Nỗi khổ nhà giáo thời giáo dục bị nhầm là dịch vụ
Khác với tâm lý mong chờ, ngày 20/11 có lúc thành nỗi ám ảnh với nhiều giáo viên khi bị hiểu nhầm ngày lễ thành ngày làm “dịch vụ”.
Cô giáo Nguyễn Mai Hoàn (giáo viên lớp 4, một trường tiểu học tại Hà Nội) chia sẻ, trước đây cô rất mong đợi ngày lễ hội của ngành Giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày “ tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người dạy học. Tôn vinh những người trong ngành giáo dục.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh thầy cô
Niềm hạnh phúc lớn nhất của những người làm nhà giáo như cô là nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ, những tình cảm chân thật, ấm áp từ các thế hệ học trò của mình.
Cô Hoàn kể, trước đây, học sinh đến nhà cô rất ngây thơ, vui vẻ, những món quà chỉ là các tấm thiệp đơn giản được gấp vội bằng tờ giấy màu. Học sinh đến nhà, cô còn luộc cả nồi khoai, cô trò ngồi ăn vui vẻ cùng nhau, rất tình cảm, ấm cúng.
Tuy nhiên, những năm trở lại đây, có lúc, có khi cô đã phải tìm cớ lánh mặt, không ở nhà để không phải khó xử khi từ chối nhận quà của học sinh.
Cô Hoàn nói, học sinh bây giờ không còn được như ngày xưa, ngày lễ bị coi là ngày làm dịch vụ, là dịp để giáo viên nhận quà, nhận phong bì. Vì điều này, nhiều học sinh, kể cả phụ huynh đến với cô giáo nhân dịp 20/11 cũng một phần vì bắt buộc, vì nghĩa vụ, thậm chí là đến để thương lượng, giao dịch, trao đổi chứ không bằng tình cảm hay vì lòng biết ơn.
“Tôi đã nhiều lần, cứ đến ngày lễ 20/11 là phải đi sang nhà người thân chơi, tắt điện, khóa cửa để phụ huynh, học sinh không đến nhà.
Cũng có nhiều lần, gọi tôi không được thì phụ huynh cài hoa, phong bì ở cửa nhà tôi rồi nhắn tin lại cho tôi biết. Tuy nhiên, hôm sau tôi đã tế nhị gọi học sinh đó ra ngoài gặp riêng, cảm ơn tình cảm của gia đình và xin gửi lại phong bì cho em đó.
Ngày xưa mong chờ bao nhiêu thì bây giờ lại thấy hụt hẫng, khó xử bấy nhiêu”, cô Hoàn tâm sự.
Thừa nhận, thực tế có nhiều giáo viên thực dụng, xem ngày 20/11 này đúng là một ngày “kiếm tiền”. Cô Nguyễn Thị Phương (giáo viên lớp 6, một trường THCS tại Hà Đông) cho biết, đồng nghiệp của cô cũng có không ít người đã gợi ý học sinh ngay trên lớp để tặng quà sớm. Mỗi giờ, mỗi tiết học của cô lại được cô nhắc lại với điệp khúc “cô rất háo hức chờ đợi ngày 20/11 để xem quà tặng của các em là gì? Cô nhận tất cả quà tặng, không từ chối món quà nào các con nhé?…”.
Theo cô Phương, chính vì cách hành xử của một số giáo viên chưa chuẩn mực đã khiến phụ huynh, học sinh hiểu nhầm, ngày lễ bị biến thành ngày làm kinh tế.
Đừng làm giáo viên khó xử
Video đang HOT
Rất đồng cảm, chia sẻ với tâm sự của cô giáo Hoàn, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn được giữ lại được những giá trị thiêng liêng đúng nghĩa của ngày lễ 20/11. Đó là ngày gặp gỡ, là ngày tri ân, là ngày vun đắp cho tình nghĩa thầy trò thêm gắn bó.
