Nỗi khổ học nhiều, vận động ít của học sinh Việt
Chương trình học thiết kế khô cứng và ít ỏi, phụ huynh, học sinh dồn sức cho các môn học chính… thể dục học đường ở Việt Nam đang bị ‘bỏ rơi’ trong khi thể lực học sinh có nhiều điều đáng bàn.
Tiết học thể dục với nội dung nhảy qua xà của lớp 9/9 Trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh, TP.HCM – Ảnh: THẢO TÂM
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng của học đường, làm nền tảng trau dồi trí lực, phát triển lành mạnh về nhân cách. Nhưng lâu nay, thầy trò lẫn phụ huynh dường như xem nhẹ việc đầu tư thực chất cho thể dục học đường.
Chương trình học thiết kế khô cứng và ít ỏi, phụ huynh, học sinh “dồn sức” cho các môn chính là khái quát chung của thể dục học đường.
Học thể dục để… được vui chơi
Chiều một ngày đầu tháng 11, lớp 9/9 Trường THCS Lê Văn Tám (Q.BìnhThạnh, TP.HCM) có hai tiết thể dục do thầy Hoàng Trọng Quý Bình giảng dạy với nội dung nhảy qua xà.
Tiết học ngoài trời, nên để minh họa cho các động tác, thầy Bình có chuẩn bị bức ảnh bằng giấy với hai nội dung: nhảy xa kiểu ngồi và đà một bước giậm nhảy đá lăng. Sau khi minh họa, thầy thực hiện mẫu động tác của các bước và gọi một học sinh lên làm lại động tác.
Nguyễn Nguyên Thư, một học sinh trong lớp, nói: “Nhìn thầy hướng dẫn rồi em làm theo. Nhưng thầy không hướng dẫn em vẫn làm được bởi nhảy qua xà cũng giống như nhảy dây, mà xà lại tượng trưng bằng dây thừng nên rất đơn giản. Với em, học thể dục chủ yếu là… được vui chơi”.
Vì là tiết đôi nên tiết thứ hai học sinh tự luyện tập thực hành cá nhân. Theo quan sát, đến tiết này còn rất ít học sinh tự luyện tập, các em chia thành nhóm ngồi nói chuyện, nhóm khác chạy đùa, còn thầy giáo vào phòng giáo viên.
“Học thể dục như môn điều kiện, chúng em chỉ chủ yếu học toán, văn, Anh để thi tuyển sinh vào lớp 10 thôi. Dù muốn hay không vẫn phải có mặt để điểm danh, chứ dốc sức tập tành thì em lại chưa chú tâm” – em Thanh Xuân chia sẻ.
Tương tự, trong một tiết học thể dục vào buổi sáng tại Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), thầy giáo Nguyễn Sơn Vũ dạy lớp 12A02 nội dung đá cầu và bóng chuyền.
Trước khi vào nội dung bài học, học sinh khởi động nhẹ, chạy bền một vòng sau đó đi vào bài học với ba phần chính: bóng chuyền, cầu lông, cuối cùng là phát triển thể lực thông qua trò chơi vận động.
Các em tự chia nhóm để đá với nhau, hoặc tập luân phiên đá cá nhân. Trong thời gian 90 phút, nhễ nhại mồ hôi, em Nguyễn Thanh nói: “Mỗi tuần lớp em có hai tiết môn thể dục vào sáng thứ ba.
Video đang HOT
Học thì vui nhưng học xong rất mệt, do em ít vận động. Em tập trung thời gian học văn hóa, chỉ có 90 phút thể dục cho một tuần học căng thẳng năm cuối cấp”.
Một tiết học thể dục ở trường tiểu học thì số tiết phân theo khối. Với khối lớp 1 là 1 tiết/tuần; khối 2, 3, 4, 5 là 2 tiết/tuần. Tại tiết thể dục của lớp 4/4 Trường tiểu học Kết Đoàn (Q.1), thầy Nguyễn Trường Thành hướng dẫn các em bài thể dục phát triển chung các động tác tay, chân và trò chơi vận động.
Khi tập động tác, theo thầy Thành, không ít học sinh luyện tập rời rạc và nhiều em còn nhầm bên phải, bên trái của tay, chân. Nhưng khi đến trò chơi chạy đổi chỗ, chạy lò cò tiếp sức… các em nhiệt tình hơn hẳn.
