Nỗi khắc khoải khôn nguôi về đời sống và thân phận con người
Bài thơ ‘Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa’, rút trong tập ‘ Bầy ong trong đêm sâu’ của Lưu Quang Vũ là bài thơ hay được nhiều người ưa thích, bởi nó chứa đựng nỗi ám ảnh về thân phận con người và cuộc đời.
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xóa nhòa hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.
Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xóa cả dấu chân em về buổi ấy
Gối phai nhạt mùi hương bối rối
Lá trên cành khô tan tác bay.
Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Video đang HOT
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.
Bản nhạc ngày xưa, khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau.
Riêng lòng anh, anh không quên đâu
Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió
Cây lá với người kia thay đổi cả
Em không còn màu mắt xưa.
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái
Áo em ướt để anh buồn khóc mãi
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.
Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ (1948- 1988), không chỉ là nhà viết kịch nổi tiếng, mà còn là nhà thơ tài hoa xuất sắc của Việt Nam. Thơ Lưu Quang Vũ thường chất chứa nhiều cảm xúc và đầy trăn trở, ưu tư… Bài thơ “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa”, rút trong tập “Bầy ong trong đêm sâu” (1993) là một trong những bài thơ như thế. Đây là bài thơ hay được nhiều người ưa thích, bởi nó chứa đựng nỗi ám ảnh về thân phận con người và cuộc đời, đọng lại trong người đọc nỗi khắc khoải, buồn lo và những dự cảm về một tương lai đầy bất trắc, trước những thử thách của cuộc sống.
Có thể nói, hình ảnh mưa gần như trải dọc suốt tác phẩm (trừ khổ thứ tư), làm nên một biểu tượng xuyên suốt bài thơ. Hay nói khác đi, cơn mưa là sự thử thách lòng người trước những tác động của ngoại cảnh. Mưa là hiện tượng thông thường của thời tiết, có gì phải sợ? Nhưng đọc bài thơ, ta hiểu cơn mưa chỉ là cái cớ để tác giả liên tưởng tới những đổi thay khó đoán định trước cuộc sống và những bấp bênh của lòng người, mà bắt đầu từ lời hứa của em: ” Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa/ Xóa nhòa hết những điều em hứa“, rồi đến ” Xóa cả dấu chân em về buổi ấy” cùng mùi hương trên gối sợ mưa sẽ làm phai nhạt? Nỗi lo dường như tăng theo cấp số nhân, ấy là khi người thơ sợ mưa sẽ xóa nhòa tất cả, sợ nhất: ” Em không còn màu mắt xưa“. Có phải nhà thơ quá lo xa chăng? Nhưng trước những đổi thay của cuộc đời, điều gì cũng có thể xảy ra, mà một người giàu lòng ưu tư như Lưu Quang Vũ thì nỗi lo trên là điều dễ hiểu.
Chưa hết, cơn mưa rào nối trận mưa ngâu, cả những cơn mưa chuyển mùa, đó là sự bất thường của thời tiết hay chính là những đổi thay của năm tháng cuộc đời đã gieo vào lòng nhà thơ nỗi âu lo không cùng về cuộc sống, hạnh phúc, tình yêu. Bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, nhà thơ mường tượng những trớ trêu đến từ cơn mưa (mây đen, trời không xanh, nắng không trong, lá khô tan tác bay, mưa cướp đi ánh sáng của ngày, đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ, dở dang giấc ngủ, vườn cũ gẫy cành, rụng trái…), kéo theo những phấp phỏng lo âu tưởng như không bao giờ dứt, nhất là khi nhân vật trữ tình nhận thấy: ” Hạnh phúc con người mong manh mưa sa“. Bao nhiêu lo âu, trăn trở mà cơn mưa chỉ là lý do để nhà thơ gửi gắm nỗi lòng. Qua đó, ta hiểu được tâm trạng lo lắng, đầy trách nhiệm với con người và cuộc đời của nhà thơ. Liên tưởng đến những tác động của ngoại cảnh dưới sự bủa vây của cơn mưa, phải chăng tác giả muốn thể hiện tâm trạng bất an trước những đổi thay của cuộc sống và điều lo sợ nhất là lòng người liệu có đổi thay sau những mưa gió cuộc đời?
Về phần mình, trước khi lo lắng về những sự đổi thay, nhà thơ luôn xác quyết ” Riêng lòng anh, anh không quên đâu“, không quên từng bản nhạc, khúc hát ngày xưa, không quên cả những kỷ niệm tuổi thơ, thế nên: ” Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc/ Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau“. Cho dù cuộc đời còn nhiều khó khăn vất vả thì những kỷ niệm trong trẻo ấy, không bao giờ phai nhạt trong tâm trí nhà thơ.