Mặc dù vậy, vẫn có những câu chuyện tương tự như vừa kể trên bởi lẽ do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, nhiều giáo viên sống thực dụng hơn, tư lợi nhiều hơn. Trong khi, phụ huynh cũng cơ hội, cũng chạy theo thành tích mà có những cư xử vượt ngoài lễ nghĩa, tình cảm, tạo thành một thói quen xấu trong xã hội.
Vị GS cho biết, có không ít giáo viên rất mong đợi những ngày lễ, tết để được học sinh, phụ huynh tới nhà tặng quà, tặng tiền. Có không ít phụ huynh thực sự coi đây là ngày làm dịch vụ, chuyển thẳng tiền qua tài khoản cho giáo viên chứ không còn là bó hoa, thiệp chúc nữa.
“Phong trào tặng quà, tặng phong bì cho giáo viên khiến không ít học sinh và cả giáo viên phải khó xử.
Giáo viên nhận cũng khó mà trả lại cũng không xong.
Trong khi, một học sinh này tặng được quà, học sinh khác không có điều kiện để tặng lại tủi thân, tự ti. Vì để bằng bạn bằng bè, để không bị giáo viên trù dập, nhiều phụ huynh cứ thế phải gồng lên, cố gắng xoay trở để mua quà, làm phong bì. Khổ nỗi, tặng giáo viên không phải tặng một thầy cô, mà còn cô chủ nhiệm, cô bộ môn chính, rồi cả cô bộ môn phụ. Có phụ huynh kể, riêng ngày lễ này đã phải mất tới vài triệu tiền làm phong bì”, ông kể.
Vẫn theo vị GS, lại có những phụ huynh vì chạy theo thành tích, vì muốn con phải có được kết quả thế này thế kia, hoặc vì con quá bướng bỉnh, khó bảo nên cũng tìm mọi cách lấy lòng các thầy cô nhân dịp này. Họ coi ngày lễ là ngày để trao đổi, thương lượng, hi vọng con mình được nương tay, được quan tâm nhiều hơn, ưu ái hơn. Với những phụ huynh như vậy, họ thật sự coi ngày 20/11 là một ngày làm dịch vụ đúng nghĩa, chứ không phải là một ngày lễ để tri ân, rất đáng buồn.
Tuy nhiên, trong số này cũng vẫn còn nhiều nhà giáo chân chính, họ e ngại, xấu hổ, thậm chí phải tìm cách né tránh để không phải khó xử.
“Với những nhà giáo chân chính, họ không thể đành lòng nhìn học sinh đi cả mấy cây số chỉ để mang quà bố mẹ gửi tới cho thầy cô. Cần phải hiểu rằng đây là ngày lễ tri ân, không phải ngày tặng quà hay nhận quà. Có nhiều giáo viên đã phải yêu cầu học sinh không được đến nhà thay vào đó chỉ là buổi gặp mặt, giao lưu trên lớp, là dịp để thầy cô và học sinh tâm sự, chia sẻ, hiểu nhau hơn”, vị GS chia sẻ.
Vị GS cho biết thêm, ông từng chứng kiến một thời gian khi học sinh đến chúc mừng thầy cô giáo bằng cam, và khi đó ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam đã bị nhại tên, đọc thành “ngày Hiến cam”. Rất nhiều giáo viên khổ tâm vì việc này.
“Bây giờ không phải là ngày Hiến cam nữa nhưng lại bị gọi là ngày làm dịch vụ, là ngày nhận phong bì, rất mang tiếng cho những giáo viên chân chính.
Họ chỉ mong muốn ngày 20/11 đúng là ngày lễ tri ân đúng nghĩa chứ không phải là ngày để thầy cô được nhận quà hay phong bì. Nếu giáo viên lại chỉ mong được nhận phong bì của học sinh thì cần phải xem lại tư cách đạo đức của những giáo viên này, bởi như vậy thì không còn tác dụng giáo dục nữa.
