Nỗi khổ của các công ty Trung Quốc tham dự CES 2020
Dự CES 2020, các công ty Trung Quốc phải học thuộc một số câu tiếng Anh và chuẩn bị sẵn sàng tài liệu chứng minh quyền sở hữu trí tuệ phòng trường hợp cảnh sát Mỹ tới “hỏi thăm”.
Ít doanh nghiệp Trung Quốc tham gia triển lãm CES 2020 hơn so với năm 2019. Ảnh: Nikkei
Các công ty Trung Quốc tham dự triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới được động viên học thuộc vài câu tiếng Anh. Chẳng hạn, họ được khuyên nói “Chúng tôi sẽ hợp tác” trong trường hợp bị cảnh sát Mỹ tới đối chất, hoặc “Chúng tôi có luật sư đại diện. Nếu các anh tịch thu sản phẩm, chúng tôi sẽ nói chuyện với luật sư của các anh”.
Đây là những câu in trong tờ rơi được nhân viên tại gian hàng tư vấn pháp lý miễn phí của CES 2020 phát. Đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ là vấn đề nóng trong thương chiến Mỹ – Trung. Bộ Thương mại Trung Quốc và lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco – những người tài trợ luật sư, tờ rơi – muốn hỗ trợ công ty đồng hương xử lý bất kỳ tranh chấp nào có thể gặp phải.
Trong khi đó, bản thân người tham dự lại tỏ ra lạc quan hơn, đặc biệt trong hợp tác công nghệ tiên tiến như 5G, cho thấy tiềm năng khổng lồ của thị trường tiêu dùng Mỹ vẫn là điểm cuốn hút. Tuy nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc không hề khinh suất. Trong thông báo đăng trên website tuần trước, Bộ Thương mại nhắc lại sự cố tại CES 2016, trong đó cảnh sát Mỹ đã đột kích gian hàng của nhà sản xuất ván trượt Trung Quốc do tranh chấp bản quyền với công ty Mỹ.
Thông báo viết: “Theo luật sư của chúng tôi, các sự cố như vậy có thể lặp lại tại CES năm nay. Tất cả các người tham gia triển lãm Trung Quốc nên để ý tưới các rủi ro và chuẩn bị cho chúng”. Nhà chức trách khuyên họ nên mang theo giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ và tìm đến khu vực hỗ trợ pháp lý nếu cảnh sát Mỹ xuất hiện.
Video đang HOT
Gian hàng hỗ trợ pháp lý dành cho các công ty Trung Quốc tham dự CES 2020. Ảnh: Nikkei
Theo Hiệp hội công nghệ tiêu dùng (CTA), đơn vị tổ chức CES, không gian triển lãm của công ty Trung Quốc dự kiến nhỏ hơn 5-6% so với năm 2019. Thống kê chính thức của CTA cho thấy năm 2019, có 1.120 đơn vị triển lãm từ Trung Quốc, năm 2020 là 1.097.
Dù vậy, những người tham dự CES năm nay đều đồng ý họ cảm nhận sự thù địch ít hơn và nhiều cơ hội hợp tác hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực mới nổi. Họ đồng tình rằng thế giới tồn tại nhiều xung đột và cách giải quyết duy nhất là thông qua hợp tác vì khoa học – công nghệ không nên có rào cản.
TCL, OnePlus – hai nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc – chọn ra mắt smartphone 5G tại Mỹ đầu tiên. Harry Lu, Giám đốc phụ trách hoạt động nước ngoài của TCL, cho biết Mỹ là thị trường ưu tiên hàng đầu trong kinh doanh di động của hãng.
Các nhà chức trách địa phương cũng muốn làm giảm căng thẳng và tăng cường hợp tác giữa công ty Mỹ và Trung Quốc. Song, ở cấp độ quốc gia, khó thấy được tình cảm thân thiện này.
