Nỗi khổ của người mắc bệnh tâm lý ở Singapore
Du sơ hưu nên y hoc tân tiên, sưc khoe tâm thân vân la vân đê it nhân đươc sư quan tâm tai đao quôc sư tư.
Nhiều năm qua, Singapore luôn xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng sức khỏe toàn cầu. Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc y tế ở đảo quốc sư tử không hoàn hảo khi chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh tâm lý của người dân.
Theo Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần năm 2016, cứ 7 công dân Singapore sẽ có 1 người mắc bệnh tâm lý. Đáng nói, chỉ 1/4 số người được chẩn đoán chấp nhận điều trị tại các cơ sở y tế.
Sức khỏe tâm thần là vấn đề chưa được quan tâm sát sao tại Singapore. Ảnh: Kelvin Ching .
“Chết còn rẻ hơn chữa bệnh”
“Hồi bé, mẹ và dì tôi thường nói: ‘Ở Singapore, chết còn rẻ hơn chữa bệnh’. Tôi tưởng đó là chuyện đùa cho đến khi phải tự mình gồng gánh chi phí chữa chứng tự kỷ của mình. Dự tính, con số đó có thể lên tới 1.883 USD”, Mel Frisk – nghệ sĩ tự do – nói với VICE.
Các cơ sở y tế tại đảo quốc sư tử luôn có các phương pháp điều trị, trợ cấp chăm sóc sức khỏe tâm thần, song chỉ giới hạn ở một số hội chứng như trầm cảm nhẹ, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và lo âu.
Những bệnh phổ biến hơn như trầm cảm nặng, ám ảnh cưỡng chế… chỉ được chữa trị bằng thuốc, không được tham vấn nội trú. Song thực tế, phương pháp nào cũng tiêu tốn hàng nghìn USD.
“Tôi không biết làm cách nào để có đủ tiền chữa bệnh. Cái giá cho việc điều trị quá cao so với thu nhập của tôi”, nữ nghệ sĩ có thu nhập trung bình chia sẻ với VICE.
Video đang HOT
Chi phí điều trị tâm lý có thể lên tới hàng nghìn USD mà ít được hỗ trợ chi trả. Ảnh: Getty.
Thiếu kết nối
Khan là con lai Pakistan – Iran, sinh ra và lớn lên ở Singapore. Cô mắc chứng rối loạn lo âu và trầm cảm vì bị phân biệt chủng tộc, phải tham gia trị liệu kể từ năm 14 tuổi.
Những năm qua, Khan đã gặp gỡ ít nhất 5 bác sĩ từ các cơ sở y tế công lập, nhưng cảm thấy không hề khá hơn.
“Tôi thấy tất cả đều vô ích. Các bác sĩ chỉ hỏi tôi những câu có sẵn, giống như giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh vậy. Tôi chỉ là một thiếu niên, tôi cần ai đó lắng nghe mình”, Khan nói với VICE.
Theo Khan, các bác sĩ từ bệnh viện công đem lại cảm giác “máy móc, thiếu đồng cảm và kết nối”. Điều này hoàn toàn đối lập với trải nghiệm điều trị của cô tại bệnh viên tư với một chuyên gia người nước ngoài.
“Tôi cảm thấy an toàn và thoải mái. Trước hết, bác sĩ hiện tại của tôi là một nhà trị liệu tuyệt vời. Ngoài ra, cô ấy rất nhạy cảm về văn hóa và thấu hiểu nỗi đau của tôi – điều mà các bác sĩ từ bệnh viện công chưa làm được”, Khan lý giải.
Việc tìm kiếm bác sĩ trị liệu có khả năng kết nối, đồng cảm là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh nhân tâm lý. Ảnh: Getty.
Trả lời VICE , cô cho biết sự đa dạng nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Singapore còn hạn chế. Với dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân, bệnh nhân có thể chọn lựa bác sĩ cho mình, thay vì dựa vào sự phân công, giới thiệu ở bệnh viện công.
“Có rất nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn làm việc tại các cơ sở y tế thuộc chính phủ, nhưng người bệnh nên có nhiều lựa chọn hơn. Chúng tôi muốn gặp được người thực sự thấu hiểu, kết nối để mau khỏi bệnh chứ không có ý kén chọn”, Khan nhấn mạnh.
