Nơi giành lại mạng sống người bệnh tính từng giây
Trung tâm Đột quỵ thuộc BV Nhân dân 115 TP.HCM áp dụng kỹ thuật điều trị hiện đại và đã cứu sống gần 90% bệnh nhân đột quỵ.
Chiều 29-5, bước vào Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 TP.HCM, PV Pháp Luật TP.HCM ghi nhận gần 40 bệnh nhân đột quỵ nằm trên giường gần như bất động, tay chân xụi lơ. Trong đó không ít người phải dùng máy thở.
Cứu sống cho dù tới bệnh viện trễ
Phòng bệnh lặng ngắt, chỉ có tiếng máy tít tít đều đặn vang lên khắp nơi. Nghe hỏi bệnh, bà NTTC (56 tuổi, ở tỉnh Long An) mấp máy đôi môi, không nói thành lời. “Tay chân người bị đột quỵ rất yếu, phát ngôn lại khó khăn. Bà C. cần điều trị thêm vài ngày mới dần cải thiện chức năng cầm nắm và nói” – chị Trần Thị Kim Giàu, điều dưỡng trưởng Khoa bệnh lý mạch máu não, cho biết.
Theo chị Giàu, bà C. bị đột quỵ do có bệnh lý tim mạch. Người thân cho biết cả nhà quây quần trò chuyện thì thấy hai tay bà C. rủ xuống, nói chữ này dính chữ kia, cười méo mó… nên tưởng trúng gió. Mọi người quýnh quáng xoa dầu, bóp tay, bóp chân.
“Thấy tình trạng trên không giảm, người nhà lật đật đưa bà C. tới BV. Mặc dù tới hơi trễ so với “khung giờ vàng” nhưng nhờ máy móc hiện đại và chuyên môn của bác sĩ (BS) cao nên bà C. qua cơn nguy kịch. Dự kiến vài ngày nữa bà C. có thể xuất viện và đi đứng bình thường nếu chịu khó tập vật lý trị liệu” – chị Giàu cho biết thêm.
Bên cạnh bà C. là ông NVT (58 tuổi, ở TP.HCM). Mặc dù nghe và hiểu những gì người khác nói nhưng ông T. không thể trả lời, cặp môi run run bật ra những tiếng vô nghĩa. Tôi đề nghị giơ hai tay qua đầu, ông T. cố nhưng không thể.
“Người nhà cho biết ông T. có tiền sử cao huyết áp khá lâu và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ. Điều đáng nói cơn đột quỵ xảy ra ngay thời điểm ông T. ở nhà một mình. Người nhà phát hiện và đưa ông T. tới BV thì đã quá trễ” – chị Giàu giải thích.
“Trước đây, với tình trạng bệnh nặng và tới trễ sẽ khó chữa. Hiện giờ, nhờ máy móc tiên tiến cộng với tay nghề BS cao nên ông T. đã được cứu sống. Tuy nhiên, ông T. còn phải điều trị khá lâu và tập vật lý trị liệu thường xuyên mới có thể đi đứng tương đối bình thường” – chị Giàu cho biết thêm.
Nghe chị Giàu nói, ông T. khẽ gật đầu, cố nở nụ cười cho dù miệng méo xệch.
Video đang HOT
Nhân viên y tế Trung tâm Đột quỵ thuộc BV Nhân dân 115 TP.HCM đang chăm sóc một bệnh nhân đột quỵ. Ảnh: TRẦN NGỌC
Gần 90% bệnh nhân đột quỵ thoát “cửa tử”
PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115 kiêm Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, cho biết đột quỵ là một trong những cấp cứu y khoa khẩn cấp bởi nguy cơ tàn phế và tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
Các số liệu cho thấy bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam có chiều hướng tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Do vậy, yêu cầu thành lập đơn vị điều trị đột quỵ được Sở Y tế TP.HCM và BV Nhân dân 115 đặt lên hàng đầu.
