học những trường ĐH theo nguyện vọng, năng lực của mình.
Chí Hiếu
Ông Trần Văn Tân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề xuất 3 phương án. Phương án 1, là tiếp tục để tỉnh Quảng Nam rà soát tình hình dịch bệnh và đến ngày 6.8, nếu kiểm soát được dịch bệnh thì sẽ tổ chức thi. Phương án 2, có thể cho Quảng Nam thi sau khoảng 1 tháng bằng đề thi dự bị, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn. Phương án 3, nếu dịch diễn biến phức tạp thì xin không tổ chức thi và xét đặc cách tốt nghiệp.
Lo lây bệnh từ in sao đề đến khâu chấm thi
Ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, đề nghị Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể hơn, như các điểm thi cần sát khuẩn, TS cần đeo khẩu trang, đảm bảo giãn cách trong phòng thi, đảm bảo phân luồng khi TS ra vào điểm thi để không lây nhiễm chéo. Ngoài ra, là phương án phân loại TS, tổ chức điểm thi riêng cho đối tượng F1, F2 như thế nào... Những việc này cần có quy định, hướng dẫn cụ thể hơn.
Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết Ban Chỉ đạo thi TP này đã chỉ đạo bố trí các phòng thi cách ly trong 115 điểm thi. Nhưng để dự phòng số TS F1, F2 đông quá, TP.HCM đã có một trường THCS làm điểm thi dự phòng để khi cần sẽ tổ chức điểm thi riêng cho đối tượng TS này. "Tất cả cán bộ tham gia in sao đề thi đều được lấy mẫu xét nghiệm nhằm đảm bảo không lây nhiễm bệnh trước khi vào khu cách ly để làm công tác in sao đề thi", ông Đức cho biết.
Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, thông tin về diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam... Ông Tuyên khuyến cáo, tất cả các phòng thi không bật điều hòa mà cần mở cửa sổ, bật quạt cho thông thoáng; TS nên đeo khẩu trang trong suốt quá trình thi. Xung quanh đề nghị mở tất cả các cửa phòng thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng cần phải tính toán kỹ đề xuất này. Tương tự, với việc TS phải đeo khẩu trang sẽ khó khăn hơn trong việc TS cố tình vi phạm quy chế thi.
Tuy nhiên, ông Đức bày tỏ băn khoăn về công tác chấm thi sắp tới của TP.HCM sẽ phải tổ chức ở một điểm với khoảng 600 người làm công tác chấm thi. Việc này sẽ không đảm bảo giãn cách, nên cần xin ý kiến chỉ đạo hướng giải quyết.
Ông Lê Hải Hòa, đại diện UBND tỉnh Cao Bằng, băn khoăn khi xử lý cụ thể việc phân loại TS, tổ chức điểm thi, phòng thi riêng. Cao Bằng có khoảng 600 TS có liên quan tới yếu tố Đà Nẵng phải tổ chức thi riêng. Ông Hòa cũng lo lắng về việc điều chỉnh giãn cách và tổ chức điểm thi riêng sẽ gặp khó khăn ở khâu in sao đề thi, bảo quản đề thi, nguy cơ lộ đề nếu không có phương án chặt chẽ.
Sẽ xin ý kiến chỉ đạo của chính phủ
Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, chia sẻ với các địa phương khi phải chuẩn bị kỳ thi trong bối cảnh đặc biệt, chưa có tiền lệ, khi cả nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Xung quanh kiến nghị không tổ chức kỳ thi của Đà Nẵng và Quảng Nam, ông Nhạ khẳng định tiếp tục cùng với Bộ Y tế và các địa phương theo dõi sát sao diễn biến tình hình thực tế để tham mưu cho Thủ tướng những giải pháp phù hợp liên quan đến kỳ thi này. Các địa phương khác, ông Nhạ đề nghị tiếp tục chuẩn bị kỳ thi theo lịch trình đã đề ra, làm sao vừa đảm bảo tổ chức kỳ thi an toàn tuyệt đối cả về an ninh, công bằng và an toàn sức khỏe.
Thi tốt nghiệp THPT: Cả nước vẫn thi, Đà Nẵng có cơ chế riêng Phụ huynh cho rằng, việc tổ chức thi ở các vùng có nhiều ca mắc Covid-19 như ở Đà Nẵng, Quảng Nam, cần có sự đánh giá của các chuyên gia y tế, các nhà chuyên môn và quyết định của Bộ... Đến thời điểm này, sau 6 ngày phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên trong đợt dịch thứ 2 ở Đà...