Nỗi đau Trà Leng: Cảnh báo sạt lở được không?
Sau khi xác định nguyên nhân vụ sạt lở ở Trà Leng ( Quảng Nam), Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung – Tây Nguyên vừa đưa ra một số khuyến cáo đối với cơ quan chức năng và người dân
Người thân dõi theo cuộc tìm kiếm của lực lượng chức năng tại hiện trường vụ sạt lở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam ảnh: H. Thọ
Nhận định nguyên nhân vụ Trà Leng
Ngày 4/11, lãnh đạo Quảng Nam cho hay, từ các kết quả nghiên cứu của chuyên gia và khảo sát thực địa tại hiện trường ngày 31/10, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung – Tây Nguyên đưa ra nhận định ban đầu về vụ sạt lở tại Trà Leng khiến 22 người chết và mất tích, như sau:
Đây là khu vực có tổ hợp rất nhiều bất lợi về địa hình dốc, phân cắt mạnh nên hình thành một khe suối hẹp hình chữ V, có độ dốc từ 30-45 độ; 2 vách bên khe suối có cấu tạo nền đất bở rời, nằm trên nền đá gốc nên dễ gây sạt trượt.
Thời gian qua mưa kéo dài 16 ngày (từ ngày 6 đến 22/10), đất bị bão hòa hết và khi gặp trận mưa lớn ngày 27-28/10 (bão số 9) với gần 180mm thì đất như một khối bùn lỏng, sạt lở lao nhanh xuống phía dưới tạo ra trận lũ quét kéo theo đất đá, cây cối chắn ngang cống thoát nước dẫn tới dòng bùn đá đã chuyển hướng sang bờ phải lao vào khu dân cư, cuốn đi tất cả trên đường đi của nó, tạo ra thảm họa sạt lở.
Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, thì việc dự báo lũ quét, sạt lở đất rất khó, chỉ có thể cảnh báo, xác định được các vùng điểm có nguy cơ sạt lở. Tuy nhiên, để dự báo chính xác thời điểm xảy ra là không thể.
Video đang HOT
Xây dựng bản đồ cảnh báo tới cấp xã
Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung – Tây Nguyên cũng đưa ra một số giải pháp. Trước mắt, ngay trong mùa mưa bão này, đặc biệt có bão số 10 đang chuẩn bị đổ bộ, gây mưa lớn nên nguy cơ sạt lở đất càng nghiêm trọng.
Vì vậy, các địa phương cần rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn và theo dõi dự báo mưa của Đài Khí tượng Thủy văn để di dời dân đến nơi an toàn. Trong khi đó, người dân cần chủ động quan sát, khi thấy các dấu hiệu bất thường như nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu…, phải báo cáo ngay chính quyền.
Về giải pháp lâu dài, các chuyên gia cho rằng cần xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất tới cấp huyện tỷ lệ 1/5.000 và cấp xã tỷ lệ 1/1.000 – 1/2.000. Tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ năng nhận biết về phòng chống thiên tai nói chung và sạt lở đất nói riêng. Rà soát, quy hoạch, bố trí lại khu dân cư, cơ sở hạ tầng…an toàn trước thiên tai.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sạt lở đất tại các khu vực dân cư có nguy cơ cao. Tăng mật độ trạm đo mưa tự động để nâng cao công tác cảnh báo chính xác hơn. Cần rà soát và đánh giá để đưa ra tỷ lệ các loại rừng trồng, rừng tự nhiên cũng như phương thức khai thác hợp lý để nâng cao chất lượng thảm phủ rừng nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ gia tăng lũ lụt, sạt lở đất và lũ quét.
Nguyên nhân sạt lở đất khiến 22 người chết và mất tích ở Trà Leng
Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung - Tây Nguyên vừa chỉ ra một số nguyên nhân chính gây sạt lở đất tại Trà Leng khiến 22 người chết và mất tích.