Tuy nhiên, về phần phụ huynh cũng cần nhận thức đúng đắn, tôn trọng giáo viên hơn, vì đôi khi cách hành xử thực dụng của họ, vì mục đích riêng của họ vừa làm khó giáo viên lại vừa khiến con trẻ có cái nhìn lệch lạc về các thầy cô. Nếu giáo dục mà cũng lấy thước đo là đồng tiền làm chuẩn, thì quá nguy hiểm, bởi khi đó, giáo viên cũng không thể dạy được học sinh nữa”, vị chuyên gia khuyến cáo.
Cô Dung thiện nguyện
Hơn 30 năm gắn bó với nghề là ngần ấy thời gian cô Lò Thị Tuyết Dung nỗ lực vượt khó. Ở cương vị nào thì cô cũng đều cố gắng đổi mới, sáng tạo.
Tất cả chỉ với mong muốn giữ chân trò ở lại trường nhiều hơn...
Cô Dung trao quà cho học sinh có thành tích cao.
Đổi mới để... nâng cao chất lượng
Tháng 11 đến trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Đây là ngày mà cả xã hội dành trọn tình cảm, sự tôn vinh công lao của các thế hệ nhà giáo trên khắp miền Tổ quốc.
Năm nay, ngày này càng đặc biệt hơn với cô Lò Thị Tuyết Dung - Trưởng phòng GD&ĐT Thị xã Nghĩa Lộ, khi cô cũng là một trong những gương mặt được tôn vinh tại chương trình "Thay lời tri ân năm 2021" do Bộ GD&ĐT và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức.
Công tác trong ngành Giáo dục đã hơn 30 năm, ở cương vị là giáo viên hay quản lý, cô Dung cũng đều có nhiều sáng tạo, đổi mới trong phương pháp làm việc. Từ những sáng kiến đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nơi đây.
Theo chia sẻ của cô Dung, những năm qua, bản thân cô luôn tích cực tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học. Từ một địa bàn với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, đến nay, Thị xã Nghĩa Lộ đã có gần 30 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 83,3%. Trong đó, có 14 trường Mầm non, 4 trường Tiểu học, 1 trường THCS và 10 trường TH &THCS.
Từ việc chỉ đạo quyết liệt trong việc duy trì, nâng cao chất lượng dạy và học của Phòng GD&ĐT, các trường trực thuộc trên địa bàn đã cụ thể hóa vào thực tiễn. Nhờ đó, chất lượng giáo dục và đào tạo toàn huyện ngày càng được nâng cao.
Cơ sở vật chất các trường học đang được cải thiện và nâng cao chất lượng.
Đơn cử như năm học 2020 - 2021, các cơ sở giáo dục trên địa bàn đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Các trường Mầm non thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục. Với bậc Tiểu học, 100% học sinh hoàn thành chương trình và ra lớp. Đối với Bậc THCS, tỷ lệ học lực giỏi và khá đều tăng so với năm học trước; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt trên 98%. Số học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi tăng cả về số lượng và chất lượng.
Theo thầy Đoàn Kim Chung - Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiệu, Thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường đã quán triệt, thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của Phòng GD&ĐT. Quán triệt thực hiện nghiêm kế hoạch của năm học. Còn về phía giáo viên, các thầy cô trong trường luôn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhờ đó mà chất lượng giáo dục hàng năm đều tăng cao. Như cá nhân tôi, tôi nhìn vào phong cách lãnh đạo, nhìn vào tấm gương nỗ lực của cô Dung để học tập phương pháp chỉ đạo, điều hành công việc".
"Cô Dung luôn quan tâm rất sát sao đến công tác chuyên môn cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt là "mô hình trường học". Từ những chỉ đạo ở cấp trên, cô ấy đã cụ thể hóa phù hợp với thực tiễn tại địa phương. Từ đó, chỉ đạo sát sao, kịp thời nên các đơn vị trường học đều thực hiện rất thuận lợi", thầy Chung nói thêm.
