Nỗi đau sau bức tâm thư kể chuyện ‘không đi học thêm, thầy cô chèn ép’
Bức tâm thư gửi đến thầy cô trường THPT Núi Thành (Quảng Nam) đã kể lại sự “hù dọa” của giáo viên, “lợi ích” có được nếu đi học thêm cùng hoàn cảnh đặc biệt của những người học trò miền biển.
Thầy Hiệu trưởng đang đọc bức tâm thư. Ảnh: Vietnamnet.
Một nhóm học sinh trường THPT Núi Thành (Quảng Nam) đã sử dụng một tài khoản Facebook ảo để đăng tải bức tâm thư nói lên bức xúc của mình khi bị thầy cô trong trường “ép buộc” học thêm. Người viết đã kể lại sự “hù dọa” của thầy cô giáo, “lợi ích” có được nếu đi học thêm cùng hoàn cảnh đặc biệt của học trò miền biển.
“Thưa thầy cô. Em biết mình lên tiếng trên mạng xã hội như vậy là không hay và sẽ làm tổn thương nhiều thầy cô. Nhưng em không thể nói thẳng bởi không ai bênh vực em.
Hằng ngày hằng đêm xung quanh thị trấn (Núi Thành, Quảng Nam) các địa điểm dạy thêm học thêm tại nhà các thầy cô luôn đông đúc học sinh. Trong số này nhiều bạn có nhu cầu nhưng có bạn không muốn học cũng phải đi.
Theo em được biết thầy cô không được phép dạy thêm và học sinh có quyền học hoặc không. Nhưng không đi học thêm thì gặp rất nhiều khó khăn. Trên lớp thầy cô không dạy đủ kiến thức và không thể học kịp các bạn đi học thêm.
Video đang HOT
Đầu năm học chúng em đã bị hù dọa đủ các kiểu để đăng ký học thêm như: có giáo viên bắt chúng em ai đi học thêm giơ tay ngay trong giờ học chính. Đi học thêm thầy cô sẽ giải hoặc gợi ý những bài sẽ cho ra đề kiểm tra. Không đi học thêm thầy cô chèn ép. Có trường hợp không học thêm thì không bao giờ được học sinh giỏi.
Thưa thầy cô, trường mình có nhiều bạn gia đình rất khó khăn. Nhiều bạn có cha, mẹ làm nghề biển lênh đênh trên biển hàng tháng trời. Những ngày biển động như mưa bão vừa qua, các bạn phải cùng mẹ, chị ngóng trong thắc thỏm đợi người thân từ biển trở về.
300.000-500.000 đồng học thêm với những bạn đó là cả một khoản lớn không dễ kiếm. Nhiều bạn phải bỏ học đi học nghề, đi phụ quán kiếm tiền. Thầy cô có biết trong trường chúng em phải nén ấm ức làm trò ngoan. Còn nơi quán trà sữa, quán ăn vặt thầy cô luôn là đề tài bàn tán, nhân vật phản diện trong mỗi bức xúc của các em không?”.
Tim tôi đã chùng hẳn xuống sau khi đọc những dòng trên, không phải vì tin nghịch cảnh xuất hiện trong đó mà bởi cảm nhận được tâm trạng của người viết. Nỗi ấm ức, đau đớn nếu không dồn nén lâu ngày sao có thể tạo nên giọng văn bi phẫn đến như vậy?
Trước thông tin phản ánh không chính danh kiểu này, nhà trường có thể đưa ra rất nhiều phương án giải quyết như im lặng để những ồn ào tự lùi vào dĩ vãng; truy lùng người lập tài khoản Facebook nói trên… Nhưng thật may, cách xử trí của thầy Hiệu trưởng nhà trường đã khiến tôi và nhiều bạn đọc cảm thấy thêm tin tưởng vào cái tâm và cái tầm của những người làm giáo dục.
