Nỗi đau của bố mẹ có con làm chiến binh cực đoan
Sau khi con trai bị lôi kéo sang Syria và thiệt mạng, bố mẹ Sabri Refla một lần nữa đau lòng vì cho rằng kẻ dụ dỗ cậu được chính quyền nhân nhượng.
Saliha Ben Ali, bà mẹ có con bị lôi kéo làm khủng bố. Ảnh: CNN
“Xin chúc mừng”, giọng nói ở đầu kia của đường dây nói. “Con trai bà đã tử vì đạo”.
Bên kia không nói bất cứ gì thêm – không lời giải thích, không chi tiết, thậm chí không nói về thi thể của con trai bà. Người đàn ông lạ mặt gác máy, bỏ lại bà Saliha Ben Ali quay cuồng trong thế giới đang tan vỡ của mình.
Con trai 18 tuổi của bà, Sabri Refla, vài năm trước nói với mẹ rằng anh sẽ rời Brussels, Bỉ và đến Syria để chiến đấu chống lại Tổng thống Bashar al-Assad và “giúp đỡ trẻ mồ côi”. Khi Sabri chết, cuộc sống của Ben Ali cũng như dừng lại từ giây phút đó.
“Thật kinh khủng”, bà nhớ lại, nước mắt trào ra. “Khi tôi nhận được tin nó đã chết, tôi cảm thấy như mình cũng đã chết rồi”.
Bà nghĩ không có gì có thể tồi tệ hơn so với việc mất đi cậu con trai yêu quý của mình. Bây giờ, Saliha cảm thấy như thể con trai đã chết đi lần thứ hai.
Theo CNN, Sabri Refla được tuyển mộ bởi một mạng lưới cực đoan có trụ sở tại Brussels cùng với hàng chục thanh niên, những người có xu hướng xa lánh cha mẹ họ. Mạng lưới này trang trải chi phí cho chuyến đi của họ tới Syria, hồ sơ tòa án cho thấy.
Saliha nói con trai bà thông minh và chăm tập luyện thể thao, và là đứa vui vẻ nhất trong số 4 đứa con của mình, nhưng cậu ta có tính cách rất nhạy cảm.
Video đang HOT
Ở tuổi thiếu niên, Sabri phàn nàn về việc bị phân biệt đối xử ở trường, và dần trở nên sùng đạo.
“Khi nó dừng tập luyện thể thao, dừng nói chuyện với những người bạn thân và không thường xuyên ở nhà, tôi bắt đầu lo lắng”, bà Ali nhớ lại.
Bà Ali lúc đó không biết rằng một trong những tổ chức nguy hiểm chuyên tuyển mộ những chiến binh jihad tại Bỉ có tên Zerkani, do Khalid Zerkani – một cựu chiến binh jihad người Morocco, 43 tuổi, cầm đầu, đã tiếp cận và tiêm nhiễm vào đầu con trai bà những ý nghĩ cực đoan.
Cậu thanh niên trẻ tuổi đến Syria vào tháng 8/2013, để lại những lời nhắn trên Facebook cho gia đình. Ba tháng sau, lời thông báo lạnh lùng về cái chết của cậu ta được gửi tới gia đình.
Sabri Refla đã thiệt mạng tại Syria. Ảnh: ABC
Xét xử vắng mặt
Khi nhà chức trách Bỉ phá tan mạng lưới Zerkani và xét xử những kẻ tham gia, họ cũng truy tố Sabri Refla cùng với những người đã tuyển mộ cậu. Không có bằng chứng chính thức về cái chết của Sabri, nhà chức trách Bỉ xử vắng mặt cậu ta và kết án 5 năm tù vì tội tham gia vào tổ chức khủng bố.
Những lời buộc tội ảnh hưởng rất lớn đến bà Ben Ali và chồng bà.
“Con tôi đã chết, do đó tôi tự nhủ bản thân rằng mọi chuyện đã kết thúc”, người mẹ nói. “Nhưng vẫn còn đó những lời cáo buộc về con trai tôi và thậm chí điều đó còn tàn nhẫn hơn so với những gì tôi đã trải qua”.
Bà Ben Ali, người sáng lập SAVE Belgium, một tổ chức phi lợi nhuận có mục tiêu chiến đấu chống lại sự lôi kéo cực đoan, nói rằng bản án đến như là một “sự đau đớn lần thứ hai”.
