Nơi học sinh không dám học hết lớp 5
Bị các anh chị lớp trên chặn đường dọa dẫm, xin tiền, không có tiền thì phải xếp hàng hát Quốc ca, Đội ca. Đó là tình cảnh mà các em học sinh Trường TH Châu Hạnh II, ở bản Thuận Lập, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu, Nghệ An) đang phải gánh chịu.
Ngày nào cũng hát Quốc ca
Bản Thuận Lập, cách trung tâm thị trấn Quỳ Châu chưa đầy 5km, con đường đất cũng trở nên khó khăn mỗi khi trời mưa. Hàng ngày các em phải đi bộ đến trường. Từ ngày hai thôn Định Hoa, Tân Hương sát nhập vào thị trấn Tân Lạc, thì con đường đến trường của các em học sinh ở Thuận Lập cũng khó khăn hơn. Ngày hè cũng như ngày đông, nếu học cả ngày các em phải đùm cơm đến lớp, buổi chiều không học các em lại lọc cọc đi bộ về nhà. Với các em nhỏ tuổi từ 9 – 11 thì con đường đến trường ngày một xa.
Do bản Thuận Lập nằm cách biệt với các thôn khác, con đường đất mới mở cũng chưa hoàn thành. Trời nắng các em có thể đến trường bình thường, trời mưa dù muốn đến lớp các em cũng phải ở nhà vì đường trơn, thêm đó phải đi qua suối. Với các em nhỏ lớp 4, lớp 5 phải lội suối mỗi khi trời mưa nước về là điều không thể.
Không những vậy có một điều rất đáng buồn, các em đang còn nhỏ, vậy mà ngày nào đi học cũng bị các anh, chị lớp trên chặn đường dọa đánh. Các em gái đến trường nhiều hơn các em nam, vì con gái thì không ai chặn đường.
Em Lô Văn Lợi học sinh lớp 4B, Trường TH Châu Hạnh II cho biết: “Mỗi lần chúng em đi qua bản Đinh đều bị các anh chị từ lớp 6 đến lớp 9 ra chặn đường dọa, có khi thì bị đánh, mỗi ngày các anh đó xin bọn em từ 3.000 đến 5.000 đồng, không có tiền thì các anh bắt phải xếp hàng hát Quốc ca, hôm sau thì hát Đội ca, ngày nào cũng phải hát”. Khi được hỏi tại sao không nói với cô giáo chủ nhiệm các em đều trả lời: “Nếu nói với cô chủ nhiệm các anh mà biết được chúng em còn bị đánh nặng hơn nên chúng em sợ không dám nói”.
Nhiều em không chịu được cảnh đó đã phải bỏ học, như em Lương Văn Đào, Vi Văn Đà.
Khó khăn trên đường đến trường khiến nhiều em ở bản Thuận Lập không học hết lớp 5
Video đang HOT
Ông Lương Văn Thái, Trưởng bản Thuận Lập cho biết: “Trong các cuộc họp phụ huynh chúng tôi cũng đã kiến nghị với nhà trường, nhưng các cô chỉ quản lý được trong trường, khi ra về thì các thầy cô cũng không biết được chuyện gì với các em”.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, nhưng với các em học sinh ở đây thì mỗi khi đến trường đều thấy lo lắng. Nhất là với các em học sinh nam, đi học bị dọa giữa đường. Có ngày các em còn bị xe máy của các anh chị lượn qua lại trước mặt rất dễ gây tai nạn, tình trạng này kéo dài mà không thấy nhà trường cũng như chính quyền địa phương có ý kiến gì.
Em Mạc Quỳnh Như, học sinh lớp 4B cho biết: “Chúng em không bao giờ đi học chung với các bạn nam, các bạn ngày nào cũng bị chặn đường không biết vì lý do gì, đi cũng chặn đường, về cũng chặn đường, nhiều bạn đã phải bỏ học. Nhiều khi cũng thấy sợ nhưng con gái thì họ thả cho về chỉ chặn các bạn nam thôi”.
Khi được hỏi về việc các em học sinh ở Thuận Lập mỗi khi đến trường bị các em học sinh nam nơi khác chặn đường, cô Sầm Thị Viên, Hiệu trưởng Trường TH Châu Hạnh II cho biết: “Chúng tôi cũng chưa thấy ai phản ánh chi cả, những năm trước đây thì có, do một số em học sinh nghịch nên bắt các em nhỏ xếp hàng hát Quốc ca, nhưng nay thì không còn tình trạng đó nữa”.
Chỉ cách thị trấn Quỳ Châu chưa đầy 5km, nhưng các em học sinh nơi đây vẫn còn chịu rất nhiều thiệt thòi. Bị chặn đường mà các em cũng không dám nói với cô giáo chủ nhiệm. Thiết nghĩ đã đến lúc các bậc phụ huynh, nhà trường và chính quyền địa phương ngồi lại với nhau tìm giải pháp để các em thật sự thấy vui sau mỗi ngày đến trường.
Theo 24h
Ngày Nhà giáo ở ngôi trường nơi HS hát quốc ca bằng tay
Hát quốc ca bằng tay, mọi cảm xúc những lời yêu thương muốn gửi đến thầy cô giáo chỉ biểu hiện qua cử chỉ, hành động, trạng thái tâm lý... Nhưng thầy trò ở ngôi trường chuyên biệt vẫn cách để chuyển tải những tình cảm nồng ấm.
Ngày 20/11, hòa trong không khí hân hoan mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn (TP Quy Nhơn) đã có một buổi lễ kỷ niệm xúc động và ý nghĩa.
Học sinh trường Hy Vọng Quy Nhơn tặng hoa cho cô giáo nhân Ngày 20/11.
Khác với các ngôi trường khác, học sinh ở đây đều là những học sinh bị khiếm thính, Down, bại não... Dù vậy nhưng các em vẫn có cái cách thể hiện rất riêng đặc biết để chúc mừng đến thầy cô giáo ở đây.
Tại buổi lễ, các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng nhiều phụ huynh học sinh hết sức bất ngờ qua các phần biểu diễn những tiết mục múa đẹp mắt, do chính các em học sinh biểu diễn. Thay cho lời muốn nói, có lẽ qua những điệu múa các em đã dành trọn tình cảm yêu thương, quý mến đến với thầy cô.
Cô Lê Thị Ngọc Lan - giáo viên dạy ở trường chia sẻ: "Không như những học sinh bình thường khác, các em là những đứa trẻ phải chịu mọi thiệt thòi. Nhưng mỗi năm đến ngày này, được thấy cách mà em thể hiện tình cảm với thầy cô mà bao lần mình chẳng cầm nổi nước mắt...".
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi tại lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Hy Vọng Quy Nhơn:
Những tiết mục văn nghệ đặc sắc các em gửi tới thầy cô.
Các em chăm chú theo dõi cổ vũ các bạn ở trên biểu diễn múa.
Đoạn nào có em chưa thuộc bài múa, một cô giáo phía dưới ra hiệu các em sẽ múa đúng ngay.
Một tiết mục múa đẹp đã được trao giải Nhất.
Doãn Công
Theo dân trí
Thằng bé "ăn cắp" Thằng bé lấy trộm tiền trong ví bố mẹ. Không phải lần đầu mà đây là lần thứ ba... Lần đầu tiên, khi phát hiện mất tiền trong ví, vợ chồng chị không thể tin cậu trai học lớp 4 của mình là "thủ phạm". Khi thằng bé gật đầu thừa nhận, chị như lên cơn đau tim, nhìn con với vẻ bàng...