Nói không với lề thói xấu
Liên tiếp những vụ việc liên quan đến hành vi thiếu chuẩn mực của nhà giáo thời gian vừa qua đã gây bức xúc trong công luận. Có những vụ việc cơ quan điều tra đã kết luận, pháp luật đã nghiêm trị, răn đe cái ác, góp phần xoa dịu nỗi đau của nạn nhân và bức xúc của xã hội.
Nhưng cũng có những vụ việc còn ở dạng nghi án. Đáng chú ý, với một số nghi án, có không ít ý kiến, thậm chí từ những người có vị trí trong xã hội, đã đặt ra vấn đề, đó không phải là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo, mà là cách bày tỏ yêu thương với HS!
Học sinh Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) trao đổi kỹ năng sống ngoài giờ lên lớp. Ảnh Hà Thành
Yêu thương HS là phẩm chất cần thiết đối với mỗi người chọn nghề sư phạm. Từ tình yêu thương lớn lao dành cho học trò, cho nghề nghiệp, người giáo viên mới có động lực để luôn phấn đấu, rèn luyện, hiệu quả giáo dục mới đạt được ở mức tốt nhất. Nhưng thế nào là cách làm đúng trong biểu hiện tình yêu thương? Mạnh tay với HS, thầy cô giáo có thể “vịn” vào câu “ thương cho roi cho vọt”? Vuốt tóc, vuốt má, bá vai ôm cổ học trò có thể xem là biểu hiện của nựng nịu yêu thương? Nhiều ý kiến đã cho rằng, cách đặt vấn đề khi hành vi không chuẩn mực xảy ra theo kiểu này chỉ là một lối “biện minh”, “đánh tráo khái niệm”. Nhưng, cũng có rất nhiều ý kiến chỉ ra một thực tế đau lòng khác, đó là trong xã hội và cả trong nhà trường, vẫn còn không ít người có nhận thức và kỹ năng ứng xử chưa chuẩn về cách “bày tỏ yêu thương”.
TS Trần Thành Nam (ĐH GD – ĐHQG Hà Nội) lưu ý có một thực tế là chính người lớn cũng thiếu hiểu biết và không trang bị cho trẻ những kỹ năng để biết bảo vệ mình. “Không ít người nghĩ rằng vỗ mông trẻ là chuyện bình thường, thực ra đó cũng là một hành vi xâm hại”. Hay vụ cô giáo ở tỉnh Nghệ An dùng thước đánh 23/27 HS trong lớp vì không làm được bài, với cô, chỉ vì yêu thương học trò, muốn học trò tốt hơn (!?). Không chỉ thầy cô, mở rộng ra cả phụ huynh và người thân học trò, vẫn còn không ít người “vô tư” bày tỏ yêu thương cùng roi vọt, cùng “âu yếm” quá mức!
Trường học hôm nay đã hướng đến 4.0, trường học thông minh, đã thay đổi khác ngày xưa rất nhiều. Quyền HS, quyền giáo viên đã được pháp luật định rõ. Bảo tồn những truyền thống tốt đẹp là cần thiết nhưng những lề thói không còn phù hợp với thời đại văn minh cũng cần phải thay đổi, trong đó có những hành vi như bắt học trò thụt dầu, quỳ gối, đánh thước hay vuốt má, vuốt tóc, ôm vai, vỗ mông… Thực tế cho thấy từ những hành vi cứ nghĩ là bình thường theo lối bày tỏ yêu thương ấy đến vi phạm pháp luật không phải quá dài. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 93% đối tượng xâm hại trẻ em là người thân quen!
Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, đạo đức, vi phạm pháp luật trong ứng xử với trẻ em là cần thiết. Nhưng càng cần thiết hơn, ở góc độ nhà trường là tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng xử lí tình huống cho cả thầy và trò để phòng ngừa xâm hại. Thời gian qua, ngành GD đã liên tục có những chỉ đạo phòng chống bạo lực, xâm hại trong nhà trường. Vấn đề tiếp theo là cần sự nỗ lực, chung tay vào cuộc của cấp cơ sở cùng cả gia đình, xã hội. Không thể để một nơi khởi nguồn, gieo trồng những giá trị văn minh, văn hóa như môi trường GD lại vẫn còn tồn tại những nhận thức và hành vi “thủ cựu”, kém văn minh! Và cũng không thể hiệu quả nếu như cuộc chiến chống những lề thói cũ kém văn minh này chỉ dừng lại sau cánh cổng trường!
