Nỗi khổ không ai thấu của phim cổ trang Việt
Phim cổ trang nội địa thường gặp nhiều khó khăn, mà khó nhất là làm vừa lòng khán giả.
Từ trước đến nay, số lượng phim cổ trang, kiếm hiệp Việt Nam không nhiều. Những lý do khiến nhà sản xuất ít làm phim dạng này thì có thể là thiếu vốn đầu tư, kịch bản không hấp dẫn… Nhưng có lẽ, cái khiến nhiều người kiêng dè nhất là khán giả. Các “giám thị” nghiêm khắc ấy đã “làm khó” phim cổ trang Việt ở điểm nào?
Tạo hình, phục trang vừa xấu vừa giống Trung Quốc
Cái đập vào mắt khán giả đầu tiên chính là tạo hình và phục trang của các nhân vật trong phim. Hiển nhiên, đây là thứ bị đem lên “thớt” đầu tiên, chưa cần biết kịch bản sẽ như thế nào.
Phim “Thái Tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” bị chê vì trang phục của diễn viên giống Trung Quốc quá.
Trước nay hiếm có phim cổ trang Việt nào không bị chê khâu phục trang. Chuẩn mực so sánh ở đây là Trung Quốc. Điều này không quá khó hiểu bởi khán giả đã quá quen thuộc với nhiều tác phẩm Hoa ngữ cùng thể loại được trình chiếu ở Việt Nam. Nó không chỉ in sâu trong lòng khán giả mà còn ảnh hưởng đến cả các nhà làm phim.
Có thể kể ra hàng loạt cái tên không tránh khỏi “dớp” bị đem ra so sánh: Từ phim truyền hình như Anh chàng vượt thời gian đến các tác phẩm điện ảnh Thiên mệnh anh hùng, Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long… Phần đông khán giả cho rằng, những phim này có phục trang chẳng nhìn ra được “hồn Việt”. Ngay cả Mỹ nhân kế mới đây, dù được khen tấm tắc vì các kỹ nữ ăn vận xinh đẹp thì vẫn có người mới liếc nhìn đã thấy nhang nhác “màu sắc Trung Hoa”.
Khán giả chê trang phục có cái lý của họ. Những phim được kể tên trên ít nhiều đều mang bóng dáng của “người hàng xóm”. Tuy nhiên, ngay cả phim có trang phục thuần Việt như Thạch Sanh thì vẫn đồng cảnh ngộ bị chê. Thuần thì thuần Việt đấy, nhưng Thạch Sanh ăn mặc quá hiện đại như con nhà giàu vậy!
Võ thuật không xem nổi
Với một bộ phim cổ trang, yếu tố võ thuật là điều vô cùng quan trọng. Trước nay, võ thuật trong phim cổ trang Việt không được đánh giá cao vì quá… tầm thường, diễn viên khoa chân múa tay vài đường là hết chuyện.
Video đang HOT
Các màn võ thuật trong “Thiên mệnh anh hùng” như…. đùa.
Trước nhiều bộ phim không chú trọng vào các pha võ thuật (hoặc có muốn cũng không được vì thiếu đủ thứ), khán giả phát ngán là chuyện quá bình thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là khắt khe với tất cả.
Thiên mệnh anh hùng là tác phẩm gần đây nhất có những cảnh quay võ thuật khá đẹp mắt. Nhưng những chi tiết thích khách vụt lên từ mặt nước phẳng lặng hay bay lượn trên mái nhà – dù mới lạ trong phim Việt vẫn bị nhiều người xem liên tưởng đến các tác phẩm kiếm hiệp của Trương Nghệ Mưu.
“Tội danh” xem thường lịch sử
Hầu hết các bộ phim cổ trang Việt Nam đều thuộc dòng lịch sử, dựa trên các sự kiện có thật như Huyền sử thiên đô, Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long, Tây Sơn hào kiệt… Với thể loại phim này, việc tôn trọng yếu tố lịch sử là điều không cần bàn cãi.
Tuy nhiên, bên cạnh những dự án được sản xuất để chào mừng các đại lễ kỷ niệm như trên thì còn có phim cổ trang với kịch bản phóng tác. Suy xét yếu tố lịch sử và yêu cầu đúng “từng li từng tí” là một điều khó cho các nhà làm phim.
Thiên mệnh anh hùng bị quy sai sử khi làm không đúng tuổi thật của cháu nội Nguyễn Trãi. Trong khi đó, phim dựa trên tác phẩm Bức huyết thư của Bùi Anh Tấn – một tác phẩm văn học sẽ không tránh khỏi những hư cấu, tưởng tượng.
Bộ trang phục của Thạnh Sanh trong phim cùng tên thuần Việt nhưng… là của con nhà giầu.
