Nỗi kinh hoàng của các website Việt
Theo Công ty Arbor Networks (Mỹ), các cuộc tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ) sẽ còn tệ hơn nữa trong năm 2011. Kể từ năm 2005, các cuộc tấn công DDoS đã tăng 1000%.
Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, một số chuyên gia bảo mật, trong quá trình phát hiện khiếm khuyết hệ thống trên Windows 98 đã nhận ra rằng chỉ cần gửi một số gói dữ liệu ping có dung lượng lớn cũng đủ để làm tê liệt một máy chủ mục tiêu.
Phát hiện trên lập tức được giới hacker sử dụng để triệt tiêu những đối tượng mà họ có ý định tấn công. Từ đây, hình thức sơ khai của DoS (Denial of Service) đã ra đời. Trong khi đó, DDoS (Distributed Denial of Service) là một sự “tiến hóa” của DoS, dựa trên việc gửi lệnh ping tới một danh sách máy chủ với địa chỉ IP gốc được trá hình với IP của mục tiêu nạn nhân khiến các máy chủ khi trả lời yêu cầu ping này sẽ “vô tình” làm “lụt” nạn nhân với những phản hồi (gọi là pong).
DDoS gây nghẽn một website hay một cơ sở hạ tầng, khiến người sử dụng không thể truy cập giống như hiện tượng nghẽn mạng di động trong dịp lễ tết do có quá nhiều người gọi cùng lúc. Phương pháp này bị coi là “bẩn thỉu” bởi lẽ nó không hàm chứa yếu tố trí tuệ nào mà đơn thuần là sự “lì lợm”, “dai dẳng” của những kẻ tấn công, tuy vậy nó đem lại hiệu quả tức thì đó là website bị tê liệt kéo dài tới khi nào cuộc tấn công chấm dứt.
Một doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đề nghị hỗ trợ Nguoiduatin.vn chống tấn công DDoS Sau khi Nguoiduatin.vn bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), một doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã gửi email đề nghị hỗ trợ Báo. Email viết: “Qua thông tin bao chi, chung tôi biêt đươc Quy Bao đang bi tân công DDoS. Hiên nay, tai Công ty chung tôi, Cty CP Công nghệ Ân Quốc (AQTech Corp, địa chỉ tại 56 Pham Viêt Chanh, F.19, Q. Binh Thanh, Tp. HCM) đang co săn thiêt bi do tim va giam thiêu tân công DDoS cua Hang Arbor Networks – My, hang chuyên vê giai phap chông DDoS hang đâu thê giơi. Nêu Quy Bao cân giup đơ đê chông lai DDoS chung tôi săn sang hô trơ”. Báo Nguoiduatin.vn đã cử giám đốc kỹ thuật liên hệ với AQTech Corp để bàn phương án phối hợp.
Cần phải nói ngay rằng, tấn công từ chối dịch vụ là một trong những kiểu tấn công “cổ điển” nhưng chưa bao giờ mất đi tính nguy hiểm đối với một hệ thống mạng.
Hiện nay một số nhóm hacker Việt Nam đã cài đặt được virus xâm nhập vào hệ thống mạng, đánh cắp thông tin nội bộ của các tổ chức, kiểm soát được các website chuyên download phần mềm nhằm cài đặt virus trên những máy tính truy cập vào các trang này để xây dựng mạng máy tính ma (botnet) và triển khai tấn công DDoS vào các hệ thống lớn trong nước.
Mới đây, DDoS tiếp tục nhắm vào báo điện tử Vietnamnet.vn khiến cho trang này phải “điêu đứng”. Không dừng lại ở đó, mấy ngày qua, báo điện tử Đời sống và Pháp luật – Nguoiduatin.vn cũng liên tục bị DDoS.
Về phương pháp phòng chống DDoS, cố vấn công nghệ cao cấp của hãng bảo mật Sophos (Anh) – Carole Theriault nhận định, bản chất của DDoS là không thể khống chế mà chỉ có giảm giảm bớt cường độ tấn công. Việc siết chặt quản lý cơ sở dữ liệu, ứng dụng và tường lửa có thể giúp phần nào ngăn ngừa nhiều cuộc tấn công từ chối dịch vụ.
Khi đang bị tấn công, chủ website có thể mở rộng băng thông dù đây là giải pháp rất tốn kém. Ở những nước với hạ tầng công nghệ thông tin phát triển, có nhiều hãng đã cung cấp dịch vụ này trong trường hợp khẩn cấp hoặc vào giờ truy cập cao điểm cần tăng cường băng thông. Còn tại Việt Nam hiện nay, hình thức tấn công “bẩn thỉu” này vẫn là nỗi kinh hoàng với nhiều website mà không có cách nào cứu vãn.
Theo Người Đưa Tin
Sự thật về 13 hacker nổi tiếng nhất thế giới
Họ là những người đã xâm nhập vào hệ thống máy tính của những công ty công nghệ viễn thông, trang web thương mại, các trường đại học... họ trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của các chuyên gia bảo mật.
