Nội khối Đông-Tây EU bất hòa
EU bàn bạc kích hoạt Điều 7 về trừng phạt quốc gia thành viên Ba Lan vì các cải cách pháp luật và từ chối nhận người di cư.
( Tin tức 24h ) – EU đang chuẩn bị thủ tục trừng phạt lần đầu tiên áp dụng đối với một quốc gia thành viên-Ba Lan.
Liên minh châu Âu (EU) hôm 20/12 đã kích hoạt Điều 7.1 Hiệp ước EU về cơ chế áp đặt lệnh trừng phạt đảm bảo khả năng phòng ngừa khi xuất hiện vi phạm các giá trị chung nhằm vào Ba Lan.
Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu đã kích hoạt Điều 7 trên, mang biệt danh “lựa chọn hạt nhân” nhằm đối phó với chương trình cải cách pháp luật của Ba Lan.
Đây là điều khoản được kích hoạt lần đầu tiên ở EU nhằm vào một thành viên trong khối.
3 tháng nữa Ba Lan sẽ được quyết định có nhận lệnh trừng phạt từ EU hay không.
Các biện pháp trừng phạt hiếm hoi trong lịch sử đã được đưa ra vì căng thẳng kéo dài 2 năm giữa EU và Ba Lan liên quan tới chương trình cải cách tư pháp của nước này.
Video đang HOT
Thượng viện Ba Lan đã thông qua phiên bản cuối cùng của đạo luật gây tranh cãi về Tòa án tối cao và Hội đồng tư pháp quốc gia, các dự án do Tổng thống Andrzej Duda đề xuất. Trong quá trình xem xét Thượng viện đã đưa vào những sửa đổi khác biệt đáng kể so với đề xuất của tổng thống và làm dấy lên sự chỉ trích từ phe đối lập.
Brussels đã cho Warsaw 3 tháng để giải quyết những lo ngại của EU, hứa hẹn xem xét lại quyết định trừng phạt này nếu chính quyền Ba Lan “thực hiện các hành động được đề nghị”.
Chương trình cải cách tư pháp gây tranh cãi của nước này vốn bị Brussels coi là “mối đe dọa” tới nguyên tắc pháp quyền.
Phó Chủ tịch EC Frans Timmermans cho biết EC buộc phải quyết định kích hoạt Điều 7.1 bởi thực tế đã khiến cơ quan này không còn sự lựa chọn nào khác. Với việc kích hoạt trên, Ba Lan có nguy cơ mất quyền bỏ phiếu trong Hội đồng châu Âu.
Theo ông Timmermans, 13 đạo luật được Chính phủ Ba Lan thông qua trong vòng 2 năm nay đã giúp chính phủ Ba Lan “có thể can thiệp một cách có hệ thống về mặt chính trị vào thành phần, quyền, việc thi hành và chức năng của giới chức tư pháp.
Trong khi đó, Tân Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói rằng đất nước này “cống hiến cho pháp quyền như phần còn lại của EU” và kêu gọi các đối tác của EU đối thoại cởi mở và thành thật.
“Tôi tin rằng chủ quyền của Ba Lan và ý tưởng của Liên hiệp châu Âu có thể được hòa giải” – Thủ tướng Morawiecki chia sẻ trên Twitter. “Ba Lan không cần đến sự đồng ý của Liên minh châu Âu để cải cách pháp luật trong nước”.
Song đáng chú ý là chính sự thay đổi về mặt luật pháp trên đã khiến chính người dân Ba Lan phản ứng.
Đầu năm nay, các cuộc biểu tình nổ ra liên miên, đòi thay đổi hệ thống tư pháp. Các đảng đối lập, các nhóm quyền, Hội đồng châu Âu, Uỷ ban châu Âu và các nước châu Âu bao gồm Đức và Pháp cũng cho biết những thay đổi được đề xuất sẽ làm giảm tính độc lập của tư pháp khi Ba Lan muốn đưa Tòa án hoạt động dưới sự kiểm soát trực tiếp của Chính phủ.
Ba Lan đã từ chối việc nhận hạn ngạch người di cư của châu Âu.
Ba Lan và EU còn có mâu thuẫn về vấn đề di cư.
Mới đây, Warsaw đã từ chối chấp nhận người di cư từ các nước châu Âu như một phần của hệ thống phân hạn ngạch của EU.
Theo lời Reuters, hôm thứ Tư, theo sau tuyên bố của Điều 7, người phát ngôn của Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) đã nói rằng các hành động của EU có thể liên quan đến sự phản đối của Warsaw đối với việc chấp nhận người tị nạn Hồi giáo.
Theo Ngọc Dương
Báo đất việt
Tòa án Mỹ "bật đèn xanh" cho sắc lệnh cấm di trú của Tổng thống Trump
Tòa án tối cao Mỹ ngày 4/12 đã ra phán quyết cho phép sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với 6 quốc gia chủ yếu là người dân Hồi giáo có hiệu lực hoàn toàn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Theo BBC, 7 trong tổng số 9 thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ hôm qua đã chấp thuận dỡ bỏ các lệnh của tòa án cấp thấp nhằm đóng băng sắc lệnh cấm di trú của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Lệnh cấm nhập cảnh này có hiệu lực đối với công dân của 6 nước gồm Iran, Libya, Syria, Yemen, Somalia và Chad.
Đây vốn là phiên bản thứ ba của chính sách di trú gây tranh cãi mà Tổng thống Trump đưa ra ngay sau khi nhậm chức. Ông Trump ban hành sắc lệnh hạn chế di trú đầu tiên nhằm vào một số nước với đa số dân là người Hồi giáo vào tháng 1. Tiếp đó, đến tháng 3, sau khi sắc lệnh đầu tiên bị thách thức tại tòa án liên bang, chính quyền của ông ban hành thêm một sắc lệnh sửa đổi. Sắc lệnh này hết hạn vào tháng 9 sau một cuộc tranh cãi dài ở tòa án và đã được thay thế bằng phiên bản hiện tại.
Sắc lệnh này ngoài nhằm vào các quốc gia với đa số dân Hồi giáo còn nhằm vào Triều Tiên, Venezuela.
Phán quyết của tòa án tối cao đánh dấu một thắng lợi cho Tổng thống Trump sau các cuộc chiến pháp lý dai dẳng liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh gây tranh cãi. Ông Trump cho rằng, các sắc lệnh như vậy là cần thiết để đảm bảo an ninh cho Mỹ trước các mối đe dọa như khủng bố.
Minh Phương
Theo BBC
Biểu tình rúng động Barcelona phản đối bắt giam hai lãnh đạo ly khai Catalonia Hàng trăm nghìn người đã xuống đường ở Barcelona để tham gia cuộc biểu tình phản đối giới chức Tây Ban Nha bắt giam hai lãnh đạo ly khai của Catalonia, BBC cho biết ngày 17/10. Biểu tình nổ ra sau vụ chính quyền trung ương Tây Ban Nha bắt giữ 2 lãnh đạo ly khai của Catalonia. (Ảnh: Reuters) Tòa án tối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Tiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với Ukraine

