Nơi dạy tiếng Anh theo tâm thế dẫn đầu
Ngày 19/5, Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax (thành viên Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings) chính thức khai trương và đưa vào hoạt động đồng loạt 5 trung tâm Anh ngữ mang thương hiệu Apax Leaders, tại TPHCM và Biên Hòa (Đồng Nai). Như tên gọi, đây là nơi dạy tiếng Anh theo tâm thế dẫn đầu.
Nơi khác biệt
Apax Leaders là thành quả kết hợp giữa Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings và Tập đoàn Giáo dục hàng đầu Hàn Quốc Chungdahm Learning cùng Tập đoàn MegaStudy với các chương trình đào tạo tiếng Anh dành riêng cho trẻ em từ độ tuổi từ 4 – 18 tuổi. Dựa trên nền tảng xây dựng hệ sinh thái giáo dục đã rất thành công tại khu vực phía Bắc, Apax Holdings tiếp tục phát triển và cho ra đời thương hiệu Apax Leaders với sứ mệnh đem đến những giá trị tri thức mới, rèn luyện kỹ năng và nuôi dưỡng đam mê để thế hệ trẻ Việt Nam tự tin hội nhập toàn cầu trong tâm thế người dẫn đầu.
Cắt băng khánh thành Trung tâm Apax Leaders tại 201 Lê Văn Việt, Quận 9 TPHCM
Ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax, cho biết của Apax Leaders không chỉ là một trung tâm tiếng Anh. Đây là một nơi khác biệt về phương pháp, định hướng đào tạo. Apax Leaders là môi trường để học sinh có thể tự tin thể hiện ngôn ngữ, năng lực tư duy, hội nhập toàn cầu với tâm thế lãnh đạo.
Theo ông Thủy, có ba điểm tạo nên điều khác biệt tại đây. Đầu tiên là đội ngũ 100% giáo viên bản ngữ tạo ra môi trường với tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong lớp học. Kể cả việc nói học sinh không hiểu, giáo viên cũng phải tìm mọi cách dùng tiếng Anh để học sinh tư duy, hiểu được.
Thứ hai là giáo trình. Giáo trình được thiết kế bởi các chuyên gia giáo dục Mỹ, đặt hàng dành riêng cho học sinh châu Á. Trong đó, giáo trình đưa rất nhiều yếu tố phải làm sao để học sinh phát triển tư duy phản biện, kỹ năng sáng tạo, năng lực tiếng Anh. Giáo trình cũng thiết kế riêng cho từng nhóm tuổi.
Thứ ba là công nghệ, giúp Apax mở bao nhiêu trung tâm cũng có chất lượng như nhau. Tất cả giáo trình đều được công nghệ hóa, đưa vào ti vi cảm ứng. Giáo viên tập trung nhiều vào việc khơi dậy niềm đam mê, truyền cảm hứng. thay vì phải mất thời gian soạn giáo án. Với E-learning, bố mẹ cũng có thể xem con mình tiến bộ mỗi ngày như thế nào. Chúng tôi cũng đang đầu tư về công nghệ theo hướng Big Data và trí tuệ nhân tạo.
Tư duy dẫn đầu
Nghệ sĩ Quyền Linh, Đại sứ Apax, cho rằng 55 trung tâm APAX được thành lập nói lên sự tin yêu của phụ huynh. Anh đã tìm hiểu rất kỹ, khảo sát rất nhiều trung tâm Anh ngữ khác rồi mới cho con theo đuổi chương trình học tại đây. Lý do là tất cả phụ huynh đều mong muốn, khát vọng con em mình lớn lên sẽ là người dẫn đầu. Trong số những người thuộc thế hệ sau này thành đạt. đâu đó có thể có con em của những nghệ sĩ tham gia lúc này.