Nhân sự kiện Nguoiduatin.vn và VietnamNet bị tin tặc tấn công DDoS, chúng tôi khởi đăng loạt bài này Đi tìm hacker để tìm câu trả lời: Hacker, anh là ai? Anh đang làm gì?
Tờ Telegraph của Anh và các nhà cung cấp phần mềm bảo mật, nhà chức trách Mỹ đã từng đưa ra danh sách những hacker hàng đầu thế giới.
1. Fred Cohen
Năm 1983, Fred Cohen, sau này đã học tiến sĩ tại Đại học Nam California, đã viết một chương trình ngắn để thử nghiệm có thể "làm nhiễm độc" máy tính và có khả năng tự sao chép, lây lan từ máy này sang máy khác. Chương trình này được giấu trong một chương trình hợp pháp khác được tải về máy tính bằng đĩa mềm.
Một số nhà khoa học máy tính khác đã từng cảnh báo về việc máy tính bị nhiễm virus là có thể nhưng chương trình của Cohen là sản phẩm đầu tiên được ghi chép lại. Vị giáo sư của Cohen đã gợi ý cái tên "virus". Hiện Cohen đang điều hành một công ty an ninh máy tính.
Video đang HOT
2. Shawn Fanning
Không phải là một hacker quá cừ khôi nhưng Fanning đã tạo ra nhiều thay đổi về cách các máy tính được sử dụng hơn phần lớn các hacker khác.
Fanning có biệt danh là Napster và anh thường sử dụng tên này trên một trang web chia sẻ những bản nhạc mà mình yêu thích với bạn bè. Napster khi đó có rất nhiều bạn, bởi mọi người nhận thấy, việc nghe nhạc MP3 có chất lượng chẳng khác gì mấy so với nghe bằng đĩa CD, trong khi họ phải bỏ ra 15 USD cho một đĩa nhạc thay vì tải và nghe miễn phí qua định dạng MP3.
Các công ty thu thanh đã kiện Napster, họ cũng kiện cả những bạn bè đã tải nhạc của anh. Họ đã thắng trong trận chiến ấy nhưng thua trong một cuộc chiến khác.
" Từ tro tàn đã nảy sinh ra anh hùng". Một cuộc dàn xếp đã được tổ chức. Thay vì ra cửa hàng mua những chiếc đĩa CD của Britney Spears, tại sao bạn không lên cửa hàng nhạc iTunes của Apple mà tải bản nhạc của cô nàng này về chỉ với giá 99 cent?
Fanning hiện không còn làm ăn trong ngành âm nhạc nữa. Năm 2006, anh đã sáng lập ra Ruptune, một công cụ mạng xã hội.
Gương mặt 4 hacker nổi tiếng: Fred Cohen, Kevin Mitnick, Robert T. Morris, Kevin Poulsen, Shawn Fanning
3. Tác giả Conficker
Hiện người ta vẫn chưa thể xác định danh tính người đã tạo ra sâu Conficker. Tác giả của sâu này đã gửi chương trình của mình đi khắp thế giới và khiến các chuyên gia an ninh điên đầu bởi cập nhật thông tin về sâu này cũng như tìm kiếm "kẻ giấu mặt".
" Chúng tôi đã có tên một số người có thể thực hiện những vụ đột nhập cực kỳ tinh vi như vậy", Merrick Furst, một giáo sư của Đại học Công nghệ Georgia đồng thời là người đứng đầu một công ty an ninh mạng nói.
Dẫu vậy, cha đẻ của Conficker vẫn nằm trong màn bí mật.
4. Kevin Mitnick
Đây là một hacker nổi tiếng nhất trong số những hacker được biết tới trên thế giới. Mitnick được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ miêu tả như là "một tội phạm máy tính mà họ muốn tóm được nhất trong lịch sử Hoa Kỳ". Kevin bị buộc tội tấn công vào hệ thống máy tính của những công ty công nghệ viễn thông hàng đầu thế giới như: Nokia, Fujitsu và Motorola.
Mitnick bị bắt năm 1995 với án 5 năm tù và 3 năm chịu quản thúc. Hiện Mitnick đang làm chủ một công ty chuyên về bảo mật.
5. Kevin Poulson
Poulson trở nên tai tiếng lần đầu trong vai trò của một hacker, khi tấn công vào đài phát thanh KIIS-FM của Los Angeles để trở thành người thực hiện cuộc gọi thứ 102, nhằm rinh chiếc Porsche trong một cuộc thi do đài này tổ chức.
Dưới bí danh Dark Dante, Poulson đã nổi danh những năm 80 với những vụ tấn công vào các mạng lưới khác nhau để rửa tiền, gian lận email, máy tính và cản trở công lý.
Poulson bị truy đuổi kể từ khi tấn công vào một cơ sở dữ liệu của Liên bang và bị bắt năm 1994 với 7 tội danh, án phạt 51 tháng tù cùng 56.000 đô la tiền phạt.
