Nỗi lo con… đỗ đại học

Theo dõi VGT trên

Để có t.iền cho con dự thi đại học, nhiều gia đình đã phải bán trâu bò và nhiều tài sản có giá trị. Trong buổi thi cuối cùng của đợt hai ngày hôm qua, những gương mặt phụ huynh vạ vật chờ con lại hằn thêm những nỗi âu lo, nếu con đỗ đại học thì chuyện cơm áo gạo t.iền càng thêm căng thẳng.

Chi tiêu như bị mất cắp

Sau khi đưa con vào phòng thi, nhiều phụ huynh ở ngoài mới bắt đầu bữa sáng: Một tay cầm chiếc bánh mì khô khốc, tay kia cầm chai nước, “thực đơn” phổ biến trong những buổi sáng thi cử ở Hà Nội. Trong đó nhiều vị phụ huynh “ tay xách nách mang” theo rất nhiều đồ đạc, để sẵn sàng về quê ngay khi con cái thi xong. Chị Nguyễn Thị Yên (Thái Bình) đưa con đi thi vào ĐH Sư Phạm giải thích: “Bao nhiêu của nải trong này hết. Ở một phòng đến cả chục người, chả biết ai vào ai, nên tốt nhất cứ gói ghém mang đi”.

Chưa dứt câu chuyện, một người đàn ông đến “tay bắt mặt mừng” với cô Yên, cảm ơn rối rít: “May quá lại gặp chị ở đây, em cứ tìm chị mãi. Khi nào chị rảnh về quê em chơi nhé, em để dành một tạ cam chờ bác” rồi anh vội vã rời đi.

Cô Yên kể: “Hai bố con nhà đấy tôi gặp hôm đăng ký dự thi. Không đủ t.iền xe ôm, cả bố và con bị họ giữ lại. Con bé con sợ muộn giờ đăng ký nên cứ khóc mãi. Thấy hoàn cảnh tội quá, tôi trả giúp cho t.iền xe ôm”.

Đó là hai bố con chú Đoàn Văn Phúc, người dân tộc Mường ở Hoà Bình. Trước khi đưa con đi thi, vợ chồng chú đã bán hết vốn liếng thu hoạch: gồm 5 tạ cam, một con lợn và 4 tạ thóc, được khoảng 5 triệu. Chú để lại cho vợ và 5 đứa con 500 nghìn để chi tiêu, còn lại mang đi để chi phí cho đứa con lớn thi đại học. Số t.iền ấy những tưởng là dư dả, ai ngờ chưa đến ngày thi đã… cạn sạch. Chú Phúc liệt kê những chi phí sinh hoạt: “Tôi đưa con lên thi đại học hai đợt, t.iền ở đã 180 nghìn/ngày. 10 ngày đã hết triệu tám, chưa kể t.iền ăn uống cũng phải bằng ấy. Rồi những chi phí khác như t.iền xe cộ đi lại. Ở quê lên, cái gì cũng không biết, người nhà cũng không có, chẳng biết phải hỏi ai. Chưa đến ngày thi đợt 2, hai bố con đã gần cạn sạch t.iền, không biết lúc về tính sao”.

Thấy hoàn cảnh chú Phúc đáng thương, nhiều phụ huynh chứng kiến cảnh bố con chú Phúc bị xe ôm giữ lại, mỗi người góp một ít để chú chi tiêu tằn tiện cho qua ngày thi. Có phụ huynh tốt bụng tìm hộ nhà trọ mới có giá 40 nghìn/ngày cho hai bố con chú Phúc ở.

