Nơi học sinh được ăn, ở, học miễn phí và nhận học bổng đều đặn
Một ngôi trường đặc biệt nằm sát biển, ngay trung tâm thành phố Sầm Sơn nhộn nhịp, là nơi học tập của học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa với những câu chuyện ấm áp mùa dịch Covid-19.
Nơi đây đã ươm mầm cho biết bao thế hệ học trò người dân tộc, giúp họ vươn lên thay đổi cuộc sống. Ở đây, học sinh được ăn, học, ở, sinh hoạt miễn phí và nhận học bổng đều đặn.
Trong những ngày cả nước thực hiện giãn cách xã hội thì câu chuyện về tình người, tình thầy trò cao quý ở ngôi trường đặc biệt này lại được thắp lên.
Những học trò nghèo tranh thủ học ban đêm, còn ban ngày đi làm mướn
Nguyễn Hồng Phiê là người dân tộc Pa Cô, ở thôn Giồng, xã Hương Nguyên, huyện A Lưới, Thừa – Thiên Huế. Hiện em đang là học sinh lớp K17C3, trường Dự bị đại học dân tộc Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Gia đình Phiên sống dựa vào ruộng đồng, cứ hết vụ, cả bố mẹ đều đi làm thuê để lấy tiền trang trải nuôi hai anh em ăn học. Vì hoàn cảnh khó khăn, năm 2019, Phiên đã từng gác lại giấc mơ học đại học của mình. Khi đó em đủ điểm vào trường Đại học Luật – Đại học Huế, nhưng thương cha mẹ vất vả, em ngậm ngùi gấp gọn mảnh giấy báo nhập học rồi cất đi làm kỷ niệm.
Phiên nói: “Em có rất nhiều ước mơ, dự định trong tương lai. Nhưng nhà em nghèo lắm, nhiều lúc em nghĩ rằng, những ước mơ này chỉ có thể bỏ vào một góc nào đó thôi.
Em rất thích học đại học. Em khát khao được học đại học, đại học gì cũng được. Huế cũng được, Hà Nội lại càng quá tốt. Học đại học vui lắm, thích lắm, em thường hay chia sẻ những ấp ủ này với bạn bè”.
Dù đã tạm gác việc nhập học, nhưng ước mơ đại học trong Phiên vẫn luôn thôi thúc em. Và rồi em chọn đến với đại học theo con đường khác để đỡ vất vả hơn cho cha mẹ.
Nguyễn Hồng Phiên, người dân tộc Pa Cô, ở thôn Giồng, xã Hương Nguyên, huyện A Lưới, Thừa – Thiên Huế. Hiện em đang là học sinh lớp K17C3, trường Dự bị đại học dân tộc Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Cậu học trò nghèo từ vùng A Lười (Thừa Thiên – Huế) đã vượt hàng trăm cây số, tới nhập học trường Dự bị đại học dân tộc Sầm Sơn. Ở đây, Phiên được ăn, học, ở nội trú miễn phí, hàng tháng được cấp học bổng và nhận được hỗ trợ học phẩm theo quy định.
Phiên đi học xa, gia đình lại thiếu đi một người lao động, bố mẹ cậu phải cố gắng lắm để vừa cho cậu đi học xa và lo cho một em học ở nhà. Ngày nhập trường, món quá xa xỉ nhất mà bố mẹ sắm cho Phiên là chiếc điện thoại “cục gạch” để tiện liên lạc.
Từ Tết đến nay, do đại dịch Covid-19 khiến Phiên chưa quay lại trường đi học được, và yêu cầu đặt ra đối với tất cả học sinh của trường là học trực tuyến vì mục tiêu “tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”.
Tuy nhiên, chiếc điện thoại cục gạch mà bố mẹ tặng không thể giúp Phiên trong việc học trực tuyến. Do vậy, những ngày đầu, để lấy tài liệu em đã phải xuống quán internet tận trung tâm xã để in bài mà cô giáo gửi qua mail.
“Đối với cá nhân em, giai đoạn này thực sự rất khó khăn. Gia đình em thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ già yếu cả, điều kiện không được như người ta nên rất thiệt thòi trong nhiều vấn đề. Hầu như em chỉ dành được vài tiếng để học vào ban đêm còn ban ngày em phải đi làm mướn để trang trải cuộc sống, phụ giúp bố mẹ và kiếm tiền để duy trì việc học”, Nguyễn Hồng Phiên chia sẻ.
Em Quách Thị Trang, người dân tộc Mường (ở xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, Thanh Hóa), là học sinh lớp K17D2, trường DBĐHDT Sầm Sơn.
Video đang HOT
Đây là một cô học trò rất chăm chỉ và đầy nghị lực. Em tự ý thức được hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên em tìm việc làm thêm tại địa phương. Trang luôn mơ ước có thể gom đủ tiền tự mua cho mình một chiếc điện thoại để phục vụ cho việc học tập của mình. Tuy nhiên, chưa kịp mong muốn đó thì chủ phải cho nghỉ phòng chống dịch.
Cô học trò người Mường Quách Thị Trang được biết đến là người con ngoan hiền, chăm chỉ, chịu khó, cô học trò cần mẫn.
Những ngày học online của Trang chẳng khá hơn Phiên là bao. Em chủ yếu phải đi mượn điện thoại để học từ xa. Những hôm không mượn được điện thoại thì đành xin nghỉ và nhờ các bạn gửi bài để chép.
Trang chia sẻ rằng, em ước mơ có thể trở thành một người phiên dịch giỏi, nhưng hiện cô bé tỏ ra lo lắng vì sợ rằng dịch bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập.
Trao điện thoại giúp học sinh khó khăn có thể học trực tuyến
Để tổ chức được các lớp học trực tuyến, nhằm thích ứng với điều kiện mới, Nhà trường tận dụng tối đa các ứng dụng như Zoom Meeting, Shub Classroom, Facebook, Messenger, Zalo…
Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến cho học sinh vùng cao, miền núi dường như là một điều không tưởng, bởi điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu trang thiết bị phục vụ học tập, thiếu kết nối internet…
Thấu hiểu điều đó, BGH trường Dự bị đại học dân tộc Sầm Sơn và các tổ chức Đoàn thể đã hỗ trợ tiền mua 3G, 4G cho 72 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mỗi xuất trị giá 200.000 đồng. Đặc biệt là tặng điện thoại thông minh cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Nhà trường đã cử đoàn công tác lên đến tận nhà để, trao tận tay cho học sinh những chiếc điện thoại phục vụ học tập, nhằm giúp các em bắt kịp với việc học qua internet.
Ngày nhận được món quà từ các thầy cô giáo, Quách Thị Trang (lớp K17D2) đã không giấu nổi những giọt nước mắt xúc động.
“Các thầy cô từ dưới trường đã lặn lội lên tận nhà để thăm và trao quá, không những tặng cho em mà còn đăng ký sẵn mạng cho em nữa. Đây là món quà vô cùng thiết thực đối với em. Nó hỗ trợ em rất nhiều trong việc học tập. Em rất bất ngờ, rất xúc động và vô cùng biết ơn ạ”, Trang chia sẻ.
Quách Thị Trang, người dân tộc Mường (ở xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, Thanh Hóa), là học sinh lớp K17D2, trường DBĐHDT Sầm Sơn
Chàng học trò nghèo Nguyễn Hồng Phiên (lớp K17C3), dân tộc Pa-Cô ở A Lưới, Thừa – Thiên Huế nay có điện thoại để học từ xa cũng đã yên tâm hơn nhiều.
“Từ ngày được nhà trường gửi tặng điện thoại, việc học tập của em thuận lợi hơn nhiều. Em rất vui, rất hạnh phúc và rất biết ơn các thầy cô”.
Rất nhiều các bạn học như Phiên, như Trang cũng có những hoàn cảnh rất riêng, trong lúc các em đang rất chật vật vì thiếu thiết bị học online thì đã nhận được những món quà đặc biệt từ những người thầy, cô của mình.
