Nhận lời nuôi con riêng cho gia chủ, người giúp việc sống day dứt suốt 5 năm
Suốt 5 năm, kể từ ngày nhận lời nuôi con riêng cho ông chủ và cô nhân tình trẻ, người giúp việc luôn sống trong tâm trạng day dứt, lo âu.
Trong bộ trang phục của phật tử, bà Bùi Thị Như (66 tuổ.i, quê tỉnh Long An) ngồi tách vỏ lạc dưới mái hiên rợp bóng cây. Cách đây hơn 40 năm, bà Như bắt đầu cuộc đời nhiều thăng trầm bằng nghề buôn lạc tươi.
Tuy nhiên, bà không có duyên buôn bán. Sau vài vụ, bà thua lỗ nặng, phải bán ruộng đất, cầm cố nhà cửa để cấn nợ. Tay trắng, bà lên TP.HCM làm thuê mưu sinh.
Nơi quê người, bà trải qua nhiều thời khắc khó khăn. Bà Như khi ấy liên tục bị chủ giam lương, bắt tăng ca, làm việc trong môi trường độc hại. Trong một lần nhập viện vì làm việc quá sức, bà vô tình gặp người đàn ông từng là chủ vựa nông sản cùng quê.
Thương bà Như gặp cảnh khốn khó, ông ngỏ ý giúp đỡ bằng cách mời bà về làm người giúp việc cho mình. Bà Như kể: “Ông ấy tên Tâm, hơn tôi 20 tuổ.i. Sau khi cưới vợ là diễn viên xiếc, ông chuyển lên TP.HCM sống trong cơ ngơi khang trang.
Biết tôi làm ăn thất bại, cần tiề.n trả nợ, ông ngỏ lời giúp đỡ. Do vợ thường xuyên đi biểu diễn, ông cần có người chăm sóc nhà cửa và đứa con 5 tuổ.i. Ông muốn tôi về làm người giúp việc cho mình với tiề.n lương gấp đôi số tiề.n tôi đang được nhận ở chỗ làm cũ”.
Ảnh minh họa: Pexels
Sau khi gặp gỡ và có cảm tình với người vợ của ông Tâm, bà Như đồng ý đến làm người giúp việc. Tại đây, bà lau dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đảm nhiệm việc bếp núc và chăm sóc con nhỏ cho gia chủ.
Công việc nhiều nhưng được trả công xứng đáng khiến bà rất vui. Vì muốn giúp đỡ người phụ nữ cùng quê, ngoài việc trả lương đúng thời hạn, vợ chồng ông Tâm còn bồi dưỡng thêm cho bà mỗi khi nhà có tiệc hay phát sinh công việc lặt vặt khác.
Thu nhập tốt, được đối xử như người nhà, bà Như rất hạnh phúc và chú tâm làm việc. Sau 3 năm, bà tích góp đủ tiề.n trả số nợ còn lại.
“Ông Tâm còn cho tôi vay tiề.n để chuộc giấy tờ nhà từ đường ở quê. Nếu không có ông ấy, có lẽ bây giờ tôi không có nơi để về dưỡng già như bây giờ. Từ đó, tôi mang món nợ ân tình với vợ chồng ông ấy”, bà Như tâm sự.
Thế nhưng, bà không bao giờ ngờ rằng, món nợ ân tình ấy đã đẩy mình vào tình huống trớ trêu. Bà được ông chủ đề nghị giúp mình che giấu tội lỗi đáng xấu hổ.
5 năm nuôi con riêng cho chủ
Là nghệ sĩ xiếc, vợ ông Tâm thường xuyên vắng nhà, đi biểu diễn. Thời gian đầu, ông chấp nhận, khỏa lấp nỗi nhớ người vợ duyên dáng bằng cách vùi đầu trong công việc.
Ông thường ở lại vựa thu mua nông sản cả ngày hoặc đi chơi thể thao mỗi khi có thời gian. Càng về sau, vợ chồng ông gặp nhau càng ít.
Bà Như kể: “Càng về sau này, giờ giấc làm việc của vợ chồng ông Tâm càng trái ngược nhau. Đêm ông Tâm ở nhà thì vợ đi biểu diễn. Sáng ông đi làm, bà ấy mới về hoặc còn đang ngủ.
