Nơi dân trồng rau cải, xu hào, xà lách tốt tươi, ngày nào cũng có tiền
Thời gian vừa qua, nhiều nông hộ sinh sống ở xã Mường Bon ( huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã ăn nên làm ra nhờ trồng cây ngắn ngày như cải bắp, hành, su hào, xà lách… Nhiều gia đình đã thoát nghèo và có nguồn thu nhập ổn định.
Từ lâu trồng rau như rau xà lách, cải bắp, cải mèo, hành, su hào… đã gắn bó với người dân xã Mường Bon, hầu như gia đình nào cũng trồng nhưng chủ yếu để phục vụ gia đình.
Năm 2014, nhiều gia đình đã chuyển 1 số đất ruộng trồng lúa sang trồng rau phát triển kinh tế. Người dân đã đầu tư vốn mua đường ống dẫn nước từ suối về vườn rau, sau đó lắp đặt hệ thống nước tưới trên khắp vườn. Từ chổ chủ yếu phục vụ gia đình, bà con nơi đây đã biết cách biến rau màu thành hàng hóa tăng cao nguồn thu nhập.
Bà Vũ Thị Huyền, bản Mai Tiên, xã Mường Bon vui mừng khi năm nay vườn rau phát triển xanh tốt.
Ông Phạm Văn Mạnh, bản Mai Tiên, xã Mường Bon, cho hay: “Trước gia đình chỉ trồng 1 ít rau phục vụ bữa cơm gia đình, chứ chưa trồng nhiều để bán. Tôi thấy nhiều hộ ở xã Đông Sang (huyện Mộc Châu) trồng các loại rau xanh bán cho lãi lớn, nên đã chuyển 4.000m2 đất ruộng trồng lúa sang trồng rau cải bắp, cải mèo, hành, xà lách…Mùa nào thức nấy nên lúc nào nhà cũng có rau để bán. Mỗi năm gia đình tôi lãi đôi ba trăm triệu đồng nhờ trồng rau”.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vườn rau của bà Huyền ít bị sâu bệnh.
Xã Mường Bon là nơi có khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ rất tiện lợi cho mô hình trồng rau xanh. Hiện nay, nhiều hộ dân tại xã đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định từ các loại rau xanh. Đó là các hộ gia đình ông Vương Đức Cường, Đào Thanh Thiên, Vũ Thị Huyền và nhiều hộ gia đình khác thuộc xã Mường Bon. Từ hiệu quả thực tế đó, mô hình trồng rau xanh càng được người dân lựa chọn làm cây chủ lực trong phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Nhiều nông hộ ở xã Mường Bon đã có nguồn thu nhập cao từ trồng rau cải bắp.
Bà Vũ Thị Huyền, bản Mai Tiên, xã Mường Bon, cho hay: “Tôi chủ yếu trồng rau cải mèo, mỗi năm tôi trồng được 6 lứa cải mèo, những vụ còn lại trồng hành lá. Hầu như quanh năm không cho đất ngơi nghỉ, chỉ có luân canh giữa rau cải mèo và hành lá. Tôi thấy trồng rau rất đơn giản mà lại lãi cao. Để vườn rau phát triển tốt, tôi tập trung đánh luống, bón bằng phân chuồng, lắp đặt hệ thống tưới tự động trên 3.000m2. Sau khi trừ chi phí, gia đình thu lãi 240 triệu đồng. So với trồng ngô trước kia, tôi thấy trồng rau xanh như hiện nay lãi gấp 5 lần và nhàn nhã hơn”.
Ông Phạm Văn Đấu, bản Mai Tiên, xã Mường Bon cho biết, trên mảnh ruộng 1.000m2, một năm ông trồng được 7 lứa hành, mỗi lứa cho thu nhập hơn 10 triệu đồng.
Tại xã Mường Bon, không chỉ có ông Phạm Văn Mạnh, bà Vũ Thị Huyền mà còn rất nhiều hộ gia đình khác đã có nguồn thu nhập cao từ trồng rau xanh. Anh Nùng Văn Ửng, bản Mai Quỳnh, cho biết: “Gia đình tôi trồng củ cải trắng và cải mèo, tôi thấy làm khá nhàn, thời gian thu hoạch nhanh, lúc nào cũng có sản phẩm bán ra thị trường mà không cần đầu tư nhiều vốn liếng.Từ khi chuyển 1.000m2 đất ruộng trồng ngô,cấy lúa sang trồng rau xanh, nguồn thu nhập của gia đình khá ổn định, mỗi năm cho thu nhập hơn 80 triệu đồng.
Để vườn rau phát triển xanh tốt, nhiều nông hộ tại xã Mường Bon đã lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.
Theo ông Đỗ Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Bon, cho biết: Trước đây người dân chỉ trồng rau phục vụ gia đình, với diện tích nhỏ ở quanh nhà chứ chưa có nhu cầu trồng để bán. Tuy nhiên những năm gần đây, rau xanh các loại là lựa chọn hàng đầu của nhiều hộ gia đình sinh sống trên địa bàn xã. Việc trồng các loại rau xanh đã cho hiệu quả kinh tế cao. Rau trồng trên địa bàn xã không chỉ phục vụ thị trường trong huyện, thành phố mà đã đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố lân cận.
Không chỉ lắp đặt hệ thống tưới tự động, một số hộ dân ở bản Mai Tiên, xã Mường Bon còn xây dựng nhà màng, để tạo môi trường tốt cho vườn rau xanh phát triển.