Sung A Đua (lớp K17C5), dân tộc Mông ở Mường Lát (Thanh Hóa) đã không khỏi ngậm ngùi xúc động khi thầy cô giáo đến tận nhà tặng điện thoại, hỗ trợ học tập.
Đa số các em học sinh vùng sâu, vùng xa khi trở về nhà đều phải vừa làm việc giúp bố mẹ vừa học bài. Những ngày cả nước thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19, việc học từ xa đối với các em thực sự chật vật.
Nhiều em học sinh phải đi “đón” mạng ở ngoài cánh đồng, ngoài bờ suối để học trực tuyến, thậm chí có em phải đi bộ mấy cây số đường rừng để “hứng” mạng…
Những hỗ trợ kịp thời từ nhà trường với phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học” đã góp phần hỗ trợ thiết thực giúp các em không bị bỏ lại phía sau.
Lương Khánh Huyền (ở Bản Lọng, xã Tam Văn, Lang Chánh, Thanh Hóa), là học viên lớp K17D2, phải ra lán tạm ở cành đồng làng mới có sóng để truy cập mạng và học trực tuyến.
Còn đây là không gian học tập của Trịnh Linh Chi (lớp K17D2) ở Na Mèo, Quan Sơn, Thanh Hoá.
Mạnh Mường
Thầm lặng gieo chữ ở "cổng trời" Đê Kôn
Mặc dù phải băng qua những con đường hiểm trở, cheo leo bên vực thẳm, nhưng các thầy cô cắm bản ở Đê Kôn (xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) vẫn hết lòng vì học trò nghèo. Thương thầy cô khó nhọc, phụ huynh chia sẻ từng mớ rau, con cá.
Các em học sinh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn do bố mẹ chỉ quanh năm làm nương rẫy.
Chênh vênh "cổng trời"
Những ngày cuối năm, khi màn sương vẫn còn bao phủ trên nóc nhà của đồng bào người Bahnar ở làng Đê Kôn (xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) thì các giáo viên bám trường, bám bản phải vượt qua cái lạnh thấu xương để gieo chữ.
Với hành trang là chiếc xe máy, cặp sách đựng giáo án và những bộ quần áo dày cộm mặc trên người. Gần 5h sáng, cô Lê Thị Diệu (55 tuổi) và cô Hà Thị Linh (48 tuổi) thức dậy, bắt đầu di chuyển từ Trường Tiểu học Hà Ra số 2, vượt "cổng trời" để vào điểm trường làng Đê Kôn.
Nói là "cổng trời" bởi địa hình của xã được bao quanh bởi những dãy núi Hà Ra tạo thành một lòng chảo rộng. Còn làng Đê Kôn nằm biệt lập trên núi cao, người dân quanh năm chỉ biết dầm mưa dãi nắng để kiếm chút tiền trang trải cuộc sống. "Chúng tôi cũng muốn đi xe cùng nhau cho đỡ buồn và lạnh, nhưng đường xấu, xe yếu nên đi hai người không leo dốc nổi. Do đó, mỗi người một xe, đoạn nào xấu thì đẩy phụ nhau thôi. Đẩy xong người ấm lên, chẳng còn biết cái lạnh mùa đông là gì nữa", cô Linh nói.
Chạy xe khoảng 5km đường nhựa, cả đoàn bước vào chặng đường đất với những con dốc cheo leo, sình lầy, hai bên là vực sâu thăm thẳm. Đường xấu, các thầy cô dù quen đường nhưng chẳng ai dám đi nhanh. Những đoạn trơn trượt, bánh xe máy xoay ngang giữa đường, các thầy cô vừa rồ ga vừa dùng sức để vượt qua. Càng vào sâu, đường càng khó đi, các cô tay lái yếu phải xuống đẩy xe leo dốc.