Ông Trump đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6

Phản ứng của ông Trump khi ông Putin không dự đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

NATO: Đàm phán giữa Nga - Ukraine có thể tiến triển trong 2 tuần tới

Chưa có thời gian cụ thể về đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Mỹ kỳ vọng vào tiến trình đàm phán giữa Nga và Ukraine

Trung Quốc bàn giao tàu chở ô tô sức chứa 9.500 xe

Chi nhánh của Al Qaeda thừa nhận gây ra vụ tấn công ở Burkina Faso

Cử tri Hàn Quốc rất quan tâm tới cuộc bầu cử tổng thống

Trung Đông trải thảm tím, điều tiêm kích đón Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Cô gái bị đánh gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu
Pháp luật
23:54:10 15/05/2025
Phim điện ảnh "Dế Mèn" tung trailer chính thức: Đậm chất Việt, đầy kịch tính
Phim việt
23:30:48 15/05/2025
Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!
Nhạc việt
23:24:45 15/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổi 31 vì căn bệnh hiếm gặp
Sao việt
23:10:57 15/05/2025
Xét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiền ảo
Sao châu á
23:04:07 15/05/2025
Vừa mở miệng bàn chuyện chia tài sản, bố chồng đã nổi nóng đập bàn, tuyên bố một câu sắc lạnh
Góc tâm tình
22:56:08 15/05/2025
Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối
Tin nổi bật
22:52:44 15/05/2025
Jennifer Lopez gặp sự cố trước Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ
Nhạc quốc tế
22:40:48 15/05/2025
Justin Bieber nợ quản lý cũ gần 230 tỉ đồng
Sao âu mỹ
22:34:03 15/05/2025
Chàng trai gây tranh luận sôi nổi khi hát giống Quang Dũng
Tv show
22:28:04 15/05/2025