Nỗi lo con... đỗ đại học - Hình 1

Những gương mặt lộ rõ vẻ lo âu, mệt mỏi, căng thẳng (Ảnh: Hồng Phú)

Chi tiêu tằn tiện cả năm trời để có chút t.iền đưa con lên thành phố thi đại học, nhiều người bị “choáng” vì chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Hà Nội. Chị Lại Huyền Thu (Vĩnh Phúc) kể lể trong lúc chờ con: “Ở đây tiêu có mấy ngày mà như bị mất cắp. Tôi đã tiết kiệm hết sức có thể. Con thi ở ĐH Sư phạm mà trọ tận Cổ Nhuế. Lại xin nhà trọ cho tôi được đem thức ăn, nấu nướng cho con. Thế mà t.iền vẫn cứ hết. Một đợt thi thế này cũng mất toi 2, đến 3 triệu rồi”.

Trước cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội), một người đàn ông có khuôn mặt sạm nắng, móng tay, móng chân vẫn còn dính bùn đất đang ngóng con qua khung cổng sắt của trường. Đó là anh Bá Văn Lôi (quê Nam Định). Điều bất ngờ là anh không biết chính xác con mình thi vào khoa gì: “Tôi không rõ nó thi vào chuyên ngành gì. Mình ít chữ, chỉ biết làm ruộng nên có biết gì đâu. Nhưng con bé nhà tôi nó học hành chăm chỉ và có chí lắm, nên tôi tin tưởng vào sự lựa chọn của nó. Tôi chỉ biết chăm chỉ đi làm nuôi nó thôi.” Để có t.iền đưa con đi thi, anh Lôi tích cóp số t.iền bán thóc của cả vụ mùa 6 tháng, khăn gói hết đưa con đi thi: “Mình thì thế nào chẳng được, ăn cơm một bữa thôi, bữa còn lại ăn bánh mì. Miễn sao con nó đỗ đại học là mừng”.

Video đang HOT

Nỗi lo con... đỗ đại học - Hình 2

…. Khắc khoải ngóng vào trường thi (Ảnh: Minh Yến)

Lo đường dài nuôi con ăn học

Với những người nông dân khăn gói đưa con đi thi, họ mong mỏi cho con đỗ đại học, sẽ đổi đời, nhưng nỗi lo “cơm áo gạo t.iền” cho con theo đuổi đèn sách đè nặng trên vai. Chị Lê Thuý Hạnh (Thanh Hoá) chờ con đi thi mà vừa ngồi vừa tranh thủ… ngủ, khuôn mặt chị hốc hác và đôi mắt trũng sâu mệt mỏi: “Lên đây tôi chóng hết cả mặt, nhìn thấy cái gì cũng hối hả gấp gáp mà đầu quay quay”- cô Hạnh tâm sự.

Ở làng chị nhiều nhà có con học đại học. Mỗi năm họ thống kê hết gần 20 triệu cho con cái. Với cả nhà chị đó là số t.iền lớn, cả nhà có nhịn ăn nhịn mặc để dành cho con học đại học cũng không đủ. Chị chia sẻ: “Con đỗ thì mừng, nhưng cũng lo lắm. Chặng đường còn dài, biết làm gì nuôi con ăn học”. Thôi thì cứ thi đã, nước nổi bèo nổi, chứ biết tính sao bây giờ – chị nói như tự trấn an mình.

Nỗi lo con... đỗ đại học - Hình 3

Con thi đỗ đại học, vui lắm, hãnh diện lắm, nhưng hiển hiện trước mắt là chuyện cơm áo gạo t.iền, lại là bài toán làm sao giật gấu vá vai nuôi con ăn học (Ảnh: Hồng Phú)

Ngồi bên chiếc xe 82 cũ đã hoen gỉ, chồng chất túi lớn túi bé đồ đạc, anh Đinh Văn Hùng (quê Thái Nguyên) đang lật giở quyển sách toán lớp 12 ra xem. Vừa ngẫm công thức toán, anh vừa giải thích: “Ngày trước tôi cũng được học, nhưng lâu dần quên hết cả rồi. Giờ đọc lại xem có biết gì không. Lát con ra còn biết đường mà hỏi nó”. May mắn hơn nhiều người cùng làng, anh Hùng đã được học hết lớp 12, giờ muốn cố gắng để con mình vào đại học: “Làng tôi ít nhà có con thi đại học lắm. Nhưng thấy con nó ham học, mình cũng cố thôi chứ biết làm sao. Nếu nó đỗ được còn có tương lai thoát khỏi cảnh nghèo. Tôi và nhà tôi có cực đến đâu cũng chịu được. Trước ăn 3 bữa thì giờ 2 bữa thôi, nếu cần thì 1 bữa cũng cố chịu để đầu tư cho con ăn học.”