Ngày 4/11, trả lời VTC News, ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung - Tây Nguyên mới có báo cáo nhanh về nguyên nhân gây ra lũ quét, sạt lở đất tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My.
Đất đá từ trên núi trút xuống, tạo nên trận sạt lở kinh hoàng khiến 22 người chết và mất tích.
Từ các kết quả nghiên cứu của chuyên gia và khảo sát thực địa tại hiện trường ngày 31/10, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung - Tây Nguyên đưa ra nhận định ban đầu.
Đây là khu vực có tổ hợp rất nhiều bất lợi về địa hình dốc, phân cắt mạnh nên hình thành một khe suối hẹp hình chữ V, có độ dốc từ 30-45 độ; 2 vách bên khe suối có cấu tạo nền đất bở rời, nằm trên nền đá gốc nên dễ gây sạt trượt.
Ngoài ra, từ ngày 6 đến 22/10, mưa kéo dài, đất bị bão hòa hết và khi gặp trận mưa lớn ngày 27-28/10 (bão số 9) với gần 180mm thì đất như một khối bùn lỏng, sạt lở lao nhanh xuống phía dưới tạo ra trận lũ quét kéo theo đất đá, cây cối chắn ngang cống thoát nước dẫn tới dòng bùn đá đã chuyển hướng sang bờ phải lao vào khu dân cư, cuốn đi tất cả trên đường đi của nó, tạo ra thảm họa sạt lở.
Bên cạnh đó, việc dự báo lũ quét, sạt lở đất rất khó, chỉ có thể cảnh báo, xác định được các vùng điểm có nguy cơ sạt lở. Tuy nhiên để dự báo chính xác thời điểm xảy ra là không thể.
Song song với việc chỉ ra nguyên nhân ban đầu dẫn tới thảm họa sạt lở ở Trà Leng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung - Tây Nguyên cũng đưa ra một số giải pháp trước mắt và lâu dài.
Ngay trong mùa mưa bão này, đặc biệt có bão số 10 đang chuẩn bị đổ bộ, gây mưa lớn thì nguy cơ sạt lở đất càng nghiêm trọng. Vì vậy, địa phương cần rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn và theo dõi dự báo mưa của Đài Khí tượng Thủy văn để di dời dân đến nơi an toàn.
Trong khi đó, người dân cần chủ động quan sát, khi thấy các dấu hiệu bất thường như: Nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu..., phải báo cáo ngay chính quyền.
Đến thời điểm hiện tại, 14 nạn nhân mất tích sau vụ sạt lở vẫn chưa được tìm thấy.
Về giải pháp lâu dài, địa phương cần xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất tới cấp huyện tỷ lệ 1/5.000 và cấp xã tỷ lệ 1/1.000 - 1/2.000. Ngoài ra, địa phương cũng cần tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ năng nhận biết về phòng chống thiên tai nói chung và sạt lở đất nói riêng; Rà soát, quy hoạch, bố trí lại khu dân cư, cơ sở hạ tầng...an toàn trước thiên tai.
Giải pháp được đề cập nữa là phải xây dựng hệ thống cảnh báo sạt lở đất tại các khu vực dân cư có nguy cơ cao.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị địa phương cần tăng mật độ trạm đo mưa tự động để nâng cao công tác cảnh báo chính xác hơn; Cần rà soát và đánh giá để đưa ra tỷ lệ các loại rừng trồng, rừng tự nhiên cũng như phương thức khai thác hợp lý để nâng cao chất lượng thảm phủ rừng nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ gia tăng lũ lụt, sạt lở đất và lũ quét.
Nguy cơ vỡ đê biển Cà Mau, đề xuất ban bố tình huống khẩn cấp Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan nhiều đoạn đê biển của tỉnh Cà Mau lại bị sóng đánh sạt lở rất nghiêm trọng. Người dân sống gần những điểm sạt lở này rất lo lắng. Cơ quan chức năng địa phương đã đề xuất xem xét công bố tình huống khẩn cấp để nhanh chóng khắc phục, đảm bảo đời sống...