“Năm 2000, đơn vị điều trị đột quỵ nằm trong Khoa nội thần kinh BV Nhân dân 115 ra đời. Đến năm 2006, đơn vị này tách riêng và hình thành Khoa bệnh lý mạch máu não cho tới nay. Bệnh nhân đột quỵ nhập viện trong giai đoạn này khá nhiều nhưng việc điều trị còn nhiều hạn chế. Do vậy, nguy cơ tử vong và tàn phế khá cao” – ông Thắng chia sẻ.
Bệnh nhân đột quỵ qua đời quá nhanh hoặc chịu nhiều hậu quả nặng nề sau điều trị như rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, mất trí nhớ, liệt người. BV Nhân dân 115 quyết định đầu tư cả về nhân lực chuyên sâu lẫn trang thiết bị hiện đại trong điều trị đột quỵ. Thời điểm này Trung tâm Đột quỵ ra đời từ sự kết hợp của các khoa bệnh lý mạch máu não, ngoại thần kinh và chẩn đoán hình ảnh.
Hiện giờ, nếu đến BV trong vòng 4, 5 giờ đầu, bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch. Với các trường hợp đột quỵ do tắc động mạch lớn trong cửa sổ 6 giờ, bệnh nhân được lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Điều đáng nói từ năm 2019, điều trị đột quỵ đã được mở rộng cửa sổ có thể lên tới 24 giờ ở một số trường hợp nhờ vào việc áp dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID.
“Do vậy, với các phương tiện hiện nay, khả năng bệnh nhân được cứu sống rất cao và giảm bớt những di chứng nặng nề. Thống kê cho thấy gần 90% bệnh nhân đột quỵ được cứu sống. Trong đó, khoảng 50%-60% bệnh nhân có thể tự đi lại sau quá trình tập vật lý trị liệu. Đặc biệt, khoảng 20%-30% bệnh nhân có thể đi lại chỉ sau 2-3 ngày điều trị” – ông Thắng nói.
Không những vậy, thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân đột quỵ cũng được rút ngắn từ 12 ngày vào năm 2006 xuống còn 4-5 ngày trong những năm gần đây. Việc rút ngắn thời gian nằm viện không chỉ làm giảm chi phí mà còn giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra trong thời gian bệnh nhân nằm viện.
“Đây là một minh chứng thuyết phục về tính hiệu quả của quy trình điều trị đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ của BV Nhân dân 115. Kết quả này tương đương các nước có hệ thống y tế phát triển” – ông Thắng nói thêm.
7 tiêu chí chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng
Tới thời điểm hiện tại, Trung tâm Đột quỵ thuộc BV Nhân dân 115 TP.HCM đã chuyển giao quy trình điều trị đột quỵ kỹ thuật mới cho gần 90 cơ sở điều trị đột quỵ cả nước.
Tháng 4-2019, Trung tâm Đột quỵ được Hội Đột quỵ châu Âu trao “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng”. Đến cuối tháng 5-2020, Trung tâm Đột quỵ được Tổ chức Kỷ lục châu Á trao giải “BV đầu tiên tại châu Á có trung tâm đột quỵ đạt chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng do Hội Đột quỵ châu Âu xác nhận”.
Để đạt được “Chứng nhận đạt chuẩn chất lượng điều trị vàng”, trung tâm đột quỵ phải đạt bảy tiêu chí của Tổ chức Đột quỵ châu Âu. Bao gồm: (1) Thời gian nhập viện đến khi được điều trị tái thông trong vòng 60 phút. (2) Tỉ lệ điều trị tái thông từ 5% đến 15% trong tổng số bệnh nhân nhập viện. (3) Tỉ lệ bệnh nhân được chụp MRI/CT Scanner trên 85%. (4) Tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu khi xuất viện. (5) Tỉ lệ bệnh nhân rung nhĩ được điều trị kháng đông khi xuất viện. (6) Tỉ lệ bệnh nhân được tầm soát rối loạn chức năng nuốt tại đơn vị đột quỵ. (7) Tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ được điều trị tại đơn vị đột quỵ hoặc phòng hồi sức tích cực.