Em Minh An nói: “Con chỉ trông đến phần trò chơi thôi, cũng chạy cũng nhảy và hoạt động tay chân nhưng các bạn lớp con ai cũng vui và thích hơn tập theo động tác nhiều”…
Thể dục “ cưỡi ngựa xem hoa”
Thể dục thể chất đi liền trí lực, là điều kiện để học sinh có sức khỏe lâu dài, nhưng giáo viên, học sinh, phụ huynh đều thừa nhận thể dục là môn “cưỡi ngựa xem hoa”.
Thầy Hoàng Trọng Quý Bình tâm tư: “Tôi dạy thể dục nhiều năm rồi, nhưng tâm lý chung các em chỉ chú trọng môn chính. Mình dạy và nhìn là biết học sinh có ham thích hay không. Hơn nữa ở trường cơ sở vật chất còn thiếu.
Chạy xa chạy bền chỉ quanh quẩn trên sân bêtông, đây cũng là lý do khiến các em không thích học thể dục. Các em chỉ thích những môn cụ thể như bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, võ… nhưng theo phân phối chương trình thì chỉ có số tiết ít ỏi cho thể dục, mình cũng chỉ biết dạy đủ và đúng tiến độ nội dung quy định”.
Em Nhã Uyên, lớp 12A03 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), vô tư nói: “Năm nay em thi chuyên ngành ngôn ngữ Anh, ngoài thời gian học trên lớp, còn lại em kín lịch ở trung tâm tiếng Anh để còn chuẩn bị thi lấy bằng IELTS tiếng Anh. Thể dục em không thể bỏ qua, nhưng với em nó là môn học… xa xỉ”.
Em Hữu Hoàn, lớp 12A02 cùng trường, thì nói: “Học chủ yếu là chơi, là vận động cho hết tiết thay vì căng thẳng giải bài tập hay trả bài cho thầy cô. Học thể dục để khỏe nhưng em chưa thấy hiệu quả, vì em chưa bao giờ về nhà tự luyện tập lại các động tác thầy hướng dẫn. Em dành thời gian học những môn quan trọng”.
Cũng trong suy nghĩ chú trọng những môn “quan trọng”, bà Lê Thị Kiều Dung (Q.Phú Nhuận) có con học lớp 7 Trường THCS Hai Bà Trưng (Q.3) tỏ ra nhẹ hều khi hỏi về sự đầu tư cho con học môn giáo dục thể chất.
Bà Dung nói: “Đầu tư những môn cần khi vào ĐH chứ học thể dục có giải quyết được gì đâu. Đến hè, tôi cho con học lớp võ ở trung tâm thể thao, xem như học bù cho môn thể dục trong năm học”.
TS ĐẶNG NGỌC QUANG (chủ biên chương trình giáo dục thể chất, Bộ GD-ĐT):
Sẽ thay đổi theo sở thích học sinh
Chương trình môn giáo dục thể chất hiện hành có sử dụng những nội dung, những quy định cứng và chưa thật sự linh hoạt. Chẳng hạn ở tiểu học có nội dung ném bóng thì học sinh phải học và tuân thủ các kỹ thuật ném bóng chứ chưa dựa trên sở thích, nguyện vọng học sinh để các em phát huy hết khả năng. Đồng thời khi triển khai, cơ sở vật chất ở trường chưa đáp ứng đủ, cộng với yếu tố bản thân giáo viên chưa có năng lực điều hành, điều đó làm cho học sinh không có hứng thú.
Dự định từ năm 2020 sẽ thực hiện đổi mới chương trình trên cơ sở nguyện vọng tự chọn của học sinh để các em tự tập luyện phát triển năng lực thể chất, nâng cao khả năng đáp ứng của giáo viên, cơ sở vật chất đầy đủ. Tất cả khớp trùng với nhau thì môn giáo dục thể chất sẽ thực tế và được chú trọng hơn.
Theo tuoitre
Ngôi trường nhỏ nhất nước Anh với 6 học sinh và 1 giáo viên
Ngôi trường Milburn tại Cumbria có lẽ là ngôi trường nhỏ nhất xứ sở sương mù với chỉ 1 phòng học duy nhất dành cho 6 học sinh và 1 giáo viên toàn thời gian.