Các nghệ sỹ Quyền Linh, Đoan Trang, Hoàng Bách cho con học tại Apax Leaders
Có chồng là người nước ngoài, ca sĩ Đoan Trang cho biết chị tìm thấy điểm chung trong việc dạy tiếng Anh cho con có nhiều điểm trùng hợp với phương pháp của Apax nên đồng ý làm đại sứ. Cả hai vợ chồng đều muốn hướng con làm sao có tâm thế người thủ lĩnh trong tương lai. Làm sao con có sự tự lập, bản lĩnh giao tiếp ra bên ngoài, từ đó có mầm mống phát triển là điều rất quan trọng. Thêm một điểm nữa là hiện nay cha mẹ rất bận rộn nhưng vẫn muốn đưa con đi học kỹ năng, múa, tiếng Anh… Ở Apax có tất cả những điều đó nên các con được giao tiếp mọi thứ trong môi trường, không gian tiếng Anh mà tất cả phụ huynh cùng mong muốn.
Video đang HOT
Ngoài ra, học sinh tham gia học tại Apax còn được trải nghiệm chương trình STEAM với phương pháp giảng dạy tích hợp Khoa học (Science) – Công nghệ (Technology) – Kỹ thuật (Engineering) – Nghệ Thuật (Arts) – Toán học (Maths) giúp học viên phát huy tối đa năng lực sáng tạo, thực hành để nuôi dưỡng đam mê và định hướng tương lai. Bên cạnh đó, Empower Me là chương trình giáo dục kỹ năng và ứng dụng những thói quen tích cực, được Apax Leaders xây dựng và đào tạo giúp học viên hướng tới thay đổi tư duy toàn diện từ bên trong, hình thành thói quen tốt, phát huy tiềm năng và xây dựng tinh thần lãnh đạo bản thân.
Khởi đầu và hiện thực hóa những khát vọng lớn, ngày 19/05/2018 Apax Leaders chính thức khai trương đồng loạt 5 trung tâm tại TP.HCM và Biên Hòa. Các trung tâm mới ra mắt gồm:
w Apax Leaders Trần Bình Trọng (137 Trần Bình Trọng, P.2, Q.5)
w Apax Leaders Nguyễn Thị Thập (64 Nguyễn Thị Thập, P.Tân Hưng, Q.7)
w Apax Leaders Lê Văn Việt (201 Lê Văn Việt, P.Hiệp Phú, Q.9)
w Apax Leaders Hoàng Văn Thụ (49 Hoàng Văn Thụ, P.15, Q.Phú Nhuận)
w Apax Leaders Biên Hòa (Lô k26 Võ Thị Sáu, P.Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai).
Nguyên Đan
Theo Dân trí
Phạt tiền học viên mới sợ và học tốt?
'Phạt tiền chúng nó mới sợ', tuyên bố của cô giáo dạy tiếng Anh thuộc một trung tâm Anh ngữ ở Hà Nội khiến nhiều người băn khoăn chuyện học ngày nay.
Trang web của trung tâm tiếng Anh nơi cô giáo chửi học viên đang dạy học - Ảnh VĨNH HÀ
Cô giáo dạy tiếng Anh, được cư dân mạng phong cho biệt danh "Tuyến cô cô" -cho rằng muốn học viên học tốt thì phải có hình thức xử phạt để học viên "thấm đòn" mà tuân theo, cũng là muốn tốt cho học viên.
Không chỉ học viên, nhiều người đã phản ứng "triết lý" này, thậm chí còn làm thơ, vè... chế giễu:
"Tuyến bảo dạy phải chửi
gọi trò là chúng mày
thì chúng nó mới học
vãi với cô cô này
D án trăm nghìn vào trán
là tất cả ô kê
thể loại phi văn hóa
cũng giáo viên mới ghê" (Ngọc Anh)
Thực tế hình thức phạt tiền trong môi trường học tập không mới. Cách đây mấy năm, để hạn chế việc học sinh vi phạm kỷ luật, Trường THPT L. đã đề ra hình thức thu tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ 10.000 - 100.000 đồng.
Số tiền phạt được đưa ra cũng tăng dần theo mức độ vi phạm. Ví dụ học sinh đi học muộn bị phạt 10.000 đồng, nghỉ học hoặc trốn học phạt 100.000 đồng, nói chuyện riêng trong lớp, mang điện thoại di động đến lớp phạt từ 20.000-50.000 đồng...
Quy định trên là ý tưởng của cô H. - một giáo viên chủ nhiệm lớp 12 và là là hiệu trưởng Trường THPT này.