TS-BS PHAN VĂN BÁU, Giám đốc BV Nhân dân 115 TP.HCM
Kỳ tích robot mổ não ở Việt Nam
Một số bệnh viện chuyên sâu tuyến cuối của TP HCM đang tạo đột phá về ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đặt những nền móng vững chắc để xây dựng "Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á" theo định hướng của UBND TP
Ngày 28-5, Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 TP HCM vinh dự đón nhận 3 bằng xác lập kỷ lục châu Á mới do Tổ chức Kỷ lục châu Á trao. Trong số này có 2 kỷ lục tập thể, gồm: BV đầu tiên của Việt Nam phẫu thuật u não cho bệnh nhân 67 tuổi bằng hệ thống công nghệ trí tuệ nhân tạo robot Modus V Synaptive và BV đầu tiên đạt chuẩn chất lượng điều trị Vàng của Hội Đột quỵ châu Âu về điều trị đột quỵ.
Tạo dấu ấn với y khoa thế giới
Kỷ lục cá nhân được trao cho BSCKII Chu Tấn Sĩ - Trưởng Khoa Ngoại thần kinh BV Nhân dân 115, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại thần kinh Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Ông là chuyên gia được mệnh danh "Bàn tay vàng phẫu thuật thần kinh", người đầu tiên phẫu thuật u não bằng hệ thống công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) robot Modus V Synaptive, dưới sự hỗ trợ của GS Amin Kassam, Phó Chủ tịch Viện Phát triển thần kinh Aurora (Mỹ).
Sự thành công của ca phẫu thuật u não bằng hệ thống robot là dấu ấn quan trọng trên bản đồ y khoa thế giới. BV Nhân dân 115 là cơ sở khám chữa bệnh đầu tiên ở châu Á triển khai hệ thống robot vào phẫu thuật thần kinh, sọ não. Bệnh nhân được phẫu thuật là một phụ nữ 67 tuổi (quê ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh), nhập viện với triệu chứng đau đầu, nói khó khăn, tay chân phải bị yếu. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị u não ở vùng trán đính (T), ảnh hưởng đến chức năng vận động. Khối u kích thước rất nhỏ, đơn độc. Các phẫu thuật thông thường là vén não tìm tổn thương nên sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh cho người bệnh. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật bằng robot để lấy khối u và tránh các tổn thương lên não.
Dưới sự hỗ trợ của hệ thống định vị, robot và GS Amin Kassam, ê-kíp phẫu thuật của BV gồm 3 bác sĩ: Chu Tấn Sĩ, Lưu Kính Khương (Trưởng Khoa Gây mê hồi sức) và Nguyễn Văn Tuấn (Phó trưởng Khoa Ngoại thần kinh) đã bóc tách lấy ra khối u từ trong não bộ của bệnh nhân mà gần như không gây tổn thương đến cấu trúc não kế cận. Đặc biệt hơn, ca mổ chỉ kéo dài khoảng 1 giờ 30 phút, sớm hơn dự kiến 2 giờ và nhanh hơn rất nhiều so với mổ bằng kính vi phẫu cổ điển, thường phải mất khoảng 4 giờ. Và chỉ sau 2 giờ được phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi tỉnh, sức khỏe ổn định... Sự thành công của ca phẫu thuật u não đầu tiên bằng robot này đã mở ra bước đi lịch sử cho bệnh viện nói riêng và ngành y tế Việt Nam nói chung vì là trường hợp đầu tiên thực hiện thành công ở châu Á.
