Nơi dạy chữ miễn phí cho hơn 100 trẻ em nghèo
Cơ quan đại diện phía Nam – Báo Nhân đạo và Đời sống cùng một số mạnh thường quân đến Điểm sinh hoạt cộng đồng học tập của ông Đoàn Minh Hùng, địa chỉ 166 Phan Anh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú (TP.HCM) trao 100 phần quà, dụng cụ học tập, 500 quyển tập, hơn 200kg gạo cho 100 trẻ em lang thang, cơ nhỡ, khó khăn
Được biết, gần 10 năm qua, ông Đoàn Minh Hùng mở lớp học xóa mù chữ cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ,… dù gia đình ông vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Hùng tâm sự: “Tôi vốn xuất thân là nông dân lại có một tuổi thơ rất gian khó, thấy mấy đứa nhỏ trong xóm hàng ngày phải phụ giúp gia đình bán vé số, nhặt ve chai, tôi thấu hiểu phần nào. Tôi quyết định mở lớp học này với ước mong sao chúng nó có cái chữ để sau này vào đời không bị thiệt thòi”.
Ông Đoàn Minh Hùng (đứng ngoài cùng bên trái) tiếp nhận số quà ủng hộ.
Điểm sinh hoạt cộng đồng học tập chủ yếu là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người lao động nghèo,… Với “học sinh” hầu hết là những đối tượng chưa biết mặt chữ, trong đó có cả những người đã ngoài trên 40 tuổi.
Trẻ em tập trung dùng bữa ăn trước khi vào lớp học
Ban đầu, lớp chỉ có 2 em học, là những đứa trẻ bán vé số. Giờ thì sĩ số của lớp đã lên tới hơn 100 em, đa số có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn không có đủ điều kiện cho con em đến trường. Ngoài ra còn có một số công nhân chưa biết chữ cũng theo học.
Do lớp học có nhiều thành phần, trình độ và khả năng tiếp thu của các học viên không đồng đều nên thời gian đầu việc dạy cũng gặp khó khăn. Trong quá trình dạy phải kiên nhẫn, theo sát từng học viên để rèn viết chữ, tập đọc, làm phép tính.
Do số em đến học đông, nên ông chia ra các lớp với trình độ khác nhau, với 9 lớp, từ vỡ lòng cho các em chưa biết đọc, viết đến các em học từ lớp 1 đến lớp 8. Chủ yếu dạy các môn học như Ngữ văn, Toán, cuối tuần thứ 7 thì học Anh văn.
Video đang HOT
Hàng ngày cứ 17h30, các em “học sinh” nghèo lại tập trung tại Điểm sinh hoạt cộng đồng dùng cơm chay miễn phí và tham gia lớp học tình thương. Thời khóa biểu được chia từ thứ 2 đến thứ 7, bắt đầu từ 18h và kết thúc lúc 19h45. Mỗi buổi là một môn học khác nhau. Ông chỉ dạy cho các em biết đọc, biết viết, còn Anh văn hay Toán lớp lớn phải nhờ sự giúp đỡ của những sinh viên tình nguyện.
Mạnh thường quân trao quà tận tay cho các em nhỏ.
Đến với Điểm sinh hoạt cộng đồng học tập, các em không chỉ được học chữ mà còn được học cách làm người, ứng xử lễ phép với mọi người. Ông Hùng luôn dạy các em giữa người với người sống phải thật thà, không tham lam và phải biết yêu thương.
Ông Hùng tâm sự: “Thấy các em từ không biết chữ đến biết chữ trở thành những con ngoan trò giỏi là niềm vui vô bờ bến đối với tôi”.
Lớp học tình thương của thầy Đoàn Minh Hùng
Trong suốt quá trình gần 10 năm chăm lo các bữa ăn và dạy chữ cho hơn 100 trẻ em, nhiều lúc quá khó khăn, vợ chồng ông như muốn buông xuôi. Nhưng nghĩ đến việc lũ trẻ thất học, nghĩ đến cảnh các em háo hức đến lớp, vợ chồng ông lại động viên nhau cùng vượt qua khó khăn để ước mơ con chữ của những trẻ em nghèo không kết thúc dang dở.
Ông Hùng nói: “Ngày nào còn sức khỏe còn khả năng thì ông cố gắng dạy cho tụi nhỏ cái chữ. Dù nhiều hay ít thì những năm tháng ngắn ngủi được học chữ, được dạy điều hay lẽ phải từ những người thầy, người cô tử tế cũng sẽ giúp ích cho các em sau này, hướng các em đến những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống mưu sinh”.
Nguyễn Mỹ
Theo baonhandao
Những con số ấn tượng về giáo dục thế giới
Hong Kong là nơi đắt nhất, phụ huynh chi hơn 131.000 USD cho việc học của con từ bậc tiểu học đến đại học.
Học sinh nước nào có ít giờ học nhất? Phụ huynh ở đâu chi nhiều tiền nhất cho đồ dùng học tập? Quốc gia nào có thời gian đi học trung bình của học sinh lên đến 23 năm? BBC tổng hợp con số ấn tượng về hệ thống giáo dục thế giới.