Giữa cái nắng oi ả của mấy ngày thi ĐH đợt 2, nhiều phụ huynh có vẻ đuối sức vì mệt mỏi nhưng còn vì nỗi lo đang đè nặng trên vai, khi cái nghèo còn đeo đẳng mà con cái lại theo đuổi giấc mơ đèn sách. Con mà thi đỗ đại học, thì vui lắm, hãnh diện lắm, nhưng hiển hiện trước mắt là chuyện cơm áo gạo t.iền, lại là bài toán làm sao giật gấu vá vai nuôi con ăn học.

Theo khám phá

Khát vọng của những người “bên kia nửa cuộc đời”

Hành trình theo con "chinh phục" con đường học hành, có không ít phụ huynh đã bước qua bên kia nửa cuộc đời. Có bao khát vọng của mình họ gửi gắm hết cho con.

Cận kề t.uổi 60, bà có lẽ là một trong những mẹ lớn t.uổi trong số những phụ huynh chờ con thi đại học. Đây là lần thứ hai trong đời bà trải qua cảm giác chờ đợi, lo lắng đến thế. Lần đầu tiên cách đây gần 19 năm - ngày sinh đứa con, mình người phụ nữ ấy đau đớn, tủi hổ - không người thân, không có người đàn ông của mình bên cạnh - hồi hộp chờ đ.ứa b.é ra đời. Bà làm mẹ đơn thân ở t.uổi 40.

19 năm vừa làm mẹ làm cha, hôm nay người mẹ theo con lên thành phố đi thi đại học như lời bà nói là "chờ hái trái ngọt" trước ngưỡng cửa trường ĐH Kinh tế TPHCM. Dù bà nói rằng, con đỗ trượt cũng không sao nhưng nhìn vào đôi mắt kiên nhẫn hướng về phòng thi của con hàng giờ đồng hồ sẽ hiểu được mong mỏi của bà lớn gấp nhiều lần mọi người.

Khát vọng của những người bên kia nửa cuộc đời - Hình 1

Cô Trần Thị Nga (ở T.iền Giang) cho hay nếu con chưa đỗ năm nay vẫn còn đủ sức đi cùng con trong các năm tới.


"Mong mỏi của tôi không đơn thuần là cháu đỗ đại học mà quan trọng là có nền tảng để con vững vàng vào đời mình mới có thể yên tâm. Cháu sinh ra đã thiệt thòi, chỉ có mình tôi mà tôi thì đâu thể ở mãi bên con", bà tâm tư.

Cũng gần t.uổi 40, cô Nguyễn Thị Việt (quê ở Bình Phước) mới sinh cô con gái thứ 2. Cậu con trai đầu đang là SV năm ba trường ĐH Sư phạm TPHCM đã giảm tải phần nào khát vọng "có con thành tài" của gia đình.

Nhưng với tấm lòng người mẹ, cô có nỗi lo riêng dành cho con gái. Dù chỉ là người phụ nữ vùng núi, qua năm đầu tắt mặt tối với công việc nương rãy, cô Việt quan niệm: "Ngày trước người ta không đòi hỏi phụ nữ phải học nhiều nhưng bây giờ bất kể là ai, nếu không làm chủ được cuộc sống, kiến thức... thì đừng mong đến hai chữ hạnh phúc".