"Mấy hôm nắng, đường bụi mù nhưng vẫn dễ đi. Gặp ngày mưa như thế này chúng tôi đẩy xe suốt, dắt bộ ngược dốc mãi cũng quen. Có hôm tôi bị trượt té, sình lầy bám đầy quần áo nhưng vẫn ráng chạy xe cho kịp giờ lên lớp của các em. Giáo viên cắm bản ở đây là vậy, không trượt té mới gọi lại chuyện lạ", cô Linh bộc bạch.
Sau hơn một giờ vật lộn với con đường, chúng tôi mới có mặt tại điểm trường làng Đê Kôn. Ngôi trường nhỏ nằm lẩn khuất với mái nhà của người dân. Điểm trường có 2 lớp ghép, gồm một lớp 1 2 và một lớp 3 4 do cô Diệu và cô Linh phụ trách.
Khi chúng tôi đến, anh Klưnh - Trưởng thôn cùng tốp học sinh đang cùng nhau dọn dẹp lớp học. Do thấy giáo viên đi lại vất vả, đường khó khăn nên dân làng lên thay phiên nhau giúp đỡ. Sau khi phụ xong việc, lũ trẻ rửa tay rồi nô đùa ngoài sân. Thấy giáo viên đến, lũ trẻ ngoan ngoãn chào rồi chạy ùa vào lớp để tránh cơn gió lạnh. Một số em có áo khoác dày, số khác mặc áo mỏng dính đi sát lại với nhau để chia từng hơi ấm.
Người dân chia từng nắm rau, con cá với giáo viên
Điểm trường có 2 lớp ghép nên khó khăn hơn đối với giáo viên trong quá trình dạy học. ẢNH: ĐỨC HUY
Tiếng trống trường giục giã vang lên, ngay lập tức 28 học sinh thuộc 2 lớp ghép đứng thành hàng dưới sân trường. Do có 2 lớp, học trò ít nên các cô phát hiện ra ngay có 4 học sinh vắng mặt. Lúc này, cô Diệu và cô Linh mỗi người một hướng chia nhau đến từng nhà để đưa 4 học trò đến lớp.
Khi cô Diệu đến nhà thì A Chơng vẫn đang cuộn tròn trong chăn ấm. Nghe tiếng cô gọi, A Chơng mới giật mình tỉnh dậy rồi lật đật lấy cặp, luống cuống chạy ra ngoài thanh minh: "Trời lạnh quá, không ai gọi nên em ngủ quên mất ạ. Em xin lỗi cô". A Chơng dứt lời, cô Diệu xoa đầu cậu học trò cười hiền rồi chở học sinh này thẳng về trường để kịp giờ dạy. Chẳng mấy chốc 4 học sinh đã có mặt đầy đủ để học kiến thức cùng các bạn. Các lớp học rộn rã tiếng ê a đọc bài vang vọng cả núi rừng.
Làng Đê Kôn có 54 hộ với 238 khẩu, 100% là người Bahnar. Mặc dù làng nằm trên đỉnh núi cao, điều kiện sống còn nhiều khó khăn, người dân chỉ trồng mì và lúa rẫy, giá cả luôn thấp hơn các vùng khác. Tuy nhiên, người dân nơi đây sống rất tình cảm với các thầy cô giáo cắm bản.
Từng có thâm niên hơn 10 năm cắm bản, thầy Nguyễn Huy Ba rành mọi ngóc ngách trong làng Đê Kôn. Từng vách nhà, từng nương rẫy đều in dấu chân của thầy. Thầy Ba nhớ lại, năm 2008, thầy lên điểm trường Đê Kôn để dạy chữ cho các em học sinh. Khi đó, việc đi lại vô cùng khó khăn. Vì vậy thầy phải mất cả nửa ngày trời băng qua những con đường rừng mới tới nơi. Đường xấu, điểm trường lại cách xa trung tâm nên các thầy cô cuối tuần mới về thăm nhà được một lần. Thương giáo viên cắm bản nên dân làng có mớ rau, hay bắt được con cá suối đều mang lên tặng giáo viên để nấu cơm ăn.