Khổ thơ cuối đầy ám ảnh: ” Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa/ Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái/ Áo em ướt để anh buồn khóc mãi/ Ngày mai chúng mình ra sao em ơi”. Câu thơ ” Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” được lặp lại ở khổ cuối, dường như nỗi sợ càng được nhấn thêm, buồn nhất khi cảm thấy bất lực, không thể che chở cho người mình yêu dưới trời mưa, nên ” Áo em ướt để anh buồn khóc mãi“, giọt nước mắt của anh nhòa cùng giọt mưa, càng làm cho nỗi buồn thêm trĩu nặng.
Câu thơ kết là một câu hỏi không có câu trả lời, bởi cả anh, em (và cả chúng ta) không ai có thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra trước những mưa gió cuộc đời, nhất là khi cuộc sống luôn đặt ra những thử thách đòi hỏi mỗi người phải đối diện. ” Ngày mai chúng mình ra sao em ơi“, câu thơ như xoáy vào lòng người đọc một nỗi buồn khôn tả, đây không chỉ là nỗi sợ của Lưu Quang Vũ mà có thể là nỗi sợ của mỗi chúng ta chăng?
“Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa”, chỉ là một giả định, trời chưa mưa và cơn mưa chưa tới, nhưng hậu quả của cơn mưa đối với con người và cuộc đời đã được nhà thơ lường trước và đón đợi bằng nỗi sợ. Biết sợ mà chủ động trước những bất trắc có thể xảy đến, âu cũng là tâm lý rất bình thường của một người luôn biết lo xa để chu toàn cuộc sống. Bởi thế, bài thơ “Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa” là một ẩn dụ về nỗi “khắc khoải khôn nguôi về đời sống và thân phận con người, thân phận hạnh phúc…” (tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm).
Bài thơ "Bắt nạt" trong SGK bị chê, tác giả lên tiếng: Thứ tôi nhìn thấy ở tương lai là sự kính trọng của làng văn thế giới
Bài thơ trong sách giáo khoa lớp 6 một lần nữa trở thành tâm điểm tranh cãi giữa cư dân mạng và tác giả.
Bài thơ " Bắt nạt" trong SGK tiếng Việt lớp 6, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh mới đây đang gây tranh cãi gay gắt. Nội dung bài thơ phản ánh một vấn nạn phổ biến trong học đường, đó là học sinh bắt nạt nhau. Thông qua bài thơ, tác giả muốn khuyên răn học sinh không nên ức hiếp người yếu hơn mình.
Tuy vậy, nhiều người nhận xét nội dung bài thơ quá trẻ con, không có vần điệu, chỉ cố gắng gieo vần cho có. Những câu từ như "trêu mù tạt", "nhảy híp hóp cho hay"... bị nhận xét vô tri, so sánh khập khiễng, không có giá trị về ý nghĩa.
Bài thơ "Bắt nạt"
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên bài thơ này gây sóng gió. Năm 2021, " Bắt nạt" từng trở thành tâm điểm tranh cãi với những phản biện gay gắt giữa cư dân mạng và tác giả. Được biết, khi nhận về loạt ý kiến tiêu cực, nhà thơ này từng khẳng định " Nếu chứng minh Bắt nạt là bài thơ dở, các bạn xứng đáng được trao giải Nobel Văn học". Đồng thời đăng tải bài phân tích "Tại sao Bắt nạt hay và phù hợp đưa vào SGK".
Mới đây, khi bài thơ lại một lần nữa gây dậy sóng cộng đồng mạng, trên trang cá nhân, tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh cũng đã có những chia sẻ.
"Chặng đường bài "Bắt nạt" vào SGK không ngắn hơn trí não và thẩm mỹ của nhiều người phản đối
Tác giả này cho rằng, việc chọn bài " Bắt nạt" vào SGK là một sự tiến bộ của nền giáo dục vì chọn đúng cái hay nhất, tốt nhất cho trẻ em và dám chọn cái mới có thể gây tranh cãi.
Trước quan điểm cho rằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ "mù tạt" hay hip hop" là không hợp lý, bởi lẽ các em học sinh ở lứa tuổi này chưa có đủ kiến thức để hiểu được dụng ý so sánh như vậy, Hoàng Linh phản biện:
"Bạn nói trẻ em ở quê, ở miền núi không biết đến "hip hop" hay "mù tạt" là bạn coi thường người ta, bạn không xem Rap Việt hay kênh "Nhịp sống Tây Bắc" à? Và có rất nhiều thứ mới chúng ta không biết nhờ được đưa vào sách, vào bài học mà chúng ta biết thêm, đó chính là sự học, sự mở mang kiến thức. Đừng bắt người khác và sự học hỏi, phát triển của họ chỉ được sống trong giới hạn đầu mình vì vừa không thể làm được điều đó vừa biến mình thành kẻ lạc hậu, bảo thủ".
Tác giả cũng cho biết, trước khi bài " Bắt nạt" được in thì đã có những ý kiến chê bai của dư luận và của không ít giáo viên. "Nhưng những người làm sách vẫn bảo vệ quan điểm đưa bài "Bắt nạt" vào SGK Ngữ văn 6 là xứng đáng và cần thiết. Họ cũng có được sự ủng hộ của không ít giáo viên và cũng đã giải trình thành công với Bộ trưởng Bộ Giáo dục trước những thông tin về dư luận. Chặng đường bài "Bắt nạt" vào SGK không ngắn hơn trí não và thẩm mỹ của nhiều người phản đối đâu.
Tôi được những người làm sách tự chia sẻ những quyết tâm và khó khăn khi muốn đưa bài thơ đến cho các em học sinh. Khi tập huấn cho giáo viên toàn quốc cách dạy bài thơ, họ cũng cập nhật với tôi sự hào hứng của nhiều giáo viên sẵn sàng đưa cho học sinh một bài giảng hay, thảo luận sôi nổi. Tôi rất cảm ơn họ vì sự trân trọng tác phẩm của mình và sự tử tế, nỗ lực đưa tác phẩm hay đến với các em.
Tôi không quá bận tâm chuyện được vào SGK hay không, tôi đã từ chối vào 3 cuốn SGK khác gần như cùng thời điểm dù nếu đồng ý thì tôi đã tạo nên 1 kỷ lục, có thêm những bài duy mỹ hoàn hảo trong SGK để độc giả phải xuýt xoa và khó có người nào dám làm phiền văn chương của tôi nữa.
Thứ tôi nhìn thấy ở tương lai là sự kính trọng của làng văn thế giới với trình độ hàng đầu trong vô số tác phẩm và sự cống hiến phần lớn cuộc đời cho văn chương, nghệ thuật. Những danh vọng như vào SGK không phải là chuyện lớn mà tôi coi đó là chuyện có ích cho trẻ em, cho dân trí nước nhà nhiều hơn. Đó là lí do tôi đồng ý đưa bài "Bắt nạt" vào SGK dù biết trước sẽ gặp nhiều phiền phức, nhất là từ bọn bắt nạt rất đông đảo ở đất nước này", Hoàng Linh chia sẻ.
Một số phản biện khác của tác giả này:
- Người tử tế thì khi đọc được cách hiểu ngữ nghĩa, nghệ thuật của bài thơ mà giáo viên giỏi hướng dẫn và tác giả chia sẻ sẽ không tiếp tục lan truyền cách hiểu sai, suy diễn nông cạn do đọc hiểu kém. Bạn a dua chê bài thơ không vần hoặc vần lủng củng mà không thấy sự thật là vần mượt mà, kỹ thuật cao sờ sờ mà người biết đọc vần hay gieo vần giỏi nào cũng có thể thấy.
- Bạn chê bài thơ thô thiển, không có nghệ thuật nhưng với những ẩn dụ, ví von thú vị như "mù tạt", "bắt nạt rất hôi", "bắt nạt dễ lây", những cách nói ý nhị ở những khổ cuối như nghệ thuật thuyết phục, đàm phán thì đầu óc bạn chỉ biết bám vào bề mặt, tầm chương trích cú để diễn giải sai. Bạn a dua đòi nghệ thuật nhưng không biết nghệ thuật là gì nên phủ định nó ngay trước mắt.
- Chính việc hạ thấp không đúng, quy chụp bài thơ và tác giả khiến định kiến tăng lên, sự trân trọng dành cho bài thơ, tác giả bị giảm khiến tác dụng giúp học sinh lắng nghe, suy ngẫm bị giảm theo nếu các em bị ảnh hưởng định kiến. Đó là tập hợp lại một cách sai trái để kéo những nỗ lực tiến bộ của giáo dục đi xuống.
- Nếu bạn không sớm nhận ra sự giả tạo làm việc nghĩa của mình chỉ để tấn công người khác mà lại tấn công nhầm người giỏi và tử tế hàng đầu trong nghề nghiệp văn chương, nghệ thuật, tận tâm cho sách trẻ em, cho sự tiến bộ cuộc sống, đầu óc và cách sống của bạn mới là thảm hoạ giáo dục lớn nhất cho con mình. Muốn cải thiện chất lượng giáo dục cho con mình trong chính gia đình mình thì bớt thiển cận, bẩn tính và chịu khó tiếp thu điều hay lẽ phải để mở mang, tử tế hơn khi đang có cơ hội đi.
Một người viết không đỉnh có viết được cho bạn như thế này không?
Phạm Phương Thảo ra mắt MV 'Cõng mẹ về trời' nhân mùa Vu lan báo hiếu 'Cõng mẹ về trời' là một sáng tác mới của NSƯT Phạm Phương Thảo, phổ từ bài thơ 'Cõng mẹ đi chơi' của nhà thơ Khánh Dương. Tại buổi ra mắt MV "Cõng mẹ về trời" chiều 21/8 tại Hà Nội, Phạm Phương Thảo thể hiện ca khúc với tạo hình vô cùng ấn tượng qua phần dàn dựng công phu. Ở phần...