Theo cô H., trước kia những lỗi vi phạm như học sinh mang điện thoại đến lớp, nhà trường xử lý bằng cách thu giữ tạm thời và mời phụ huynh đến làm việc.
Tuy nhiên việc này gây mất thời gian của cả nhà trường và phụ huynh. Sau một thời gian ngắn áp dụng "quy định" phạt tiền, số học sinh vi phạm các lỗi cơ bản "đã giảm đáng kể".
Cũng theo cô H, toàn bộ khoản tiền được thu sẽ dùng để khen thưởng cho những học sinh học tập tốt hoặc các hoạt động ngoại khóa, vui chơi để khuyến khích các em học sinh chứ nhà trường không sử dụng...
Song khi được hỏi về các giấy tờ có liên quan, cô H. lại không đưa ra được mà cho biết đó là biện pháp được thống nhất với học sinh thông qua "văn bản miệng". Cô cũng cho hay "quy định" trên đã được phổ biến cho các phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học.
Một phụ huynh có con học cấp 1 cũng từng nêu thắc mắc với luật sư: "Cô giáo con gái tôi giờ có hình phạt khá kỳ quặc: cháu nào mắc lỗi bị phạt tiền, trong khi các cháu đều là học sinh cấp 1. Cô giáo làm như vậy có vi phạm luật không thưa luật sư?".
Liên hệ với nhiều văn phòng luật sư, chúng tôi được biết thắc mắc như trên khá nhiều nhưng luật chưa điều chỉnh nên luật sư không thể tư vấn để khởi kiện.
Có những quan điểm khác nhau, thậm chí xung đột về việc trên.
Nhóm thứ nhất phản đối vì việc chế tài bằng tiền chỉ áp dụng với những người trưởng thành, có quan hệ lao động và có thể chi trả bằng tiền, học sinh lệ thuộc bố mẹ, tiền đâu mà đóng?
"Không có tiền nộp phạt, các em có thể phải về xin tiền cha mẹ, một là nói dối, hai là nói thật. Nếu nói thật, có khi bị cha mẹ đánh đòn, gây ức chế tinh thần cho các em. Chưa kể có em sẽ phải tìm mọi cách để có tiền, kể cả ăn cắp của bố mẹ để nộp phạt", nhiều người lo ngại.
Nhóm thứ hai ủng hộ việc xử phạt để uốn nắn hành vi học sinh, học viên nhằm giúp các em tuân thủ các nguyên tắc, khuôn khổ trong học tập.
Theo lập luận của nhóm này, Luật giáo dục hiện hành chưa có những quy định hướng dẫn rõ ràng về những hình phạt trong giáo dục. Nếu hình thức kỷ luật của cô giáo không phải hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học thì pháp luật không có chế tài xử lý.
Tôi có cảm nhận riêng rằng quan hệ dạy và học nếu thiết lập trên cơ sở thưởng phạt bằng tiền thì đã mất đi ý nghĩa căn bản của giáo dục, đó là sự tự giác thực hiện quy trình nhận thức.
Giáo dục chưa bao giờ là sự mua bán bằng tiền, việc xử phạt bằng tiền là sự thất bại ngay từ đầu của người ban ra quyết định đó.
Trách - phạt được coi là một phương pháp giáo dục. Nhưng nó là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác không có tác dụng.
Dù có trách - phạt thì vẫn phải tuân theo quy tắc không được xúc phạm thân thể, nhân phẩm học sinh, không làm thiệt hại về tinh thần và vật chất cho học sinh.
Mục đích của việc trách - phạt là nhằm làm cho học sinh tiến bộ chứ không phải trừng phạt hay làm cho "bõ ghét" mà thái độ của "Tuyến cô cô" bộc lộ rõ, điều đó dẫn tới phản ứng không đúng mực của học viên và của chính người đứng lớp.
Theo tuoitre.vn
VUS khai trương thêm cơ sở mới ở quận 2, TP HCM Trung tâm Anh ngữ ở quận 2 đặt tại 223 - 225 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Tây. Cơ sở mới cung cấp đầy đủ các khóa học cho lứa tuổi từ mầm non đến người lớn, phù hợp với mọi nhu cầu của người học từ mất căn bản đến muốn nâng cao trình độ Anh ngữ. Chương trình học xây...