Cô Lò Thị Tuyết Dung
Không để em nào ở lại phía sau
Những năm gần đây, kinh tế của thị xã Nghĩa Lộ đã có những bước phát triển vượt bậc. Đời sống nhân dân có những chuyển biến tích cực. Một số nơi trên địa bàn đã được chuyển ra khỏi vùng kinh tế xã hội khó khăn theo Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433 của Ủy ban Dân tộc. Điều này đồng nghĩa với việc không ít học sinh rơi vào tình trạng "mất" hỗ trợ như trước.
Sợ thiếu vắng học sinh, Phòng GD&ĐT thị xã đã chỉ đạo các trường trên địa bàn thực hiện tốt công tác rà soát và có những giải pháp cụ thể nhằm giúp đỡ học sinh thuộc các đối tượng trên.
"Chúng tôi cũng xác định, để chia sẻ khó khăn với học sinh, rất cần phải có sự chung tay của xã hội thông qua hoạt động xã hội hóa. Vì thế, ngay trong Lễ khai giảng năm học 2021-2022, Phòng GD&ĐT đã kết nối, huy động được các nguồn lực trao quà ủng hộ cho 1.488 học sinh, với số tiền gần 235 triệu đồng. Tuy số quà không lớn song phần nào cũng chia sẻ được khó khăn với các trường trong thời gian ban đầu", cô Dung cho biết.
Cô Phu Minh Diệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phúc Sơn chia sẻ: " Học sinh ở đây có nhiều em không được nhận hỗ trợ do địa phương thoát khỏi vùng kinh tế xã hội khó khăn. Ngoài những phần quà trao đầu năm, Phòng GD&ĐT đã kết nối, tiếp nhận sự hỗ trợ bằng vật chất của "Chi hội nữ doanh nhân Mường Lò" để học sinh có những bữa ăn trưa miễn phí tại trường. Từ đó, các em hào hứng đến trường học tập đầy đủ".
Các cơ sở giáo dục trên địa bàn đã đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
"Ngay như đợt Tết Trung thu vừa rồi, phòng GD&ĐT cũng đã huy động được rất nhiều phần quà dành tặng cho học sinh nghèo vượt khó. Toàn bộ những suất quà lên tới hơn 60 triệu đồng cùng hàng chục chiếc xe đạp hỗ trợ cho các học sinh trên địa bàn. Các em vui lắm và rất hào hứng đến trường học tập", cô Dung vui vẻ nói.
Theo cô Diệp, có thời điểm không còn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, có trường hợp học sinh ngại đến trường để học 2 buổi/ngày bởi nhà xa. Tuy nhiên, sau khi cô Dung đã tận tay đi "gõ cửa" các nhà hảo tâm, tìm kiếm được nguồn hỗ trợ, giáo viên nhiệt tình tuyên truyền, thuyết phục nên đã "giữ" được chân trò ở lại lớp.
"Quan điểm của lãnh đạo Phòng là phải vào cuộc một cách quyết liệt để đảm bảo sĩ số của từng lớp. Cùng với việc tuyên truyền, thuyết phục vận động học sinh, cô Dung cũng đích thân đi vận động, kết nối với các câu lạc bộ trên địa bàn để có những suất quà, hỗ trợ cho các cháu.
Nhờ đó mà tỉ lệ học sinh ra lớp vẫn đảm bảo. Ngoài ra, trường cũng nhận được nhiều hỗ trợ về đồ dùng nhà bếp, dụng cụ học tập,... Những món quà đó đều được trang bị từ nguồn xã hội hoá do cô Dung kêu gọi, kết nối", cô Diệp bộc bạch.
Đôi điều về "tôn sư trọng đạo" nhân dịp sắp tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Giá như đổi mới giáo dục dành cho nội dung, chương trình... còn văn hoá học đường cũng như Ngày Nhà giáo thì nên gìn giữ, sẽ đẹp hơn. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng giống như bao ngày kỉ niệm khác trong năm, nhưng phần đông mọi người đều nhớ. Có lẽ ai cũng từng đi học nên nhớ, hoặc vì...