Nơi học sinh bỏ dép bên ngoài để vào phòng thi
Nhiều giảng viên ở các trường đại học chia sẻ cảm xúc trước sự hồn nhiên, chân chất của học sinh vùng xa, biên giới qua đợt coi thi THPT quốc gia.
Thí sinh ở H. Bù Đăng (Tỉnh Bình Phước) để dép bên ngoài phòng thi – ĐÀO NGỌC THẠCH
Xem đồng hồ cũng hỏi ý kiến giám thị
Đó là hành động của những thí sinh ở những huyện giáp biên giới, huyện nghèo và xa nhất của nhiều tỉnh như Đắk Nông, Đắk Lắc, Bình Phước, Bình Định, Phú Yên… nơi cách điểm thi có khi lên tới hàng trăm km do địa bàn rộng.
Giảng viên Phạm Thị Thu Thanh, khoa Kỹ thuật tàu thủy, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, chia sẻ: “Mình rất thích đi coi thi ở những nơi như thế này vì nơi đây coi thi rất nhàn. Giám thị không phải vất vả tìm bắt tài liệu và các thiết bị tinh vi, cả điểm thi tìm mỏi mắt không thấy một tờ tài liệu nào. Không khí thi cử rất yên bình. Ngoài cổng trường thì không có cảnh ba mẹ ăn trực nằm chờ, chắc tại nơi đây các em không bị áp lực thi cử vì thế các em rất ngoan và không bắt buộc đỗ đạt bằng mọi giá”.
Chị Thanh và các đồng nghiệp của trường được giao nhiệm vụ hỗ trợ kỳ thi tại tỉnh Đắk Nông. Cảm nhận của chị Thanh là học sinh ở vùng cao rất hiền, chân thật và đáng yêu. “Có em còn hỏi cô ơi em có được quay xuống xem đồng hồ không, vì trong phòng thi có cái đồng hồ treo dưới lớp”, chị Thanh kể.
Học sinh Đắk Nông đi học trên những con đường đất đỏ – MỸ QUYÊN
Ấn tượng nhất với cán bộ coi thi Huỳnh Thúc Định (Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH kinh tế TP.HCM) là hình ảnh những thí sinh của huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước khi đi thi đã bỏ hết giày dép bên ngoài, đi chân đất lên hành lang để vào phòng thi. Tương tự, những thí sinh ở huyện Đắk Glong, Đắk RLấp (tỉnh Đắk Nông) cũng phải đi thi trên đường đất đỏ nên đều bỏ dép bên ngoài phòng thi.
“Do đường đi ở đây là đường đất đỏ rất dơ, nên các em tự động làm như vậy để giữ sạch phòng thi. Các em rất ngoan hiền, gặp giám thị ở đâu cũng lễ phép chào”, ông Định cho hay.
Giảng viên Đỗ Hưng Chiến (coi thi tại Hội đồng thi Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng, Đắk Nông) thì thấy thương thí sinh vùng cao như thương chính học trò của mình. “Có nhiều em mệt quá, không làm được nữa, hỏi thầy xem còn bao nhiêu thời gian để được ra về. Một số gục đầu xuống bàn, cán bộ coi thi thương quá đến động viên để thí sinh bớt mệt mỏi. Mình chọc “bây giờ các em hãy vận hết nội công xuất chiêu cuối cùng hạ gục đối phương (môn cuối) cho thầy”, thí sinh bật cười xua tan căng thẳng”.