Trong một chương trình tại CES, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ Ajit Pai gọi 5G là “vấn đề an ninh quốc gia”. Ông cho rằng 5G cho phép hàng tỷ thiết bị kết nối nhưng gia tăng nguy cơ tấn công từ những người muốn lạm dụng để tạo ra lỗ hổng an ninh mạng. Ông còn nhắc tới quyết định cấm China Mobile cung cấp dịch vụ 5G tại Mỹ.
Doanh nghiệp Mỹ – Trung không phải các đối tượng duy nhất theo dõi tình hình. Nằm trong số này có nhà sản xuất vật liệu Merck của Đức. Công ty đang hợp tác với các nhà sản xuất bán dẫn châu Á cho 5G. Ông Anand Nambiar, Phó Chủ tịch điều hành Merck, nhận xét: Nếu mỗi nước có chuỗi cung ứng riêng, ngành công nghiệp sẽ vấp phải thách thức từ góc độ chi phí. Mô hình hợp tác phải tiếp diễn.
Theo ITC News
Công ty Trung Quốc phát triển thành công AI nhận diện chính xác một người thông qua giọng nói
Startup này cho biết mục tiêu của họ là sử dụng công nghệ này để đối đầu với nạn lừa đảo qua điện thoại trong vòng 2-3 năm tới.
Startup trí tuệ nhân tạo đến từ Trung Quốc, iFlytek, cho biết họ đã phát triển được một công nghệ AI có thể xác định chính xác một người nhờ vào giọng nói của anh ta/cô ta, với mục đích sử dụng trong các hoạt động hành pháp.
Công ty này kỳ vọng có thể triển khai hệ thống nhận dạng giọng nói trên toàn Trung Quốc trong thời gian từ 2 - 3 năm tới - theo Fu Zhonghua, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu của iFlytek.
Thị trường công nghệ trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc có tiềm năng lớn giúp iFlytek tăng trưởng sau khi hãng này bị Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vì có liên quan đến vụ chính phủ Trung Quốc đàn áp người Hồi giáo vốn bị chỉ trích nặng nề trên trường quốc tế.
"Bởi các bản ghi âm là bằng chứng quan trọng trong các vụ lừa đảo qua điện thoại, nhu cầu nhận dạng giọng nói đang tăng lên" - ông Fu nói.
Công cụ nhận dạng giọng nói này tận dụng thế mạnh của iFlytek trong lĩnh vực sử dụng AI để phân tích dữ liệu. Nhờ dữ liệu lớn, công nghệ nhận dạng giọng nói hiện tại sẽ được tăng cường, nhờ đó cải thiện được độ chính xác.
Công cụ của iFlytek sẽ được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động hành pháp và giám sát điện thoại. Một hệ thống có khả năng phát hiện giọng nói của những nghi phạm lừa đảo và tự động dập máy đã được triển khai thí điểm tại một số địa phương ở Trung Quốc từ năm 2018. Trong vòng từ 2 - 3 năm tới, nó sẽ được triển khai trên quy mô toàn quốc - Fu nói.
Tất nhiên, công nghệ này còn có thể được sử dụng trên nhiều lĩnh vực rộng lớn hơn, như tài chính chẳng hạn. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (thuộc sở hữu nhà nước) trước đây từng giới thiệu tính năng xác thực hai lớp bằng giọng nói, bên cạnh phương thức mật mã truyền thống.
Startup iFlytek là một trong những công ty tiên phong trong chương trình phát triển AI do chính phủ Trung Quốc tài trợ. Hãng đã nhận khoản trợ cấp lên đến 39,4 triệu USD trong năm 2018, tương đương với khoảng 3% doanh thu của mình.
Theo GenK
Huawei trúng gói thầu 5G tại Đức nhưng chưa thể ăn mừng Công ty Trung Quốc sẽ phải chờ đợi tiêu chuẩn an ninh 5G do chính phủ Đức ban hành mới biết có thực sự được cung cấp thiết bị 5G hay không. Telefonica Deutschland, nhà mạng lớn thứ hai tại Đức, vừa công bố lựa chọn Huawei và Nokia là nhà cung cấp thiết bị 5G. Theo South China Morning Post, hai công...