Cụ thể, thầy Hiệu trường đã đọc bức tâm thư trong cuộc họp có sự tham gia của 85 thầy cô giáo, ban giám hiệu để các thầy cô dù có hay không việc ép học thêm cũng phải tự vấn lương tâm, nhìn lại những việc làm của bản thân. Tại đây, các thầy cô cũng đồng loạt đặt bút ký cam kết về việc thực hiện đúng quy tắc đạo đức nhà giáo, nâng cao lòng yêu thương săn sóc học trò, không ép buộc học sinh mình phải đi học thêm, không dạy thêm trái quy định. Ngoài ra, nhà trường còn tạm dừng việc dạy thêm trong trường, để tổ chức lại thầy cô đứng lớp dạy cũng như nội dung dạy thêm.
Câu chuyện nhỏ ở một ngôi trường đã để lại niềm đau xót, bài học lớn lao cho các thầy cô, những người được giao trọng trách “trồng người”.
Theo Người Đưa Tin
Nghìn học sinh Sài Gòn tiễn biệt thầy hiệu trưởng qua đời đột ngột
Học trò trường THCS Trần Phú bật khóc, lặng lẽ cúi đầu tiễn biệt thầy hiệu trưởng khi chiếc xe chở lĩnh cữu dừng trước cổng trường.
Học sinh THCS Trần Phú cúi chào trước linh cữu thầy hiệu trưởng. Ảnh: Liên đội Trần Phú - Quận 10.
Chiếc xe chở linh cữu thầy Huỳnh Quốc Khanh, hiệu trưởng trường THCS Trần Phú (quận 10, TP HCM) dừng chân trước cổng trường, ngày 21/12. Hàng nghìn học sinh xếp hàng, cúi đầu tiễn biệt thầy hiệu trưởng lần cuối.
Thầy Khanh đồng thời là Bí thư chi bộ THCS Trần Phú đột ngột qua đời ở tuổi 56 vài hôm trước. Nhà trường thông báo xe tang sẽ đưa thầy về lại mái trường THCS Trần Phú lần cuối, trước khi an táng.
Nhiều em không kìm nén được nước mắt, bật khóc và nhắc tên thầy. "Thầy rất hiền, luôn thương yêu học trò, chẳng bao giờ thấy thầy nặng lời với chúng em", Quỳnh Anh (học sinh lớp 9) .
Nhiều cựu học sinh của trường không khỏi bất ngờ trước sự ra đi đột ngột của thầy hiệu trưởng cũ. "Thắt từng đoạn ruột khi một lần nữa cổng trường mở ra để thầy trò vĩnh biệt một người thân trong gia đình, một người thầy đáng kính ra đi mãi mãi", Trọng Nghĩa .
Chị Trương Quỳnh (phụ huynh của trường) kể trong lần đi họp phụ huynh năm ngoái gặp thầy Khanh, ấn tượng ban đầu với thầy là sự hiền hậu, gần gũi. Trước việc lạm thu, dạy thêm học thêm đang nổi cộm, gây nhiều bức xúc của phụ huynh Sài Gòn thì trường THCS Trần Phú lại có cách giải quyết khéo léo.
"Thầy Khanh yêu cầu giáo viên chú trọng phương pháp giảng dạy trên lớp, giúp học sinh học tập tốt ngay trên giờ học, không tổ chức học thêm cũng như không yêu cầu học sinh đóng góp bất cứ khoản nào ngoài quy định", phụ huynh này kể.
Học sinh và phụ huynh đứng hàng dài trước cổng trường tiễn biệt thầy hiệu trưởng. Ảnh: Liên đội Trần Phú - Quận 10.
Còn anh Hữu Đông - một phụ huynh khác - đánh giá thầy Khanh là hiệu trưởng đáng mến, dễ gần, luôn nhắn nhủ học sinh những lời khuyên bổ ích. "Thầy khuyên học trò chịu khó nghe giảng dạy trong trường, tự tìm hiểu và học hỏi thêm, hạn chế đi học thêm ở ngoài", anh Đông kể.
Theo VNE
Bức tâm thư của học sinh "bị ép học thêm" và nỗi lòng của người thầy Sau khi xuất hiện bức tâm thư của học sinh "bị ép học thêm", nhà trường đã cho các thầy cô ký cam kết không dạy thêm trái phép. ảnh minh họa "Chúng tôi rất buồn nhưng phải tự vấn lại mình" Thầy Nguyễn Hữu Thiện - Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Núi Thành(Quảng Nam) cho biết, sau khi đọc được...