Video đang HOT
trước khi vào phòng thi phải bỏ dép ở ngoài ( ảnh Đào Ngọc Thạch)Nói “không” với gian lậnTheo ông Lê Văn Lượng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, cho dù không làm được bài, thì thí sinh ở những vùng sâu vùng xa cũng không bao giờ gian lận. “Vì đa số các em thi để xét tốt nghiệp. Nhiều em nhà nghèo còn dự định đi làm kiếm tiền sau đó mới đi học nghề. Hơn nữa, sự chân thật và không màng ganh đua đã khiến các em đến với kỳ thi rất nghiêm túc”, ông Lượng cho hay.Trong khi đó, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, lại rất xúc động với thí sinh 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. “Nhìn các em học sinh lớp 12 đi thi mà nhỏ xíu như học sinh lớp 8, 9 ở khiến chúng tôi thương vô cùng. Một số em còn không đi thi vì nếu có thi thì nhà cũng không có tiền để học tiếp. Trước những hoàn cảnh đó, thầy cô ở một số điểm thi đã tự nguyện đóng góp học bổng cho học sinh nghèo ở các trường chúng tôi đến coi thi hoặc góp phần cải tạo cơ sở vật chất”, ông Dũng chia sẻ.
Theo thanhnien.vn
Bảo mật bài thi kỹ như bảo mật đề thi
Đó là chia sẻ của PGS.TS Mai Văn Trinh, cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), với Tuổi Trẻ ngay trước kỳ thi THPT quốc gia 2018 chính thức diễn ra.
Đoàn can bô công nhân viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM lên đường làm nhiệm vụ coi thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Đắk Nông sáng 23-6 0 Ảnh: NHƯ HÙNG
Kết quả thi sẽ được hội đồng thi của địa phương công bố sau khi hoàn tất việc chấm thi theo quy định; theo lịch thi, năm nay kết quả thi sẽ được công bố vào ngày 11-7. Đề thi, đáp án các môn thi sẽ được công bố sau khi kết thúc kỳ thi như mọi năm
PGS.TS MAI VĂN TRINH
Quanh câu chuyện mà thí sinh quan tâm nhất là đề thi có nội dung, cấu trúc sẽ điều chỉnh ra sao so với năm trước, PGS.TS Mai Văn Trinh cho biết:
- Như đã công bố trước đây, định hướng điều chỉnh trong đề thi THPT quốc gia 2018 đã được công bố từ năm 2017. Để chuẩn bị tốt cho việc ôn tập, Bộ GD-ĐT đã sớm công bố đề thi tham khảo để giáo viên và học sinh có định hướng cho giảng dạy và ôn tập.
So với năm 2017, nội dung đề thi THPT quốc gia 2018 vẫn chủ yếu ở lớp 12 và có thêm phần nội dung thuộc chương trình lớp 11.
Đề thi năm 2018 sẽ tiếp tục theo hướng đánh giá năng lực của học sinh, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.
Đồ họa: V.CƯỜNG
* Đây là kỳ thi "hai trong một", vậy câu hỏi cơ bản phù hợp với mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong đề thi, tỉ lệ kiến thức ở lớp 11 là bao nhiêu?
- Nội dung đề thi năm nay vẫn sẽ có nhóm các câu hỏi ở mức độ cơ bản phục vụ mục đích xét tốt nghiệp THPT (khoảng 60%) và nhóm những câu hỏi ở mức độ nâng cao dần (khoảng 40%) nhằm phân loại thí sinh để phục vụ tốt hơn cho các trường ĐH, CĐ sử dụng trong xét tuyển sinh.
Để tạo thuận lợi cho thí sinh làm bài, các câu hỏi trong đề thi sẽ được sắp xếp theo độ khó tăng dần. Qua việc công bố đề thi tham khảo, thí sinh cũng có thể hình dung một cách tương đối lượng kiến thức theo chương trình lớp 11 và 12 để ôn luyện trước khi bước vào kỳ thi.
* Bộ GD-ĐT có những biện pháp nào để đảm bảo tính bảo mật đề thi ở khâu in sao, vận chuyển và trong quá trình diễn ra kỳ thi?
- Đề thi thuộc danh mục bí mật nhà nước độ tối mật. Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an các địa phương phối hợp với Bộ GD-ĐT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh cho kỳ thi, đặc biệt là công tác bảo mật đề thi, vận chuyển đề thi, bài thi.
Khu vực in sao đề thi đảm bảo an toàn, cách ly tuyệt đối, được tổ chức thành 3 vòng độc lập với sự bảo vệ 24/24 giờ của lực lượng công an, bảo vệ và thanh tra.