Ra tù, Poulson lại thử sức trong vai trò của một nhà báo.
6. Adrian Lamo
Adrian Lamo được đặt biệt danh là hacker "vô gia cư" bởi sở thích sử dụng các cửa hàng cà phê, thư viện làm nơi để tiế
n hành hack. Sau các lần đột nhập vào các mạng máy tính, Lamo đều báo lại cho công ty sở hữu chúng về lỗ hổng giúp anh đột nhập vào được.
Lamo đã từng đột nhập vào mạng nội bộ của tờ New York Times và điền thêm tên của mình vào danh sách các chuyên gia của họ. Lamo cũng đã sử dụng tài khoản của LexisNexis để truy cập vào các tài liệu bí mật của những đối tượng giàu có.
Lamo hiện đang làm việc như một nhà báo.
7. Stephen Wozniak
Nổi tiếng là đồng sáng lập của hãng Apple, nhưng Stephen Wozniak lại bắt đầu sự nghiệp là một hacker "mũ trắng".
Ngay từ khi còn học ở đại học California, ông đã làm cho bạn bè của mình những chiếc "hộp màu xanh" cho phép họ có thể thực hiện các cuộc gọi đường dài miễn phí. Wozniak đã bị cáo buộc là đã sử dụng một thiết bị như vậy để gọi điện cho Giáo hoàng.
Sau đó, ông bỏ học và bắt đầu làm việc với ý tưởng tạo ra chuột máy tính. Ông đã thành lập Apple Computer cùng với một người bạn là Steve Jacob và họ đã làm nên lịch sử.
8. Loyd Blankenship
Hay còn được gọi là "người cố vấn". Blankenship là thành viên của những nhóm hacker Extassy Elite và Legion of Dom.
Ông cũng chính là tác giả của "Tuyên ngôn hacker" mà ông đã viết sau khi bị bắt năm 1986. Nó vẫn được cho là một cuốn sách nói về tiên chỉ đạo đức, triết lý của hacker cho tới tận ngày hôm nay.
9. Michael Calce
15 tuổi, Calce đã nổi tiếng khi đột nhập thành công vào một số trang web thương mại hàng đầu thế giới.
Ngày 14.2.2000, Calce đã sử dụng bí danh MafiaBoy gây ra tình trạng tắc nghẽn của 75 máy tính trong 52 mạng khác nhau. Hậu quả là một số trang web thương mại như eBay, Amazon và Yahoo bị tê liệt hoàn toàn.
Calce bị tóm gọn ngay sau đó khi khoe khoang thành tích của mình trên một chatroom trực tuyến.
10. Robert Tappan Morris
Vào tháng 5 năm 1988, một virus máy tính, mà sau này được truy ra có nguồn gốc từ Đại học Cornell đã lây nhiễm ra khoảng 6.000 máy tính và gây thiệt hại tới hàng triệu đôla.
Theo lời Morris thì "con sâu Morris" được viết với mục đích để đo kích thước của Internet chứ không phải để gây thiệt hại. Tuy nhiên, anh vẫn phải chịu trách nhiệm về sai lầm của mình bằng 3 năm quản thúc, 4.000 giờ lao động xã hội và tiền phạt.
Hiện tại, mã nguồn của loại sâu trên vẫn còn lưu trữ trên một đĩa máy tính và được trưng bày ở Bảo tàng khoa học Boston.
11. Masters Of Deception
Masters of Deception (MOD) được thành lập từ nhóm New York và Legion of Doom (LoD) vào những năm giữa thập niên 80.
Mục tiêu của các hacker này là tấn công vào hệ thống viễn thông của Hoa Kỳ, sau khi phá hủy thành công các máy tính của AT&T. Những thành viên trong nhóm lần lượt bị bắt vào năm 1992.
12. David L.Smith
Smith là tác giả của virus Melissa khét tiếng và là người đầu tiên thành công phát tán bọ virus qua email. Smith sau đó đã bị kết án 5 năm tù vì tội gây ra thiệt hại hơn 80 triệu đôla.
13. Sven Jaschan
Jaschan bị kết tội phát tán sâu Netsky và Sasser trong năm 2004 khi 19 tuổi. Các virus đã khiến 70% phần mềm bị lây lan qua internet ở thời điểm đó.
Tuy nhiên Jaschan chỉ nhận án treo và bị quản thúc trong 3 năm, hiện đang làm tư vấn cho một công ty bảo mật.
Theo Người Đưa Tin
Hình ảnh giao diện Windows từ cổ chí kim Chẳng phải ngẫu nhiên mà Windows có được vị trí thống trị như ngày nay, hãy cùng điểm lại những cột mốc đáng nhớ trong quãng đường 25 năm qua nhé! Từ những bước đi chập chững đầu tiên trong hành trình chinh phục người dùng máy tính cá nhân, Windows đã chứng tỏ thế mạnh vượt trội và nhanh chóng thành công....