“Chúng tôi đã mất đi đứa con của mình và sau đó tại phiên toà, họ đánh đồng những kẻ tuyển mộ với những đứa trẻ bị lôi kéo”, bà nói. “Những đứa trẻ bị trừng phạt khi chính chúng là nạn nhân bị lạm dụng”.
Tranh cãi
Tháng trước, tòa án Brussels kết án 29 người đàn ông tội dính líu vào tổ chức khủng bố. Hai người trong số này phải chịu trách nhiệm trong việc đã lôi kéo hàng chục thanh niên trẻ, trong đó có Sabri.
Thẩm phán kết án một kẻ 6 năm tù, một kẻ 7 năm tù. Tuy nhiên, hai tên này được phép trở về nhà trong thời gian kháng cáo.
Luc Hennart, chánh án tòa án Brussels, cho biết tòa xác định rằng những kẻ phạm tội không có nguy cơ bỏ trốn, và điều này là bình thường ở nước Bỉ.
“Họ đã có thái độ tốt”, Hennart nói. “Một người bị kết án trong một phiên tòa sơ thẩm có thể từ chối quyết định đó và làm đơn kháng cáo. Người này có một tháng để ra tòa phúc thẩm. Và tòa phúc thẩm có thể ra quyết định hoàn toàn khác. Đây là lý do tại sao thẩm phán quyết định để cho bị cáo tự do trong thời gian này”.
Ben Ali và chồng bà, ông Larbi Refla, nói rằng quyết định của thẩm phán làm tăng thêm nỗi đau của họ.
“Chúng tôi rất tức giận”, Refla nói. “Con em của chúng tôi là nạn nhân của những kẻ tuyển mộ. Và rồi mọi chuyện thế nào?”, ông hỏi. “Rốt cuộc, những kẻ phạm tội được trở về nhà”.
Ben Ali cho biết bà tin rằng những kẻ đã lôi kéo con trai mình sẽ bị trừng phạt, ngay cả khi điều đó không xảy ra trong một phiên toà.
“Tôi không tin vào công lý của con người nhưng tôi tin vào sự công bằng của Thượng đế”, bà nói. “Hắn ta sẽ phải trả giá. Không phải ở đây, mà bởi bàn tay Thượng đế”.
Trọng Nghĩa
Theo VNE
Binh sĩ Israel đầu tiên gia nhập IS
Một binh sĩ Arab từng phục vụ trong quân đội Israel đã tới Syria để đầu quân cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Các binh sĩ thuộc lực lượng quân đội Israel. Ảnh: AFP
"Đây là lần đầu tiên một binh sĩ quân đội Israel gia nhập Nhà nước Hồi giáo (IS)", AFP dẫn thông báo từ cơ quan an ninh nội địa Israel Shin Bet cho biết. Người này theo đạo Hồi, tới Syria thông qua đường Thổ Nhĩ Kỳ khoảng một năm trước.
Shin Bet không tiết lộ danh tính của binh sĩ nói trên song cho hay anh ta đến từ một ngôi làng của người Arab ở khu vực Galilee, phía bắc Israel. Cơ quan này cũng thêm rằng tới nay có khoảng 35 người Israel đã gia nhập hàng ngũ IS.
Israel tuần trước tuyên án phạt 5 người Arab đến từ thành phố Nazareth phía bắc nước này vì có liên hệ với các tổ chức cực đoan. Tháng trước, nhà chức trách Israel cũng bắt giữ 6 người khác vì nghi ngờ những người này đang có kế hoạch tới Syria đầu quân cho IS.
Hồi tháng 10, trên mạng xuất hiện hai đoạn video quay cảnh các tay súng tự nhận mình là thành viên IS, nói tiếng Hebrew bằng giọng Arab, đe dọa tấn công Israel, khiến chính quyền nước này không khỏi lo lắng về nguy cơ những phần tử cực đoan trở về và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố ngay trên quê hương mình.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc nói người Duy Ngô Nhĩ bị Thái Lan trục xuất là định gia nhập IS Chính phủ Trung Quốc cáo buộc những người Duy Ngô Nhĩ vừa bị Thái Lan trục xuất là những phần tử cực đoan muốn trốn khỏi Trung Quốc để sang Trung Đông gia nhập lực lượng khủng bố ở đây. Người Duy Ngô Nhĩ trong một trại tị nạn ở Thái Lan - Ảnh: Reuters Báo chí Trung Quốc đưa tin hơn 100...