"Người dân ở đây sống tình cảm lắm, hôm nào có rau cho giáo viên rau, có cá cho giáo viên cá. Họ xem chúng tôi như những người thân trong nhà nên hay chia sẻ và giúp đỡ nhiệt tình. Lâu lâu về xuôi chúng tôi lại mua cho họ ít mì tôm hay chai dầu ăn, nước mắm. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng dạy con cháu họ sõi con chữ để sau này cả làng đỡ khổ", thầy Ba chia sẻ.
Sau nhiều năm gắn bó với làng với trường, năm 2018, thầy Ba và một thầy giáo nữa được phân công đến một điểm trường khác. Lúc này cô Diệu và cô Linh đã xung phong lên Đê Kôn dạy chữ cho các em học sinh. Mặc dù luân chuyển đến nơi khác nhưng thầy Ba vẫn luôn nhớ về làng Đê Kôn nên có dịp vẫn ghé thăm. Dân làng vẫn luôn niềm nở chào đón và hỏi han, tâm sự với thầy về chỗ mới với những điều thú vị.
Cô Lê Thị Kim Quy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Ra số 2 cho biết, toàn trường có 56 học sinh, trong đó đa phần là người đồng bào dân tộc Bahnar. Theo cô Quy, tại các làng đều có điểm trường cho các em thuận lợi đến lớp. Tuy nhiên, điểm trường làng Đê Kôn có điều kiện khó khăn, nằm tách biệt so với các điểm trường khác. Do điểm trường nằm trên đỉnh núi cao nên việc đi lại của giáo viên vô cùng khó khăn. Mùa nắng thì bụi mù mịt, mưa xuống đường trơn trượt, lầy lội, có những hôm giáo viên phải dắt bộ. Không chỉ giáo viên, hoàn cảnh của các học sinh cũng vô cùng khó khăn bởi gia đình chỉ quanh năm làm nương rẫy.
Được các thầy cô quan tâm, các nhà hảo tâm cũng thường xuyên hỗ trợ nên sĩ số các lớp luôn đông đủ. Không chỉ có 42 em học 2 lớp ghép, trong làng còn có 20 trẻ học mầm non và 17 em đang theo học bậc THCS ở trung tâm xã. Các em học sinh bậc THCS của làng được ăn ở nội trú tại trường.
Việc các em bị gia đình bắt ở nhà đi làm nương rẫy dường như không còn xuất hiện tại làng Đê Kôn. Cứ đúng độ tuổi đi học, không cần ai vận động các bậc phụ huynh tự giác đưa con mình đến trường. Các em ngày càng hào hứng khi đến lớp vì được gặp bạn bè, thầy cô và được học con chữ.
Ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Hà Ra cho hay, làng Đê Kôn hiện có 2 lớp ghép và một lớp mẫu giáo. Tuy nhiên, người dân có hoàn cảnh khó khăn, quanh năm làm nương rẫy nên cuộc sống nghèo khó. Dù vậy, các em học sinh luôn có ý thức tự giác học tập. Cũng theo ông Thanh, cái khó của làng hiện tại là con đường từ dưới lên làng bị hư hỏng nghiêm trọng, việc đi lại vất vả và nguy hiểm. Mặc dù trong các cuộc họp cử tri đã nhiều lần ý kiến, nhưng do nguồn kinh phí quá lớn nên chưa thể sửa chữa và nâng cấp được. Tuy nhiên, kế hoạch làm lại con đường được đưa vào giai đoạn 2021-2025 để trình cấp trên xem xét, phê duyệt.
Đức Huy
Theo giadinh.net
Học trò của tôi đã hết nhút nhát, sợ xa nhà, xa cha mẹ Băng nô lưc cua cac thây cô như thây Lê Minh Trung, giơ đây con em đông bao dân tôc tinh Tây Ninh đa co môt ngôi trương đê yên tâm hoc tâp. Thây Lê Minh Trung la thây giao day văn cua Trương Phô thông dân tôc nôi tru tinh Tây Ninh đươc vinh dư ra Ha Nôi tham gia chương trinh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025