Định kiến xã hội
Tại đảo quốc sư tử, người mắc bệnh tâm lý thường nhận những ánh nhìn dò xét, kỳ thị từ xã hội.
Khảo sát từ Viện Sức khỏe Tâm thần năm 2018 cho thấy 5/10 cư dân không muốn chung sống, ở gần hay làm việc với người bất ổn về tâm lý. 6/10 người tin rằng tình trạng này là hậu quả của lối sống thiếu kỷ luật, không cầu tiến.
“Rất khó để vừa chống chọi bệnh tật, vừa giải thích cho mọi người. Năm 14 tuổi, tôi phải nghiên cứu, viết ghi chú để giải thích cho bố mẹ tôi mắc bệnh, không phải ‘quá nhạy cảm, phản nghịch’ như họ nghĩ”, Khan nói.
Không chỉ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chữa trị, những người mắc bệnh tâm lý như Khan và Frisk còn bị đối xử bất công ngoài xã hội.
Định kiến xã hội vẫn đè nặng lên những người mắc bệnh tâm lý ở Singapore. Ảnh: Getty.
“Tôi bị lưu ban một năm do vấn đề sức khỏe. Thế nhưng, phó hiệu trưởng trường tôi lại cảnh cáo rằng: ‘Trầm cảm không ảnh hưởng đến điểm số. Đây là lỗi của trò!’”, Khan hồi tưởng.
Trong khi đó, Frisk lại chật vật để bắt kịp nhịp độ công việc tại chỗ làm. “Thật khó để làm việc hiệu quả khi mắc bệnh tâm lý, dù bạn có khả năng tới đâu”.
Song, cả hai đều nhất trí rằng xã hội Singapore đang từng bước quan tâm hơn tới vấn đề sức khỏe tâm thần. Năm 2020, chính phủ nước này loại bỏ tự sát khỏi danh sách loại hình tội phạm.
Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng chấm dứt việc yêu cầu ứng viên khai báo tình trạng sức khỏe tinh thần khi tuyển dụng sau nhiều ý kiến cho rằng hành vi này là phân biệt đối xử.
Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm béo chứa chất cực độc gây đột quỵ
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) đã gửi thông báo cảnh báo sản phẩm giảm béo MONE Macha Cocoa có chứa chất cấm Sibutramine.
Ảnh minh họa: Internet
Chi tiết về sản phẩm bị cảnh báo
- Tên sản phẩm: MONE Macha Cocoa
- Thành phần trên nhãn: Matcha, Dark Cocoa, Slendesta (Potato Extract), Guarana Extract, Treha (Trehalose), Nutriose (Dextrin0.08h/Sachet), Garcinia Cambogia Extract, Green Coffee Bean Extract, Grape Seed Extract, Green Tea Extract, Organic Aloe Vera
Trước thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm đã tiến hành rà soát và kết quả là: Từ 01/01/2015 đến nay, sản phẩm trên chưa được cấp công bố tại Cục nhập khẩu vào Việt Nam.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không mua và không sử dụng sản phẩm có tên nêu trên và thông báo với cơ quan chức năng gần nhất nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có bán các sản phẩm này.
Hoạt chất sibutramine từng được kê đơn thuốc giúp giảm cân, nhưng sau đó đã bị cấm tại Singapore từ năm 2010 do làm gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Còn sennoside là tân dược dùng trong các thuốc có tính nhuận tràng, chỉ định dùng theo đơn.
Tại Việt Nam, ngày 8/6/2010, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành công văn về việc ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu sibutramine. Năm 2011, Cục đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất sibutramine do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng rút số đăng ký của tất cả thuốc có chứa hoạt chất sibutramine.
Em bé chào đời đã có kháng thể chống Covid-19 Một phụ nữ Singapore từng mắc Covid-19 hồi tháng 3 khi mang thai, đã sinh hạ một em bé có kháng thể chống virus. Đây là trường hợp mới nhất cho thấy bằng chứng về khả năng Covid-19 có thể lây truyền từ mẹ sang con. Em bé được sinh ra trong tháng này không mắc Covid-19 nhưng có kháng thể với virus,...