Bởi ngôi trường chỉ có duy nhất 1 phòng học, nên các học sinh 3 tuổi cũng là bạn cùng lớp với những em... 10 tuổi. Bữa trưa của các em do đầu bếp một quán ăn nhỏ tại địa phương đảm nhiệm.
Từ trái sang: Giáo viên Hayley Dixon, thầy hiệu trưởng Nick Page, trợ giảng Jessica White cùng các em học sinh.
Ngôi trường cũng không có sân chơi, nên các học sinh sẽ đùa nghịch trên bãi cỏ của ngôi làng vào các giờ giải lao. Thậm chí, các cư dân làng Milburn còn được mời tham gia vào Ngày Thể thao cùng các em học sinh để gia tăng... sĩ số.
Tuy nhiên, đến dịp đóng kịch nhân dịp lễ Giáng sinh thì quả là vấn đề nan giải, vì không đủ số lượng học sinh và nhân viên nhà trường để đảm nhiệm hết các vai cần thiết trong vở kịch.
Có lẽ do số lượng học sinh và giáo viên quá ít ỏi, đề xuất đóng cửa ngôi trường từng được đưa ra. Tuy nhiên, những đề xuất này đều nhận được sự phản đối mạnh mẽ từ dân làng.
Năm 2008, trường Milburn từng có 37 học sinh. Sau đó, con số này giảm xuống còn 3 học sinh vào năm 2014 theo sau sự suy giảm dân số ở các khu vực làng xóm lân cận.
Tuy nằm ở khu vực hẻo lánh, ngôi trường vẫn có những trang thiết bị hiện đại. Số laptop của nhà trường thậm chí còn nhiều hơn cả số... học sinh.
Ngoài những giờ học trên lớp, các em học sinh còn có thể tham gia những tiết học ngoài trời trong khu rừng gần đó. Các học sinh - độ tuổi từ 3-10, học chung một lớp.
Thầy Nick Page - Hiệu trưởng nhà trường, cho biết số lượng ít học sinh mang đến cho các em cơ hội được học 1-1 với giáo viên. Thầy cũng tin tưởng nhà trường sẽ đạt được nhiều thành tích lớn hơn trong tương lai.
Cô Hayley Dixon (32 tuổi) là giáo viên toàn thời gian duy nhất của nhà trường. "Tôi thích tính linh hoạt trong cách dạy học của nhà trường cũng như được tham gia vào đời sống của ngôi làng", cô Dixon cho biết.
Theo một báo cáo năm 2015 của Văn phòng Tiêu chuẩn giáo dục, Dịch vụ và kỹ năng dành cho trẻ em (Ofsted) của Anh, trường Milburn được xếp hạng "tốt", trong đó sự phát triển của các học sinh được đánh giá ở mức "nổi trội".
Thầy Page còn đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng tại trường tiểu học Beaconside gần đó với 451 học sinh. Mỗi thứ 4 hàng tuần, 6 học sinh của trường Milburn lại di chuyển quãng đường 20' lái xe để tới trường Beaconside. Tại đây, các em được huấn luyện thể thao, tham gia các lớp học về tôn giáo, tiếng Pháp và âm nhạc.
Theo thầy Page, 6 em học sinh hòa nhập rất nhanh vào môi trường lớn này nhưng vẫn thích được trở về với ngôi trường làng nhỏ bé của mình.
"Thật dễ để suy đoán rằng trẻ em tại một ngôi trường nhỏ thường thiếu tự tin, nhưng các em học sinh ở đây không hề như vậy. Các em luôn tự tin, đoàn kết và sẵn sàng đón nhận thử thách", thầy Page nói.
Nước Anh có hơn 2.000 ngôi trường có sĩ số ít hơn 100 học sinh, nhưng những ngôi trường tí hon như Milburn thì quả thực là hiếm.
Minh Hương
Theo Metro
Krông Ana-Đắk Lắk: Trường Mầm non Hoa Cúc đẩy mạnh công tác chăm sóc giáo dục trẻ Xác định được vai trò, trách nhiệm lớn lao trong việc giáo dục mầm non, trong những năm qua, tập thể, cán bộ giáo viên Trường mầm non Hoa Cúc đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học, chất lượng chăm sóc và nuôi dạy trẻ ngày càng được nâng cao. Trường Mầm non Hoa Cúc ở thị trấn Buôn...