“Nỗi đau” thấu trời xanh của học sinh: Thiếu có chút xíu thôi là được Học sinh Giỏi!
Danh hiệu Học sinh Giỏi luôn là niềm mơ ước của không chỉ học sinh nhiều thế hệ mà còn là câu chuyện dở khóc dở cười vì vô vàn điều kiện kèm theo.
Là học sinh, có ai lại không thích mình được xếp thứ hạng cao trong lớp, rồi đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, Học sinh Xuất sắc. Đó không chỉ là sự công nhận cho những cố gắng trong suốt một năm học, mà còn là mục tiêu để cố gắng phấn đấu.
Thế nhưng, để đạt được danh hiệu giúp đứng vào hàng ngũ “con nhà người ta” này, mỗi học sinh đều phải đáp ứng kha khá các điều kiện khắt khe. Chỉ cần sơ sẩy một chút, công lao phấn đấu bao ngày sẽ tiêu tan.
Điều kiện để đạt danh hiệu xuất sắc trong học tập có thể được áp dụng khác nhau tại hệ thống các trường công, tư hoặc quốc tế. Xét về hệ thống trường công, cách phổ biến nhất để xét duyệt danh hiệu cho học sinh dựa trên hai yếu tố: Học lực và hạnh kiểm.
Cụ thể, về học lực phải đủ các điều kiện sau đây: Một trong hai môn Toán hoặc Văn đạt điểm trung bình trên 8.0 và không có bất cứ môn nào trung bình dưới 6.5. Bên cạnh đó, điểm trung bình tất cả các môn phải trên 8.0. Các môn không chấm điểm như Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Giáo dục Quốc phòng phải Đạt theo tiêu chí riêng của mỗi bộ môn. Cuối cùng, hạnh kiểm của học sinh đó phải đạt loại Tốt.
Chỉ cần trượt một trong những tiêu chí trên, danh hiệu học sinh giỏi coi như trượt khỏi tay bạn. Nhưng đó chỉ là điều kiện để bạn đạt học sinh giỏi một kỳ. Nếu muốn cả năm nhận được danh hiệu, điểm trung bình của 2 kỳ gộp lại vẫn phải trên 8.0.
Chính vì những yêu cầu đòi hỏi sự cố gắng toàn diện của học trò được áp dụng như vậy, nên dân tình mới có những niềm tiếc nuối, thậm chí dở khóc dở cười mỗi khi cầm trên tay bảng điểm ngày cuối năm và nghe phụ huynh than thở. Như trường hợp lỡ mất “Học sinh Giỏi” dưới đây là một ví dụ điển hình.
(Ảnh: Hà Phương)
Video đang HOT
Cụ thể, người bạn có bảng điểm này dù có điểm số khá ổn nhưng vẫn phải ngậm ngùi để vuột mất danh hiệu Học sinh Giỏi, mặc dù trung bình môn của học kỳ 2 đã đạt điều kiện 8.0. Nhưng điểm tổng kết toàn năm suýt soát ở mức 7.9. Quả là “nỗi đau này ai thấu”.
Hoàn cảnh của học sinh “suýt” đạt loại Giỏi này đã nhận được nhiều đồng cảm từ cư dân mạng. Không ít bạn cũng gặp phải tình cảnh tương tự nên được dịp tâm sự nỗi lòng.
Hạnh kiểm Khá cũng làm tiêu tan giấc mộng học sinh Giỏi nha!
Hay thậm chí môn Thể dục “Chưa Đạt” cũng làm mọi nỗ lực của bạn hóa công cốc.
Thêm một trường hợp “suýt nữa thì Giỏi”.
“Thế vẫn đỡ hơn tôi rồi. Cả 2 kì đều đủ điều kiện giỏi mà cả năm khá vì hạnh kiểm không đạt loại Tốt” – Bạn Đ.T nói.
“Bị hoài rồi nên cũng quen. Nhưng phải công nhận đây là cảm giác siêu “thốn”. Chỉ biết dặn lòng rằng cố ở kỳ sau thôi” – Bạn G.P chia sẻ.
Lớp học quá đông, đánh giá bằng nhận xét được không?
Bộ GD-ĐT đang sửa quy định đánh giá học sinh trung học theo hướng tăng cường nhận xét thay vì chỉ cho điểm như trước đây ở tất cả các môn học. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng điều này không đơn giản.
Nhận xét học sinh là một nghệ thuật. Ở nước ta, lớp học 30 - 40 học sinh, thậm chí nhiều hơn nữa nên việc đánh giá không đơn giản - ĐÀO NGỌC THẠCH
Quy định đã có nhưng chưa làm được
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie (Hà Nội), cho rằng dự thảo thông tư Bộ GD-ĐT mới công bố là một chủ trương rất tích cực và là cái đích chúng ta cần hướng tới trong kiểm tra, đánh giá học sinh (HS).
Tuy nhiên, ông Khang cũng bày tỏ lo lắng khi cho rằng hiện nay, các môn học được đánh giá bằng điểm; riêng các môn âm nhạc, mỹ thuật và thể dục đánh giá bằng nhận xét "đạt" hoặc "không đạt". Đặc biệt, môn giáo dục công dân lâu nay ngoài đánh giá bằng điểm còn yêu cầu nhận xét bằng lời. Nhưng thực tế, cũng như những môn khác, giáo viên (GV) không có nhận xét gì, thường để trống chỗ này trong học bạ.
Một điểm mới trong dự thảo thông tư mà nhiều người quan tâm, đó là hầu hết các môn đều có việc đánh giá bằng điểm số và bằng nhận xét. "Về ý nghĩa giáo dục và tính sư phạm đối với việc đánh giá HS kết hợp điểm số (định lượng) và nhận xét (định tính) là rất nên làm. Tuy nhiên, có làm được, làm chu đáo được hay không lại là điều cần bàn kỹ", ông Khang nói.
Ông Khang nêu thực tế ở những nước phát triển, lớp học trên dưới 20 HS. GV chỉ dạy vài ba lớp, tập trung vào chuyên môn. Vì thế, GV "nắm" HS rất kỹ. Họ thường có những nhận xét rất sâu sắc về HS, nêu được đặc điểm của từng em, giúp HS biết phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình.
"Nhận xét HS là một nghệ thuật, GV phải có tâm và có tầm. Ở nước ta, lớp học 30 - 40 HS, thậm chí nhiều hơn. GV để đạt 20 tiết/tuần phải dạy ít nhất 4 lớp, nhiều nhất... 20 lớp. Ngoài công việc chuyên môn, GV còn phải làm nhiều việc khác. Vì vậy, rất khó nhận xét chu đáo từng HS như mong muốn. Tôi mong Bộ GD-ĐT có giải pháp đồng bộ để khi quy định mới về đánh giá HS trung học chính thức được ban hành, yêu cầu đánh giá HS bằng điểm số và bằng nhận xét không rơi vào tình trạng tương tự như môn giáo dục công dân hiện nay", ông Khang đề xuất.
Tôi mong Bộ GD-ĐT có giải pháp đồng bộ để khi quy định mới về đánh giá học sinh trung học chính thức được ban hành, yêu cầu đánh giá HS bằng điểm số và nhận xét không rơi vào tình trạng tương tự như môn giáo dục công dân hiện nay
Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie, Hà Nội)
Không ít GV cũng lo ngại điều này. Hơn nữa, khi tăng cường đánh giá bằng nhận xét thì GV lại bị áp lực bởi hồ sơ, sổ sách giống như thời điểm GV tiểu học thực hiện đánh giá HS theo Thông tư 30. Một GV dạy địa lý tại một trường THCS tại Q.Đống Đa (Hà Nội) cho hay khác với tiểu học, một GV, nhất là GV dạy các môn như sử, địa..., phải dạy rất nhiều lớp. Nếu mỗi ngày phải viết nhận xét hàng trăm HS thì không thể làm nổi. Không ít GV bày tỏ lo ngại, áp lực về hồ sơ, sổ sách mà Bộ GD-ĐT đang yêu cầu giảm tải cho GV sẽ quay trở lại khi thực hiện quy định mới về đánh giá HS.
Nhận xét không có nghĩa là ghi chép
Xung quanh vấn đề này, ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết đổi mới kiểm tra đánh giá được thực hiện theo hướng tăng cường kết hợp đánh giá định tính và định lượng, tức kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số. Đánh giá bằng nhận xét không thực hiện chung chung mà bằng sự tiến bộ của người học về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của HS.
Theo ông Hồng, khi xây dựng dự thảo, Bộ đã tính toán tính khả thi, một số môn ở THCS và THPT, GV phải dạy nhiều lớp... Do vậy, đánh giá bằng nhận xét không có nghĩa là yêu cầu GV phải ghi chép và phải thiết lập một hệ thống hồ sơ, sổ sách để nhận xét mà GV sẽ được hướng dẫn, tập huấn bài bản về kỹ thuật nhận xét. Các hình thức kiểm tra đánh giá sẽ đa dạng như: hỏi đáp, viết, thuyết trình, đánh giá bằng sản phẩm học tập. Đồng thời, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá HS.
Ông Hồng cũng thông tin, không chỉ ra văn bản, Bộ sẽ tiến hành tập huấn về quy trình kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, tránh cách hiểu sai về đánh giá bằng nhận xét như khi thực hiện Thông tư 30 về đánh giá HS ở tiểu học.
Lớp 1 học trực tuyến mùa dịch, phụ huynh than trời vì không hiệu quả Phụ huynh cho rằng, học sinh lớp 1 không thể tập trung hay tự học, nên việc học online gần như không có hiệu quả với trẻ. Ổn định lớp xong thì gần hết giờ Ứng phó với dịch bệnh kéo dài, các cơ sở giáo dục trên cả nước tích cực tổ chức lớp học trực tuyến giúp học sinh không quên...