Phụ huynh Mỹ chi bao nhiêu tiền mua dụng cụ học tập cho con?
Tại Mỹ, một gia đình trung bình hiện nay bỏ ra khoảng 685 USD cho đồ dùng học tập của con từ lớp mẫu giáo đến trung học, tăng gần 250 USD kể từ năm 2005. Năm 2018, tổng tiền chi cho dụng cụ học tập của học sinh Mỹ vào khoảng 27,5 tỷ USD. Nếu cộng cả bậc đại học, con số này lên đến 83 tỷ USD.
Mặt hàng đắt nhất là máy vi tính với mức chi trung bình là 299 USD cho mỗi hộ gia đình. Quần áo xếp ngay sau ở mức 286 USD, tiếp theo là đồ điện tử như máy tính bảng và máy tính bỏ túi ở mức 271 USD. Cuối cùng là những vật dụng cơ bản như tập đựng hồ sơ, sách, bút nhớ dòng..., chiếm 112 USD. Mức chi cho dụng cụ học tập đang trên đà tăng từ năm 2018 trở đi, theo Statista.
Học sinh tiểu học Đan Mạch dành nhiều hơn 200 giờ ở trường so với mức trung bình
Số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)chỉ ra, trong 33 nước phát triển, học sinh tiểu học ở Nga có số giờ học mỗi năm ít nhất, chỉ trên 500 (mức trung bình thế giới là 800 giờ). Con số này tương đương với khoảng 5 giờ học mỗi ngày, giữa các tiết có thời gian giải lao, năm học kéo dài 8 tháng. Tuy nhiên, điều đó không khiến chất lượng giáo dục của Nga bị ảnh hưởng nhiều, bởi tỷ lệ biết chữ đạt gần 100%.
Học sinh tiểu học Nga dành ít thời gian ở lớp nhất thế giới. Ảnh: The Moscow Time
Ngược lại, Đan Mạch đòi hỏi học sinh tiểu học dành khoảng 1.000 giờ trong lớp học. Một ngày học ở đất nước này cũng kéo dài hơn. Đan Mạch liên tục lọt top 5 thế giới về giáo dục, chứng minh ngày học dài cũng mang lại một số lợi ích nhất định.
Nếu bạn đang tìm kiếm một nền giáo dục giá rẻ, hãy bỏ qua Hong Kong
Tổng chi phí một gia đình phải bỏ ra để cho con đi học có thể chênh nhau đến 100.000 USD. Sau khi cộng tiền học phí, sách vở, phương tiện đi lại, chỗ ở từ tiểu học lên đến đại học, Hong Kong được xem là nơi đắt nhất thế giới. Phụ huynh Hong Kong chi trung bình 131.161 USD cho việc học của con, ngoài học bổng, khoản vay hoặc hỗ trợ của nhà nước.
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất xếp thứ hai với mức chi khoảng 99.000 USD, tiếp theo là Singapore (71.000 USD) và Mỹ (58.000 USD). Dù chi phí ở đại học Mỹ tăng cao, trung bình phụ huynh chỉ bỏ ra khoảng 23% số tiền mỗi năm. Những con số này quá cao so với Pháp, nơi phụ huynh chi khoảng 16.000 USD cho toàn bộ việc học của con.
60.000- 80.000 cây bị chặt mỗi năm để sản xuất bút chì
Ngay cả trong thời đại thực tế ảo, công nghệ in 3D hay máy bay không người lái, bút chì vẫn là dụng cụ thiết yếu ở các trường học khắp thế giới. Ngày nay, hơn 400 năm sau khi bút chì được phát minh, ước tính 15-20 tỷ cây bút được sản xuất mỗi năm.
Cây tuyết tùng ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương là nguồn vỏ bút chì phổ biến nhất ở Mỹ, trong khi hầu hết nguyên liệu làm ruột chì được khai thác ở Trung Quốc và Sri Lanka. The Economist thông tin, khoảng 60.000-80.000 cây bị chặt mỗi năm để duy trì nguồn cung cấp bút chì cho cả thế giới.
Học sinh Australia dành một phần tư cuộc đời để đi học
Australia có tổng thời gian trung bình một người dành ra để đến trường từ cấp tiểu học đến hết đại học dài nhất, 22,9 năm, tức từ 6 tuổi đến khoảng 28 tuổi.
Ở cuối danh sách là Niger, nơi học sinh thường bắt đầu vào tiểu học ở tuổi lên 7. Quãng thời gian đi học trung bình của quốc gia Tây Phi này là chỉ 5,3 năm, cách biệt với Australia đến 17 năm, theo Global Innovation Index.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Mùa không trở lại... Đó là mùa tựu trường của nhiều năm về trước. Khi chúng ta vẫn là những cô bé, cậu bé ở tuổi khăn quàng đỏ, ngây thơ cắp sách đến trường. Lúc đó, chúng ta không có gì khác ngoài nụ cười hồn nhiên và những ước mơ trong trẻo. Lễ khai giảng hôm nay gợi nhớ nhiều kỷ niệm thời xa xưa...