Video đang HOT
Tâm An
Theo giaoducthoidai
Thầy giáo dâm ô học sinh tại lớp học thêm thì xử thế nào?
Theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải, các hành vi thiếu chuẩn mực của nhà giáo có ảnh hưởng sâu rộng.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, các hành vi thiếu chuẩn mực của nhà giáo xuất hiện tuy không nhiều nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là tác động lên đối tượng vị thành niên.
Sáng ngày 12/3, tiếp tục chương trình phiên họp 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Cho ý kiến, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, các hành vi thiếu chuẩn mực của nhà giáo xuất hiện tuy không nhiều nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là tác động lên đối tượng vị thành niên.
Theo bà Hải, tất cả các quy định về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm... của nhà giáo đều quy định trong giờ học, đối với giờ chính khoá. Còn ở các giờ dạy thêm thì đang bỏ ngỏ.
"Việc xảy ra ở Bắc Giang, thầy giáo có những hành vi không đúng mực với học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Tiên Sơn xảy ra vào giờ dạy thêm, sau khi thầy giáo uống rượu", Trưởng ban Dân nguyện nói.
Bà Hải băn khoăn, nếu chúng ta không quản lý việc thầy cô giáo ở các giờ dạy thêm thì ai quản lý? Thầy cô giáo phải hành xử thế nào? Nếu xảy ra sai phạm thì xử lý theo pháp luật rồi, nhưng quản lý Nhà nước đối với vấn đề này thế nào?
"Đây là vấn đề tôi rất trăn trở, đề nghị nghiên cứu, bổ sung một số điều liên quan đến vấn đề này. Thầy dâm ô học sinh tại lớp học thêm hoặc tại nhà học sinh khi dạy gia sư thì sao?", Trưởng ban Dân nguyện nêu.
"Học sinh bị giáo viên xâm hại tuy là cá biệt nhưng cả xã hội quan tâm"
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.
Chung mối quan tâm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay, thời gian gần đây nổi lên một số vụ bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục, dư luận rất quan tâm.
"Học sinh bị giáo viên xâm hại tuy là cá biệt nhưng cả xã hội quan tâm vì xưa nay nghề giáo là cao quý, được người dân tôn trọng", bà Nga nói.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Dự thảo Luật đã dành một chương về nhà trường, gia đình và xã hội. Song cần bổ sung thêm điều phù hợp với Luật Trẻ em, xác định trách nhiệm của nhà trường, giáo viên, xã hội trong việc bảo vệ người học.
Bà Nga còn băn khoăn khi dự luật không quy định điều cấm chung mà chỉ có Điều 21 "cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục", Điều 72 "các hành vi nhà giáo không được làm".
Còn "tiêu chuẩn nhà giáo", tại Điều 67 quy định, gồm có: Phẩm chất, tư tương, đao đưc tôt; tâm huyết với nghề nghiệp, co phong cach va tư trong nghê nghiêp, lương tâm nhà giáo; được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; co ky năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nghê nghiêp va vi tri viêc lam; bảo đảm sức khỏe.
"Chúng tôi rất mong muốn nếu có thể được, thêm chuẩn mực đạo đức nhà giáo vì chuẩn mực đạo đức của ngành rất quan trọng, ví dụ như ngành Y thì có y đức", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu và cho rằng, nếu giáo viên đáp ứng được chuẩn mực trong ứng xử sẽ tránh được những trường hợp đã xảy ra trong thời gian qua.
Liên quan đến vấn đề đạo đức nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng đề nghị nên nhấn mạnh, lý giải thêm và có thể quy định trong luật, ngoài những quy định cấm ép buộc học thêm.
Hương Giang
Theo thanhtra
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Không bố trí các giáo viên vi phạm đạo đức đứng lớp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường chỉ đạo, khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo. Công văn nêu rõ: Thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức...