Nỗi lo bệnh tiểu đường sau khỏi Covid-19
Tháng 9/2020, anh Vipul Shah, 47 tuổi, trải qua 11 ngày chiến đấu với Covid-19 trong phòng điều trị tích cực tại một bệnh viện ở Mumbai.
Anh Shah, không có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, được dùng steroid để điều trị Covid-19. Steroid làm giảm viêm ở phổi và dường như giúp ngăn chặn một số tác hại do hệ miễn dịch hoạt động quá mức khi chống lại virus. Tuy nhiên, steroid cũng làm giảm khả năng miễn dịch và tăng đường huyết ở cả người mắc hoặc không bị tiểu đường.
Gần một năm sau khi khỏi Covid-19, Shah vẫn phải dùng thuốc kiểm soát đường huyết. Anh chia sẻ: “Tôi biết rất nhiều người giống tôi đang dùng thuốc chữa tiểu đường sau khi khỏi Covid-19″.
Ấn Độ chiếm 1/6 số bệnh nhân tiểu đường trên thế giới. Với khoảng 77 triệu người bị tiểu đường, quốc gia này chỉ đứng sau Trung Quốc – nơi có 116 triệu người bệnh. Các bác sĩ cho rằng hàng triệu người khác vẫn chưa được chẩn đoán bệnh.
Bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Điều này làm tăng nồng độ glucose trong máu và gây ra các vấn để sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thận, mắt và tim.
Tiểu đường thuộc nhóm các bệnh nền có thể tăng nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng. Các bệnh nền khác là béo phì, cao huyết áp, bệnh tim và phổi.
Hiện các bác sĩ lo ngại n hiều người đã khỏi Covid-19 có nguy cơ mắc đái tháo đường . Với gần 32 triệu ca nhiễm, Ấn Độ là quốc gia có số ca Covid-19 cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
“Điều đáng lo ngại là Covid-19 có thể gây ra một cơn sóng thần bệnh tiểu đường ở Ấn Độ, sau khi đại dịch kết thúc”, Rahul Baxi, bác sĩ chuyên khoa tiểu đường ở Mumbai, nhận định. Ông Baxi cho biết 8-10% bệnh nhân của ông không có tiền sử bị tiểu đường, nhưng vẫn có lượng đường huyết cao trong nhiều tháng, sau khi khỏi Covid-19.
Video đang HOT
Các bác sĩ trên khắp thế giới đang tranh luận về việc liệu Covid-19 có gây ra bệnh tiểu đường ở người chưa từng mắc bệnh này hay không. Họ cho rằng việc sử dụng steroid trong điều trị; bão cytokine xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức để khống chế virus; và chính virus làm tổn thương các tế bào trong tuyến tụy – nơi tạo ra insulin, là nguyên nhân gây nên đái tháo đường ở bệnh nhân Covid-19.
Một nghiên cứu gần đây của các bác sĩ Ấn Độ về những bệnh nhân đã khỏi bệnh nấm đen dường như cho thấy mối liên hệ. Ấn Độ ghi nhận hơn 45.000 trường hợp mắc bệnh nấm đen, ảnh hưởng đến mũi, mắt và não. Bệnh thường xảy ra sau 12-18 ngày, sau khi khỏi Covid-19.
Nghiên cứu cho thấy trong số 127 bệnh nhân, 13 người – tương đương 10%, mắc “bệnh tiểu đường mới khởi phát”. Tuổi trung bình của họ là khoảng 36 tuổi. Đáng chú ý, 7 người trong số họ thậm chí không dùng steroid hoặc phải thở oxy khi mắc Covid-19.
“Tuy nhiên, những bệnh nhân này có lượng đường huyết cao. Điều này khiến chúng tôi lo ngại về một đợt bùng phát bệnh tiểu đường sắp xảy ra trong những năm tới “, Akshay Nair, bác sĩ phẫu thuật mắt và một trong những nhà nghiên cứu cho biết.
Một nghiên cứu khác trên 555 bệnh nhân từ hai bệnh viện ở Delhi và Chennai chỉ ra người bị bệnh tiểu đường sau khi mắc Covid-19 có lượng đường huyết cao hơn những người có tiền sử đái tháo đường. Theo Anoop Misra, bác sĩ về tiểu đường và đồng tác giả của nghiên cứu, bằng chứng về mối liên hệ giữa Covid-19 và bệnh tiểu đường cho thấy một bức tranh “phức tạp”.
Người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường bằng cách xét nghiệm mức hemoglobin A1c trong quá trình điều trị Covid-19. Những người này có khả năng từng bị tiểu đường trước đó và chưa bao giờ được xét nghiệm. Hoặc họ có thể mắc bệnh sau khi sử dụng steroid.
Sau khi bệnh nhân xuất viện, lượng đường huyết trở lại bình thường hoặc tiếp tục vượt mức cho phép ở một số người như anh Shah. Theo bác sĩ Misra, những bệnh nhân như vậy có thể mắc bệnh tiểu đường do béo phì và tiền sử bệnh gia đình.
Một nhóm bệnh nhân “hiếm hơn” bao gồm người bị tiểu đường nặng vì Covid-19 ảnh hưởng đến tuyến tụy. Nhóm này có thể mắc cả bệnh tiểu đường type 1 (cơ thể không thể tạo ra insulin) và type 2 (cơ thể tạo ra quá ít insulin).
Bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 1/5. Ảnh: AFP
Theo giáo sư Guy Rutter của Đại học Imperial College London, tuyến tụy, bao gồm cả bộ phận tạo ra insulin, là một mục tiêu của nCoV. Hiện chưa rõ liệu bệnh tiểu đường “mới khởi phát” ở bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục có kéo dài mãi hay không.
Giáo sư Rutter cho biết: “Tôi lo ngại với rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ gặp biến chứng nặng và tử vong sẽ cao hơn nhiều so với các nước có ít gánh nặng về bệnh tật”.
Tình trạng phong tỏa tại Ấn Độ khiến nhiều người phải ở trong nhà, gọi đồ mang về và ít tập thể dục. Nhiều người bị căng thẳng và trầm cảm. “Tôi chứng kiến rất nhiều người như vậy mắc bệnh tiểu đường. Điều này khiến tôi vô cùng lo lắng”, bác sĩ Misra cho hay.
Tòa Ấn Độ phạt quan chức không cấp đủ oxy cho dân
Một tòa án ở New Delhi tuyên bố sẽ trừng phạt những quan chức chính quyền không cung cấp đủ oxy cho các bệnh viện đang vỡ trận vì Covid-19.
"Quá đủ rồi. Chúng ta không thể để người dân chết thêm", hai thẩm phán Vipin Sanghi và Rekha Patil của tòa án New Delhi hôm 1/5 ra tuyên bố về việc xử lý các quan chức không phân phối đủ lượng oxy cần thiết cho các bệnh viện, thêm rằng sẽ nhanh chóng thực hiện quy trình tố tụng.
Quyết định của tòa án New Delhi được đưa ra trong bối cảnh nhiều bệnh viện không thể tiếp nhận hay điều trị kịp thời cho bệnh nhân Covid-19 do cạn kiệt oxy, khiến nhiều người thiệt mạng.
S.C.L. Gupta, giám đốc bệnh viện Batra, ở New Delhi, trước đó thông báo 12 bệnh nhân Covid-19 đang phải thở oxy, bao gồm cả một bác sĩ, đã tử vong hôm 30/4 vì hết nguồn cung oxy trong khoảng 80 phút.
Tờ Times of India trong khi đó đưa tin 16 người ở bệnh viện bang Andhra Pradesh và 6 người ở bệnh viện Gurgaon, ngoại ô New Delhi, cũng qua đời vì tình trạng thiếu oxy.
Các bệnh nhân Covid-19 xếp hàng thở oxy bên ngoài ngôi đền Gurdwara, New Delhi, Ấn Độ, hôm 1/5. Ảnh: AP.
Sự chậm trễ của các quan chức chính phủ và chính quyền khu vực trong việc cung cấp nguồn oxy ổn định đã buộc các lãnh đạo bệnh viện phải nhờ tới sự can thiệp từ tòa án.
Trong bối cảnh "sóng thần" Covid-19 đang tàn phá Ấn Độ, quân đội nước này đã mở cửa bệnh viện cho dân thường, trong khi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi cũng đã trao quyền tài chính khẩn cấp cho quân đội để thiết lập các cơ sở kiểm dịch, bệnh viện mới và mua thiết bị y tế. Quân đội Ấn Độ còn triệu tập 600 bác sĩ đã nghỉ hưu tham gia chống dịch.
Ấn Độ đang trải qua một trong những đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất toàn cầu, với gần 20 triệu ca nhiễm và gần 219.000 ca tử vong do nCoV. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định dữ liệu Covid-19 thực tế ở Ấn Độ có thể cao hơn vài chục lần so với báo cáo.
Liệu Ấn Độ đã đạt được miễn dịch cộng đồng? Tháng 11/2020, bác sĩ Ajeet Jain ở New Delhi thấy như đang sống trong ác mộng khi bệnh viện chật kín bệnh nhân Covid-19, nhưng ba tháng sau, tình hình đã khác hẳn. Ba tháng trước, hàng trăm bệnh nhân tại bệnh viện của Jain phải được đưa vào khu điều trị tích cực. Khoảng 10 người chết ở đây mỗi ngày. Giờ...