Bộ phim Thạch Sanh dựa trên câu chuyện cổ tích nổi tiếng cũng “gặp hạn” tương tự. Để tạo nên hấp dẫn, các nhà làm phim buộc phải đưa vào những yếu tố mới mẻ như công chúa Quỳnh Nga mạnh mẽ, giỏi săn bắn… Không hiểu sao với khán giả Việt, điều này “không ổn”.
Trong khi đó, những bộ phim cổ trang mà cụ thể hơn nữa là tác phẩm điện ảnh Hoa ngữ đều “làm quá” lên so với lịch sử. Ví như bom tấn Đồng tước đài sắp ra mắt, phim kể câu chuyện về Tào Tháo và “người tình sát thủ” Linh Thư (do Châu Nhuận Phát và Lưu Diệc Phi đóng chính) dù sai sử nhưng vẫn được người xem ủng hộ.
Bởi vì có như thế, chúng ta mới được xem những cảnh quay hoàng tráng, kịch bản ly kỳ, hấp dẫn. Những nguyên tắc lịch sử nếu nhất nhất tuân theo, suy cho cùng chỉ làm thui chột sức sáng tạo của các nhà làm phim.
Theo Tiin
Diễn viên phim cổ trang Việt vừa thiếu vừa yếu
Dù phim cổ trang được sản xuất nhiều, nhưng ít diễn viên khẳng định được tài năng ở lĩnh vực đặc biệt này, khiến chất lượng phim sụt giảm.
Lý Hùng và Thùy Lâm trong phim Tây Sơn hào kiệt.
Một dự án phim đang thu hút sự quan tâm của những người yêu điện ảnh hiện nay là phim Thạch Sanh được làm theo kỹ xảo 3D. Tuy nhiên, theo đạo diễn Đỗ Quang Âu, hơn một tháng qua, đoàn làm phim đã ráo riết tìm người đóng vai chính Thạch Sanh nhưng vẫn chưa có kết quả. Không chỉ vai Thạch Sanh, ngay cả vai công chúa trong phim cũng chưa chốt vào danh sách cuối cùng.
Trước phim Thạch Sanh, một loạt những bộ phim cổ trang Việt Nam đã ra mắt khán giả. Tuy nhiên, nhiều hạt sạn trong phim đã được khán giả chỉ ra, trong đó "sạn" có nguyên nhân chủ yếu là diễn viên vào vai chưa phù hợp.
Phía nhà sản xuất phim Thạch Sanh cho biết, tiêu chuẩn để chọn diễn viên đóng vai chính là diễn viên nam có khuôn mặt hiền lành, tuổi từ 18 đến 25, cao từ 1m75, ngoại hình đẹp, biết diễn xuất, có phẩm chất đạo đức tốt, đam mê nghệ thuật... Tiêu chuẩn này không phải là quá ngặt nghèo, nhưng đạo diễn Đỗ Quang Âu chia sẻ: "Chúng tôi tìm kiếm khắp nơi, thử vai vài người nhưng chưa chọn được. Người đáp ứng được mặt này lại thiếu mặt khác".
Đạo diễn phim băn khoăn bởi từ trước đến nay, trong truyền thuyết, Thạch Sanh vốn được định hình trong lòng nhân dân là một hình tượng đẹp, anh hùng. Nếu chọn không đúng người sẽ gây phản cảm với người xem và phản ứng không tốt trong dư luận.
Không phải chỉ riêng đạo diễn Đỗ Quang Âu, nhiều đạo diễn khác khi bắt tay vào thực hiện những bộ phim cổ trang, bên cạnh mối lo lắng về phục trang, bối cảnh thì mối quan tâm nhất của họ có lẽ vẫn là làm thế nào để chọn được những diễn viên phù hợp.
Trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới Thăng Long.
Không giống như những thể loại phim khác, phim cổ trang thuộc dạng kén diễn viên nhất. Khi chọn diễn viên, bên cạnh tiêu chí về tài năng diễn xuất, một yếu tố không kém phần quan trọng là dung mạo, thần thái của diễn viên phải phù hợp với nhân vật. Trong buổi ra mắt phim Long thành cầm giả ca, đạo diễn Đào Bá Sơn chia sẻ rằng, ông đã mất rất nhiều thời gian và thử qua nhiều diễn viên mới chọn được diễn viên Quách Ngọc Ngoan cho vai diễn Tố Như trong phim. Bởi sau khi hóa trang, ở Quách Ngọc Ngoan có được cái thần thái nho nhã của người làm văn chương, đúng với hình dung về thi hào Nguyễn Du.
Cũng như trong một loạt phim cổ trang làm về vua Lý Công Uẩn nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, các đạo diễn đã phải đau đầu để chọn được diễn viên có thể đảm nhiệm vị vua anh minh. Việc chọn ai vào vai Lý Công Uẩn ngày ấy từng là đề tài được dư luận quan tâm và bàn tán sôi nổi.