Với cô Trần Thi Nga (ở Gò Công, T.iền Giang) có con thi vào trường ĐH Công nghiệp TPHCM thì con trai chính là người "học cho cả con lẫn mẹ" bởi cô... không rành mặt chữ. Dù vậy từ khi con còn nhỏ, cô đã tạo mọi điều kiện cho con học hành không phải bằng kiến thức mà bằng kinh nghiệm sống. Nhờ vậy, con trai cô đủ chững chạc hiểu được việc học quan trọng đến mức nào.

Khát vọng của những người bên kia nửa cuộc đời - Hình 2

Qua nửa đời người, nhiều phụ huynh vẫn dẻo dai mang khát vọng con đỗ đạt thành tài.


"Tôi hy vọng chứ bởi cháu đâu cho học cho bản thân, cháu đang học cho mẹ nữa. Tôi động viên miễn sao con cố gắng tốt nhất trong khả năng là mẹ mừng", cô nói.

Người mẹ với nụ cười móm mém, làn da nhăn nheo ấy nói rằng mình còn rất khỏe, còn đủ sức để tiếp tục hành trình cùng con trong những năm tới hay trong bất kỳ lựa chọn hay quyết định phù hợp của con.

Mỗi mùa thi ĐH, CĐ hình ảnh các ông bố bà mẹ lặn lội theo con đến tận trường thi là những bức tranh ấn tượng nhất với tất cả mọi người. Những phụ huynh lớn t.uổi với mái tóc bạc trắng vui vẻ chờ đợi con, lo lắng theo từng cảm xúc của con càng gây xúc động. Hình ảnh của họ dễ gợi lại cảm xúc về bố mẹ cho bất kỳ người nào đã trải qua những tháng năm học hành.

Cô Nguyễn Thị Trân, một giáo viên ở Q. 3 chia sẻ, đầu tuần rồi đi làm qua điểm học sinh thi ĐH, cô lặng người khi thấy cảnh một ông bố tóc bạc trắng đứng dựa vào cổng trường khắc khoải chờ con.

Khát vọng của những người bên kia nửa cuộc đời - Hình 3

Mái tóc cha đã ngả màu bạc trắng.


"Trước đây, tôi cũng được ba đưa đi thi, hai cha con đi xe máy vượt hơn cả trăm cây số từ nhà lên thành phố. Mọi thứ dường như mới trong nháy mắt mà đã 13 năm rồi, giờ ba tôi đã 75 tuổi". Kỷ niệm cũ dâng trào, lên đến cơ quan cô Trân lập tức gọi điện về cho ba.

Không xúc động sao được khi đã đến bến cuối của cuộc đời, họ vẫn nuôi hy vọng cháy bỏng con mình đỗ đạt như là "tâm nguyện" với cuộc sống của mình.

"Mong ước lớn nhất trong đời tôi là con mình học hành đến nơi đến chốn. Hai đứa con trước đã lỡ hẹn, năm nay tôi đặt niềm tin vào đứa út. Ước mơ của cha mình đành nhờ con thực hiện", chú Thuận, 67 t.uổi, có con gái thi vào trường ĐH Nông lâm TPHCM bộc bạch.

Khát vọng của những người bên kia nửa cuộc đời - Hình 4

Khát vọng của những người bên kia nửa cuộc đời - Hình 5

Khát vọng của những người bên kia nửa cuộc đời - Hình 6

Hình ảnh phụ huynh theo con thực hiện ước vọng luôn gây ấn tượng, xúc động với bất kỳ ai.