Hiện nay trên địa bàn xã Mường Bon có Hợp tác xã nông nghiệp Tiên Sơn với 26 thành viên chuyên trồng các loại rau xanh theo quy trình VietGAP như: Cải bắp, cải mèo, su hào, hành, xà lách, đậu cô ve… cung cấp cho các siêu thị lớn ở Hà Nội. Nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ trồng rau xanh.
“Trong năm tới, chúng tôi sẽ phối hợp với khuyến nông, Hội Nông dân tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật trồng rau xanh cho bà con nông dân, tiến tới xây dựng thương hiệu rau sạch xã Mường Bon…”, ông Đỗ Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Bon thông tin thêm.
Theo Danviet
Vùng đất dân làm giàu nhờ trồng những cây bắp cải to tướng
Bất cứ ai ở xa đến với vườn rau cải bắp của ông Phạm Văn Đấu, bản Mai Tiên (xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đều ngỡ ngàng .
Vườn rau với những cây bắp cải to tướng được ông Đấu trồng theo quy trình VietGAP và được cấp giấy chứng nhận năm 2013. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, ông thu lãi gần 180 triệu đồng từ nghề trồng bắp cải.
Xã Mường Bon là địa phương có khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ rất tiện lợi cho phát triển trồng rau cải bắp và các loại cây trồng ngắn ngày. Ông Phạm Văn Đấu nhận thấy trồng rau cải bắp theo quy trình VietGAP có thể mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, đầu ra cho sản phẩm lại tương đối ổn định. Do vậy, ông đã quyết định đầu tư vốn xây dựng hệ thống tưới tiêu tự động trồng rau cải bắp trên 5.000 m2 đất ruộng.
Ông Phạm Văn Đấu là người đầu tiên trong bản Mai Tiên trồng rau cải bắp theo quy trình VietGAP. Vườn bắp cải nhà ông Đấu cây nào cây nấy to tướng.
Chia sẻ cách chăm sóc rau bắp cải, ông Phạm Văn Đấu, cho biết: "Trồng rau bắp cải theo quy trình VietGAP, tôi tuyệt đối không sử dụng nước thải công nghiệp hoặc nước thải từ các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, ao tù đọng... để tưới trực tiếp cho vườn rau.
Khi tiến hành gieo trồng tôi tưới nước 2 lần/ngày. Sau 10 - 15 ngày tưới giữ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng kết hợp bón thúc phải đúng quy trình. Khi rau cải bắp cuốn lá, tôi tỉa bỏ lá chân đã già cho các luống rau được thoáng, để hạn chế sâu bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rau.Thời điểm rau cải bắp cuốn chặt, mặt bắp mịn, lá xếp phẳng và căng thì tôi tiến hành thu hoạch".
Để tạo điều kiện cho vườn rau phát triển và bảo đảm chất lượng, ông Đấu lắp đặt hệ thống nước tự động khắp vườn.
Khác với trồng rau thông thường, trồng rau cải bắp theo quy trình VietGAP đòi hỏi những yêu cầu khắt khe trong quá trình sản xuất. Ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn về đất trồng, nước tưới, khâu giám sát đầu vào, quy trình gieo trồng chăm sóc, đến khâu thu hoạch tiêu thụ sản phẩm đều phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định. Vì vậy, đòi hỏi người trồng phải có một mô hình trồng rau an toàn thích hợp mới đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định.
Từ khi trồng rau cải bắp, cuộc sống của gia đình ông Đấu đã khấm khá và dư giả.
Ông Đấu cho biết thêm: Bắp cải tôi trồng được cấp giấy chứng nhận VietGAP từ năm 2013, sau khi rau đến vụ thu hoạch tôi bán cho các thương lái ở thành phố Sơn La và các siêu thị lớn ở Hà Nội. Vì là trồng rau cải bắp theo quy trình VietGAP, nên sản phẩm của gia đình luôn bán được giá cao và ổn định, nhất là thời điểm giáp tết, các thương lái đều gọi diện đặt hàng trước. Bình quân một năm tôi trồng rau cải bắp được 3 lứa, cho thu nhập trên 180 triệu đồng/năm. Giờ cuộc sống của tôi đã khấm khá hơn so với trước.
Ông Đấu chia sẻ: Cứ đến vụ thu hoạch rau, thương lái đến tận vườn thu mua, nên rau của gia đình không bị ế ẩm và rớt giá.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đỗ Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Bon, cho hay: "Trước đây, bà con nhân dân sinh sống ở xã chưa biết trồng rau cải bắp trở thành hàng hóa. Cuộc sống chỉ phụ thuộc vào cây ngô, cây sắn, cây khoai trên nương rẫy, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư cao giá thành bán thấp. Để tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao mức thu nhập, ông Phạm Văn Đấu đã đưa cây rau cải bắp về trồng theo quy trình VietGAP trên 5.000m2 đất ruộng, nhờ vậy mà cuộc sống của gia đình ông đã có thu nhập cao và ổn định.
Nhiều năm nay gia đình ông Đấu đã có kinh tế dư giả, nuôi các con ăn học, trưởng thành và làm giàu tại địa phương. Thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh mô hình trồng rau sạch trên toàn xã, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, giúp bà con làm giàu trên chính mảnh đất của mình".
Theo Danviet
Sơn La: Trồng hành lá xanh mơn mởn, bán dễ dàng, thu nhập cao Dù lợi nhuận mang lại không cao, nhưng hiệu quả đạt được từ trồng hành bán lá đã mang lại cho gia đình bà Lương Thị Nga, bản Mai Tiên (xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) có thêm nguồn thu nhập ổn định và trang trải cuộc sống. Những năm vừa qua, người dân sinh sống ở xã Mường Bon...