Không phải đạo diễn nào cũng thành công khi "chọn mặt gửi vàng" cho đứa con tinh thần của mình. Khi bộ phim Lục Vân Tiên hoàn thành, bên cạnh nhân vật Lục Vân Tiên do diễn viên Chi Bảo đảm nhiệm khiến khán giả hài lòng, nhân vật Kiều Nguyệt Nga do Hồng Ánh thủ vai vẫn khiến khán giả thấy "gợn gợn". Không ai bàn cãi về khả năng diễn xuất của diễn viên Hồng Ánh nhưng ở chị vẫn chưa toát lên được vẻ mềm mại, đài các mà khán giả vẫn hình dung về Kiều Nguyệt Nga như trong áng thơ của cụ Đồ Chiểu.
Hơn 20 năm trôi qua, nhiều thế hệ diễn viên mới ra đời, nhưng dường như hiếm nghệ sĩ nào khẳng định được tên tuổi với dòng phim cổ trang này. Vì vậy, năm 2008, khi bắt tay vào làm phim Tây Sơn hào kiệt, đạo diễn Lý Huỳnh không còn lựa chọn nào khác, đành phải bắt Lý Hùng "trẻ hóa" để vào vai Quang Trung.
Ông nói: "Ngoài Lý Hùng, tôi không biết chọn ai". Dù khi đó, Lý Hùng đã béo và già đi nhiều so với thời vàng son trước đó. Quả thực, để vào vai Quang Trung, ngoài hình thức, khả năng diễn xuất, thì tài võ lược là một điều kiện cần thiết, vì thế, không ai làm tốt hơn Lý Hùng.
Thời gian vừa qua, phim cổ trang được sản xuất khá nhiều nhưng ít diễn viên khẳng định được tài năng ở lĩnh vực phim đặc biệt này, một số còn khiến chất lượng phim sụt giảm. Tiêu biểu như phim Anh chàng vượt thời gian. Bên cạnh bối cảnh phim đơn điệu, diễn xuất vô hồn của các diễn viên đã kéo phim xuống hàng "thảm họa phim Việt".
Nhân vật vua do Huỳnh Anh Tuấn hóa thân, gương mặt hóa trang quá hiện đại mà hành động cũng rất nhàm chán. Suốt nhiều tập chỉ thấy cảnh ôm ấp các cung nữ. Thủy Hương vào vai hoàng hậu quá cứng. Kim Hiền cũng còn quá nhiều nét hiện đại trên gương mặt, diễn xuất...
Bộ phim Huyền sử thiên đô sau khi phát sóng cũng khiến khán giả không mấy hài lòng. Đơn giản như ở 2 nữ diễn viên chính, nhiều người cho rằng nhan sắc của Thu Quỳnh chưa thật sự nổi bật để hóa thân vào vai công chúa. Còn vẻ đẹp quá hiện đại của siêu mẫu Bebe Phạm khi vào vai Giáng Bình, hồng nhan tri kỷ của vua Lý Công Uẩn lại càng khiến người xem thấy khiên cưỡng, khó thuyết phục...
Việc diễn viên vào vai những nhân vật cổ xưa chưa được khán giả hài lòng bởi họ đã đóng phim với tư thế, tác phong của người hiện đại. Thế mới có chuyện, ở nhiều phim cổ trang Việt Nam, cung nữ đi lại như người mẫu trên sàn diễn thời trang, anh hùng hảo hán lại hành động ẻo lả như ca sĩ Hàn Quốc... Chưa kể, với những cảnh quay cận cảnh, cử chỉ cần sự chính xác, tinh tế như viết thư pháp hay đọc sách thì nhiều diễn viên lộ rõ điểm yếu của mình.
Trước thực trạng thiếu diễn viên đóng phim cổ trang, từng có khóa đào tạo 3 tháng cho diễn viên chuyên biệt cho dòng phim này. Hai giảng viên chính là NSND Hoàng Dũng và NSƯT Minh Hòa, nhà thư pháp Trần Quang Đức, nghệ nhân Vũ Giỏi... Tuy nhiên, thời gian 3 tháng có lẽ mới chỉ là giải pháp tình thế, đáp ứng được yêu cầu sơ đẳng nhất. Còn để có được một bộ phim cổ trang đích thực thì cần chiến lược dài hơi.
Theo CAND
Khán giả "đói" phim cổ trang Việt Khán giả Việt đã "no nê" với phim cổ trang, dã sử của Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, nhưng với chính dòng phim này của nước nhà thì họ lại bị "bỏ đói". Phim cổ trang nước ngoài áp đảo, phim Việt càng lép vế Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất phim cổ trang số lượng lớn với sự đầu...