Việc lựa chọn nhân sự in sao đề thi, quy trình in sao đề thi... được quy định và thực hiện rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn, bí mật tuyệt đối trong khâu in sao.
Việc vận chuyển đề thi luôn có sự áp tải, bảo vệ của lực lượng công an. Khu vực lưu trữ đề thi phải tuyệt đối an toàn, có phòng chống cháy nổ, được bảo vệ liên tục 24/24 giờ.
Tủ đựng đề thi được niêm phong của ít nhất 3 đại diện (tem niêm phong có chữ ký của trưởng điểm thi, cán bộ công an, thư ký hoặc thanh tra điểm thi). Chìa khóa tủ đựng đề thi do trưởng điểm thi giữ; khi đóng, mở phải có mặt của cả 3 thành phần này và được lập biên bản đầy đủ.
Bài thi cũng như đề thi được yêu cầu bảo mật tuyệt đối. Vì vậy, quy chế quy định bảo mật bài thi cũng như bảo mật đối với đề thi như đã nói ở trên.
Đồ họa: V.CƯỜNG
Đề thi đã sẵn sàng
Bộ GD-ĐT cũng đã yêu cầu ban chỉ đạo thi các địa phương tiến hành rà soát lần cuối, loại bỏ các điểm thi không bảo đảm an toàn, có thể gây khó khăn cho công tác bảo vệ an ninh tại điểm thi, tạo kẽ hở cho việc lọt đề thi ra ngoài để thực hiện các hành vi gian lận.
Hiện đề thi đã sẵn sàng để phục vụ kỳ thi. Công tác bảo mật đề thi được đặc biệt quan tâm, bảo mật tuyệt đối đề thi ở tất cả các khâu.
Thí sinh của Làng trẻ em SOS Đà Nẵng ôn tập vào sáng 23-6 - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Bình Định: ngăn chặn việc lọt đề thi ra ngoài
Ông Phan Thanh Liêm (phó trưởng phòng phụ trách phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Bình Định) cho biết tại hội nghị phổ biến công tác coi thi, đại diện nhiều điểm thi kiến nghị chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng làm việc với các đơn vị xây dựng, nhà máy sản xuất... gần điểm thi để không gây ồn ào trong suốt thời gian thi nhằm tránh ảnh hưởng đến việc làm bài của thí sinh;
Có biện pháp ngăn chặn việc lọt đề thi ra ngoài ở các điểm thi có nhà dân sát với trường thi...
Bình Dương: chiến sĩ cảnh sát cơ động sẽ được hỗ trợ
Ngày 23-6, bà Nguyễn Hồng Sáng - giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương - cho biết sau khi xin ý kiến Bộ GD-ĐT, sở sẽ bố trí cán bộ coi thi chép hộ bài theo lời đọc của thí sinh P.V.K. (20 tuổi), là chiến sĩ của Trung đoàn cảnh sát cơ động 25, trụ sở chính tại Đồng Nai nhưng đăng ký thi tại Bình Dương hiện đang bị thương tay phải.
Theo công văn của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) về hướng giải quyết trường hợp này, có 7 điểm lưu ý trong quá trình coi thi, trong đó lời đọc của thí sinh sẽ được ghi âm bằng 2 máy (không ghi hình) và 3 điểm về quy trình chấm thi, trong đó có việc tiến hành chấm tập thể bài thi.
D.THANH - BÁ SƠN
NGỌC HÀ - VĨNH HÀ thực hiện
Theo tuoitre.vn
Đại học Bách khoa Hà Nội đạt giải nhất cuộc thi sinh viên lái xe ô tô an toàn Xuất sắc vượt qua các đối thủ đến từ trường đại học (ĐH) Giao thông Vận tải, ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐHQGHN, 4 sinh viên thuộc đội tuyển trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã giành giải Nhất cuộc thi sinh viên lái xe ô tô an toàn năm 2018. Ngày...