Video đang HOT
Ông Tâm rảnh vào ngày cuối tuần. Nhưng những ngày đó, vợ ông gần như phải đi biểu diễn liên tục. Vì thế, ông bà ít khi gặp nhau và cùng ăn tối. Họa hoằn lắm, cả hai mới ăn cùng nhau, đưa con đi chơi”.
Thế rồi những xa cách ấy dần đẩy ông Tâm vào vòng tay người phụ nữ khác. Ông qua lại, nảy sinh tình cảm với cô nhân viên trẻ tuổ.i. Mối tình vụn.g trộ.m ấy kéo dài theo sự thờ ơ, cả tin của vợ ông Tâm.
Cuối cùng, ông Tâm và nhân tình có con với nhau. Thời điểm cô gái phát hiện mình mang thai cũng là lúc vợ ông Tâm gặp ta.i nạ.n trong lúc biểu diễn, phải từ giã sự nghiệp.
Không thể theo đuổi đam mê, bà hụt hẫng, đa.u đớ.n như người vừa mất đi thứ quý giá nhất đời người. Bà trở về nhà, giam mình trong những căn phòng của ngôi biệt thự rộng thênh thang.
Bà ở nhà đồng nghĩa với việc ông Tâm không còn thời gian để qua lại, chăm sóc cô nhân tình đang mang thai. Sau nhiều đắn đo, ông quyết định trở về bên gia đình, làm chỗ dựa tinh thần cho người vợ đang mắc chứng trầm cảm nặng.
Tuy vậy, ông cũng không bỏ rơi đứa con ngoài giá thú của mình. Bà Như kể: “Một hôm, ông ấy gọi tôi đến nói chuyện và khóc rất nhiều. Ông kể cho tôi nghe tình cảnh của mình. Cả hai mối quan hệ, ông đều bị ràng buộc bởi những đứa con.
Cuối cùng, ông chọn cách về với gia đình và nhờ tôi thay mình chăm sóc đứa con riêng của ông và cô gái trẻ. Ông buộc phải làm như vậy.
Bởi, nếu bị lộ chuyện ngoạ.i tìn.h, có con riêng vào thời điểm ấy, rất có thể vợ ông vì quá đa.u đớ.n mà làm chuyện dại dột. Tên tuổ.i, sự nghiệp của ông cũng vì thế mà tiêu tan”.
Suốt 5 năm nuôi con riêng của chủ nhà và nhân tình, bà Như sống trong lo sợ và lương tâm luôn dằn vặt. Ảnh minh họa: Pexels
Món nợ ân tình với ông Tâm đã khiến bà Như quyết định giúp ông chủ che giấu tội lỗi. Nghe theo sự sắp xếp của ông, bà xin nghỉ việc, mang theo một số tiề.n đến ở với mẹ con cô gái trẻ.
Tại đây, bà chăm sóc, nuôi dưỡng đứ.a b.é là con riêng của chủ cũ. Mỗi tháng, ông Tâm đều bí mật gửi cho bà một số tiề.n để bà làm công việc của một vú nuôi. Khi đứ.a b.é tròn 3 tuổ.i, cô gái trẻ tìm được hạnh phúc mới. Bà Như trở thành mẹ nuôi bất đắc dĩ của đứ.a tr.ẻ.
Bà Như chăm sóc, nuôi dưỡng đứ.a b.é trong 5 năm. Suốt thời gian ấy, bà sống trong sợ hãi vì luôn lo lắng sự việc vỡ lở. Bà cũng cảm thấy mình có lỗi với vợ ông Tâm nên lương tâm luôn cắn rứt, dằn vặt.
Đứ.a b.é được 5 tuổ.i, ông Tâm phát hiện mình bị ung thư gan giai đoạn cuối. Khi biết sự sống của mình chỉ còn đếm từng ngày, ông quyết định nói ra tất cả sự thật và cầu xin vợ tha thứ.