TS-BS Phan Văn Báu, Giám đốc BV Nhân dân 115, cho biết trung bình quân mỗi năm Khoa Ngoại thần kinh thực hiện 2.400 ca mổ. Để phát triển kỹ thuật điều trị mới, sử dụng trí tuệ nhân tạo trong điều trị theo xu hướng phát triển công nghệ, BV đã cử các chuyên gia hàng đầu học tập và tiếp nhận kỹ thuật phẫu thuật thần kinh bằng hệ thống robot tại Mỹ, đặc biệt là tiếp nhận kỹ thuật sử dụng robot mổ tỉnh cho các ca phẫu thuật u não, xuất huyết não. Đến nay, BV đã phẫu thuật thành công 20 ca bằng hệ thống robot, trong đó có 4 ca xuất huyết não.
Bác sĩ Chu Tấn Sĩ trong ca mổ não bằng kỹ thuật robot
Nền tảng cho y học TP HCM đột phá
PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết đây là một những bước đột phá trong ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, góp phần đặt nền móng vững chắc để xây dựng "Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á" theo định hướng của UBND TP HCM. Công trình nói trên cũng được bình chọn là Giải thưởng Y tế thông minh của TP vừa qua.
Đánh giá tổng quan cho thấy phẫu thuật bằng hệ thống robot Modus V Synaptive rất an toàn, hiệu quả, chưa gặp biến chứng sau mổ, người bệnh có chất lượng cuộc sống sau mổ tốt hơn nhiều so với phẫu thuật truyền thống, bảo tồn được các chức năng thần kinh quan trọng.
Thành công bước đầu này cho thấy quyết tâm đầu tư nguồn lực để triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo đỉnh cao trong phẫu thuật ngoại thần kinh bằng hệ thống robot Modus V Synaptive là hướng đi đúng theo định hướng tiếp cận công nghệ 4.0, mà đỉnh cao là sử dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác chăm sóc sức khỏe người dân.
Theo PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng - Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM, Tổng Thư ký Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115 - tại Việt Nam mỗi năm ước tính có hơn 200.000 ca đột quỵ mới với hậu quả hơn 11.000 người tử vong và trên 100.000 người bị tàn phế. Riêng tại BV Nhân dân 115, trung bình mỗi năm tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị đột quỵ khoảng trên 12.000 người. Số người đột quỵ não chiếm 85% trong số các loại đột quỵ.
Trước đây, các phương pháp điều trị cấp bị giới hạn do thuốc tiêu sợi huyết trong 4-5 giờ, hay can thiệp mạch máu não lấy huyết khối thường quy trong 6 giờ. Với khả năng của robot, người bệnh bị đột quỵ do xuất huyết não vẫn còn hy vọng được cứu sống với chất lượng cuộc sống tốt nếu được can thiệp dẫn lưu và cầm máu kịp thời dưới sự trợ giúp và định vị chính xác của robot.
Ứng dụng thành công trí tuệ nhân tạo
GS - Viện sĩ Hoàng Quang Thuận, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, cho rằng với 3 kỷ lục châu Á mà BV Nhân dân 115 vừa đạt được, ông mong rằng BV có những ứng dụng mới, sáng chế, nghiên cứu... trở thành nơi đào tạo cho các BV, đồng nghiệp nước nhà.
Còn TS-BS Phan Văn Báu nhận định: "Thành tựu này cũng chứng minh với thế giới rằng Việt Nam có thể triển khai, tiếp thu, sử dụng kỹ thuật y tế mới thành công trong thời đại công nghệ 4.0. Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới ứng dụng công nghệ mổ u não bằng hệ thống trí tuệ nhân tạo. Thành công này giúp BV khẳng định về chuyên môn, đồng thời cũng là động lực lớn để tiếp tục phát triển hơn nữa".
Người có dấu hiệu này, cần phải được cấp cứu đột quỵ ngay Đột quỵ hiện xảy ra phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải; lại là bệnh có hậu quả rất nặng nề. Đột quỵ không chỉ làm người bệnh có thể tử vong mà khi được cứu sống cũng có thể bị liệt, tàn phế. Bác sĩ kiểm tra bệnh nhân bị đột quỵ sau khi đã được phẫu thuật...