Hoài Nam

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Clip sốc: Nam thần màn ảnh tàn tạ không nhận ra, lang thang trên phố với biểu hiện tâm thần bất thường
09:50:11 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?
08:25:53 26/06/2024
Con trai Hồ Ngọc Hà và Cường Đô la: 'Ngậm thìa vàng' từ nhỏ, trổ mã như tài tử
09:26:36 26/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vay 1 tỷ đồng bỏ túi tiêu xài, hai vợ chồng ở Phú Yên cùng vào tù

Pháp luật

11:25:47 26/06/2024
Ngày 25/6, TAND tỉnh Phú Yên đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm đối với vợ chồng bị cáo Nguyễn Thị Mận (SN 1993) và Trịnh Chấn Bảo Khiêm (SN 1984; cùng trú 159 Lê Thánh Tôn, phường 3, TP Tuy Hòa) về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

B.é g.ái 15 t.uổi có khối u buồng trứng ác tính, dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết?

Kiến thức giới tính

11:25:15 26/06/2024
Mặc dù thấy bụng của con to, hay kêu đau bụng nhưng do chuẩn bị thi vào 10 nên gia đình vẫn cố để con thi xong mới đưa đi khám.

Cô dâu phục dựng mẹ chồng đã mất bằng AI làm món quà cưới tặng chồng gây tranh cãi

Netizen

11:22:54 26/06/2024
Ngày 9/6, trong một đám cưới đầy xúc động, hình ảnh và lời dặn dò thân thương của người mẹ quá cố bất ngờ xuất hiện trên màn hình, khiến chú rể Trương Kiến Sơn không thể kìm nén cảm xúc và bật khóc ngay tại lễ đường.

Nỗ lực tìm kiếm ngư dân mất tích trên biển

Tin nổi bật

11:21:57 26/06/2024
Báo cáo nhanh từ Văn phòng thường trực về Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định cho biết, một ngư dân địa phương bất ngờ bị mất tích khi đang hành nghề trên biển.

Loại quả giàu beta-carotene được mệnh danh là "bảo bối" làm đẹp da trong mùa hè, nấu được vô vàn món ăn ngon giúp chống nắng hiệu quả

Ẩm thực

11:14:03 26/06/2024
Với những công thức từ bí đỏ, không chỉ tiết kiệm thời gian chế biến mà chị em còn có thể tự tay chăm sóc làn da, cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, nâng cao sức khỏe toàn diện.

Du lịch sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long hút khách dịp hè

Du lịch

11:09:04 26/06/2024
Dịp hè, các khu du lịch sinh thái (KDLST) tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách.

Ái nữ siêu giàu châu Á khoe vẻ yêu kiều tại show diễn thời trang

Phong cách sao

11:08:03 26/06/2024
Xuất thân từ gia đình trong giới siêu giàu ở Philippines, Heart Evangelista yêu thích Hermès và luôn là khách mời VIP của thương hiệu xa xỉ bậc nhất này.

HLV Shin Tae-yong bỏ tuyển Indonesia để dẫn dắt Hàn Quốc?

Sao thể thao

11:02:34 26/06/2024
Trước thông tin HLV Shin Tae-yong có thể dẫn dắt đội tuyển Hàn Quốc, đại diện Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho biết chưa nhận được bất cứ đề nghị nào từ phía Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA).

Cây cỏ dại được trồng vào chậu, giá hơn 100.000 đồng/cây vẫn đắt hàng

Sáng tạo

10:56:11 26/06/2024
Theo chủ cửa hàng cây cảnh, loại cây này được rất nhiều người ưa chuộng, có tháng cửa hàng bán được hơn 200 chậu.

Lịch thi đấu VCS Mùa Hè 2024 có một điểm cực kỳ bất hợp lý khiến một đội lâm nguy

Mọt game

10:41:20 26/06/2024
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Hiểm Họa Đổ Bộ, chế độ chơi mới sắp ra mắt trong tựa game Liên Minh Huyền Thoại.

Đây là cách làm trà quế giàu chất chống oxy hóa cho chàng chống già

Làm đẹp

10:41:15 26/06/2024
Trà quế không chỉ thơm ngon, ấm cúng mà còn dễ làm và chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe. Dưới đây, hãy khám phá mọi thứ bạn muốn biết (và hơn nữa) về trà quế.