Thật bất ngờ, không chỉ tha thứ, vợ ông Tâm còn chấp nhận đón đứ.a b.é về nhà, cho con nhận cha. Bà ấy cảm nhận được sự hối hận của chồng cũng như tình cảm của ông dành cho mình trong thời gian bà bệnh tật.
Bà Như chia sẻ: “Suốt những năm tháng ấy, không lúc nào lương tâm tôi không dằn vặt. Nhưng sự bao dung của bà ấy đã xóa tan tất cả. Bà ấy tha thứ cho chồng cũng như tha thứ cho tôi.
Sau này, khi chồng mất, bà ấy đưa 2 con sang nước ngoài định cư. Bà ấy muốn tôi theo cùng vì tôi đã gắn bó với 2 con của chồng bà. Nhưng tôi từ chối, xin được về quê. Từ đó đến bây giờ, tôi không đi làm giúp việc nữa”.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Nữ giúp việc uất ức kể chuyện chủ 'soi' từng miếng ăn, đêm không cho bật quạt
Thương bà Xoan, mấy giúp việc cùng chung cư gọi bà ra ngoài, xuống sân chơi để cho thức ăn. Bà phải ăn xong mới dám quay trở lại nhà chủ.
Nhớ nhà không dám xin nghỉ
Chuẩn bị cơm chiều cho chủ nhà đâu ra đó, bà Nguyễn Ngọc Loan (55 tuổ.i, quê Hậu Giang) lại dẫn bé Kem (4 tuổ.i, con của chủ nhà) xuống sân chung cư chơi. Trong lúc bé Kem chơi cùng các bạn, bà Loan đến ngồi cạnh đồng nghiệp làm cùng chung cư.
Sân chơi ở chung cư là nơi nhiều người giúp việc tụ họp tâm sự. Ảnh minh họa: VietNamNet
Bà Loan có gần 10 năm làm nghề giúp việc. Trước đây, bà thường làm cho các nhà ở mặt phố. Hai năm qua, bà giúp việc cho vợ chồng trẻ đang sống ở căn hộ cao cấp thuộc một chung cư ở Quận 7, TP.HCM.
Công việc chính của bà Loan là chăm em bé và lo cơm nước cho chủ nhà. Mỗi chiều, bà cũng như nhiều phụ nữ làm nghề giúp việc ở khu chung cư lại tụ họp ở sân chơi chung để trò chuyện.
Câu chuyện được họ đề cập nhiều nhất trong những ngày qua là chuyện nữ giúp việc t.ự thiê.u trong nhà của chủ ở TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Những lời bàn tán, nghi vấn được đặt ra. Riêng bà Loan có quan điểm rằng, khi đi giúp việc, nếu hợp tính chủ thì làm lâu, không hợp thì đi xin chỗ khác. Chẳng việc gì phải dồn mình và chủ nhà đến bước đường cùng.
Bà Loan nói, bà may mắn gặp được chủ nhà tốt tính, đối xử đàng hoàng nhưng nhiều đồng nghiệp không được như thế.
Chỉ về phía người phụ nữ đang lẽo đẽo theo sau b.é tra.i, bà Loan kể: "Chị đó gần 60 tuổ.i, làm giúp việc được khoảng 5-6 năm.
Chị ấy thường than vãn chủ nhà khó tính, cảm thấy nghề giúp việc quá bạc bẽo, như làm dâu trăm họ".
Mỗi ngày, người phụ nữ ấy đều phải thức dậy từ sáng sớm. Dù bụng đói meo nhưng bà vội vàng chuẩn bị bữa sáng cho chủ nhà và em bé. Đến lúc chủ đi làm, em bé no bụng, ngồi chơi, bà mới ăn vội bữa sáng.
Cả ngày vật lộn với vô số việc nhà, chăm sóc em bé, tối đến bà cũng chẳng được ngủ yên. Hễ em bé quấy khóc, vợ chồng chủ nhà lại nhiếc mắng, trách bà làm không tốt, gây ồn ào.
Công việc không dứt từ tháng này qua tháng nọ, thậm chí bà xin nghỉ vài ngày về thăm gia đình cũng bị chủ nói ra nói vào, bằng mặt không bằng lòng.
"Mỗi lần xin nghỉ phép, chủ nhà đều bảo sẽ đuổi việc hoặc trừ lương. Khổ lắm nhưng chị ấy không dám xin nghỉ. Họ trả lương hơn 13 triệu đồng/tháng thì vắt chày ra nước cũng không lạ", bà Loan cảm thán.
Gặp chủ "trùm sò", người giúp việc khóc ròng
Chị Huỳnh Mỹ (40 tuổ.i, quê Nghệ An) cũng đang giúp việc cho một gia đình ở cùng chung cư với bà Loan.
Nhà chủ không có trẻ con, chị Mỹ chỉ phục vụ một người già 75 tuổ.i. Tranh thủ lúc đưa chủ xuống sân chung cư dạo mát, chị tâm sự khá nhiều với các đồng nghiệp.
Chị Mỹ kể: "Chủ nhà yêu cầu tôi không được xem điện thoại trong giờ hành chính. Tuyệt đối không được cầm lấy điện thoại, chứ không chỉ cấm xem mạng xã hội, video... đâu.
Sau giờ hành chính, tôi mới được xem điện thoại, nhiều lúc bỏ lỡ cuộc gọi của người nhà. Buồn lắm nhưng phải cố gắng, mình không có trình độ, xin việc rất khó".
Người thuê cũng không cho phép chị Mỹ nghỉ, trừ khi có việc ma chay hiếu hỷ. Đòi hỏi khắt khe nhưng chị chỉ nhận được 6,5 triệu đồng/tháng.
"Tôi không biết lý do tại sao chủ lại yêu cầu như thế, chắc họ muốn bóc lột sức lao động", chị Mỹ ấm ức.
Tuy nhiên, trường hợp của chị Mỹ còn dễ thở hơn hoàn cảnh bà Trần Thị Xoan (58 tuổ.i, quê Quảng Ngãi). Bà mới làm việc được 4 tháng mà hội giúp việc của cả chung cư đều xó.t x.a.
Nhiều người giúp việc bị chủ nhà mắng mỏ, dò xét. Ảnh minh hoạ: Pexels
Bà Xoan thường bị chủ nhà mắng mỏ khi cố giải thích tại sao làm sai lời dặn.
"Chị giúp việc thì suốt đời cũng là giúp việc, đừng dạy đời người khác", câu nói của chủ nhà khiến bà Xoan ám ảnh.
Chưa kể, chuyện ăn uống của bà Xoan cũng bị chủ "dòm ngó". Họ cho gì ăn nấy, đong đếm từng chút. Chủ "trùm sò", keo kiệt, bắt người giúp việc phải sống đúng ý.
"Ban ngày không nói, đến đêm đi ngủ, tôi mở cây quạt cũng không cho, kêu ra ngoài phòng khách nằm", bà Xoan ứa nước mắt.
Thương bà Xoan, mấy đồng nghiệp khác gọi bà ra ngoài, xuống sân chung cư để cho thức ăn. Bà phải ăn xong mới dám quay trở lên nhà chủ.
Nỗi sợ lớn nhất của hội giúp việc tại chung cư này là chủ nhà thích chử.i. Chủ thường lấy người giúp việc ra để trút giận.
"Chuyện ở đâu, họ đem về nhà, rồi trút lên đầu người giúp việc. Có lúc, tôi nhìn thôi mà họ cũng chướng mắt, chử.i xối xả", bà Xoan uất ức.
Những câu chuyện phiếm, vài lời động viên, phần nào giúp người làm nghề giúp việc giải tỏa ẩn ức. Họ thương nhau đến nỗi người được chủ đối xử tốt cũng không dám khoe, sợ đồng nghiệp tủi thân.
Tên nhân vật đã được thay đổi.
Ngưỡng mộ cuộc sống của em gái, tôi đau lòng khi biết sự thật phía sau Tôi thường khen ngợi cuộc hôn nhân của em gái. Nhưng tối qua, sau khi ghé thăm đột ngột, tôi mới đau lòng vì sự thật không bóng bẩy, đẹp đẽ như tôi tưởng tượng. Tôi cứ nghĩ Trân, em gái mình, lấy chồng giàu, được chồng cưng chiều, yêu thương hết mực và có một cuộc hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn....