Nói chơi mà thiệt: Mang rau rừng trồng trong vườn, thành triệu phú
Thời gian vừa qua, nhiều người dân tỏ ra khá hứng thú khi tìm đến học hỏi kinh nghiệm của ông Lê Văn Dĩ, 54 tuổi, ở ấp Lộc Trát, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh khi khá thành công với mô hình đưa những cây rau rừng về mảnh vườn nhà thuần dưỡng và hiện trở thành vườn rau rừng đạt chuẩn VietGAP độc đáo đầu tiên ở Tây Ninh.
Ông Dĩ cho biết, trước khi bén duyên với nghề trồng rau rừng, gia đình ông đã có kinh nghiệm gần 10 năm bằng nghề trồng các loại rau thơm, rau gia vị. Ông hiểu rất rõ đặc tính đối với từng cây rau. Việc trồng rau gia vị không hề đơn giản bởi dù hiểu về rau nhưng gia đình ông vẫn thường xuyên bị lâm vào cảnh thua lỗ vì được mùa mất giá, được giá thì lại mất mùa.
Ông Lê Văn Dĩ chăm sóc vườn rau. Ảnh : Lê Đức Hoảnh.
Sẵn nghề tay trái là hái rau rừng ven sông Vàm Cỏ Đông hằng ngày để kiếm thêm thu nhập ngoài công việc chính, ông Dĩ nhận thấy cây rau rừng ngày càng nguy cấp bởi vùng đất Trảng Bàng đang trên đà công nghiệp hóa, nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp hình thành, dần dần các khu ven sông được cải tạo để phục vụ nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội, vì thế những cây rau rừng tự nhiên đã nhanh chóng thưa dần theo thời gian.
Trong khi đó, nhu cầu của người dân về nguồn rau rừng sạch ngày càng lớn, đặc biệt rau rừng từ lâu được biết đến là loại rau không thể thiếu khi ăn kèm với món bánh canh và bánh tráng Trảng Bàng (đặc sản nổi tiếng ở Tây Ninh).
Cho thu nhập cao từ trồng rau rừng đặc sản trong vườn nhà ông Dĩnh.Ảnh: Lê Đức Hoảnh.
Do nguồn cung ngày càng cạn kiệt, không muốn thấy cảnh cây rau rừng biến mất ngoài tự nhiên, ông Dĩ bắt đầu lặn lội tìm kiếm, bứng từng cây về thuần dưỡng thử tại khu vườn của nhà mình; thấy cây rau rừng phát triển tốt trên đất nhà, nên ông đã mạnh dạn chiết cành để nhân giống.
Điểm đặc biệt của cây rau rừng là tính tự nhiên hoang dã, chịu đựng tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từng loài cây có đặc tính riêng như rau mặt trăng, trâm ổi, lộc vừng thì chịu đất ẩm ướt; rau có, rau nhái, chùm mồi, bằng lăng thì chịu khô…
Video đang HOT
Nhờ đó, sau sáu năm nhân giống khu vườn của ông Dĩ hiện tăng hơn 1.000 gốc cây rau rừng đang cho thu hoạch, với hơn 13 loại rau rừng đặc sản như trâm ổi, lộc vừng, rau cách, mặt trăng, trâm sắn, sơn máu, rau chiếc, bí bái, chùm mồi, rau nhái, rau bứa, rau cóc, quế vị… Trên diện tích rộng gần 1 ha, vườn rau rừng của ông cho thu nhập bình quân gần 200 triệu đồng/năm.
Ông Lê Văn Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh cho biết, thấy được tiềm năng của các loại rau rừng, năm 2016, Hội Nông dân xã Gia Lộc và Phòng Nông nghiệp huyện Trảng Bàng đã vận động ông Dĩ cùng 5 hộ gia đình trong ấp Lộc Trát thành lập Tổ hợp tác rau rừng Lộc Trát, do ông Dĩ làm tổ trưởng.
Món đặc sản Tây Ninh bánh tráng cuốn thịt luộc không thể thiếu rau rừng.Ảnh: baotayninh.vn.
Sản phẩm của Tổ đã được cấp giấy chứng nhận thực hiện theo quy trình VietGAP, phân phối trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận. Về góc độ hiện tại bây giờ thì nguồn rau của tổ liên kết này đang phát triển mạnh, hiện tổ liên kết đã ký kết với một số đơn vị tiêu thụ lớn như Công ty cổ phần Lavifood, các siêu thị ở Trảng Bàng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Rau rừng trở thành đặc sản ăn kèm với món bánh tráng, bánh canh Trảng Bàng bởi mỗi loại đều có những vị đặc trưng. Rau mặt trăng thì có vị chát nhẹ; chùm mồi thì có vị chua chua, chát chát; cóc, xương máu có vị chua. Từ chỗ chỉ là món ăn dân dã, bình dị, đến nay, bánh tráng phơi sương thịt luộc ăn kèm với rau rừng đã trở thành món ăn thương hiệu đặc sản của người dân ở Trảng Bàng, được đông đảo du khách gần xa đến với Tây Ninh tìm kiếm và thưởng thức.
Đánh giá về hiệu quả của mô hình Tổ hợp tác rau rừng Lộc Trát, ông Phan Văn Tấn, Phó Chủ tịch UBND xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh cho biết, việc thành lập Tổ hợp tác rau rừng Lộc Trát là một trong những bước đi đúng hướng của địa phương.
Đây không những là mô hình phát triển kinh tế mang về thu nhập ổn định cho các thành viên mà còn là cách để người dân giữ gìn và phát triển đặc sản của vùng đất Trảng Bàng trước tình trạng rau rừng đang dần cạn kiệt và dự kiến địa phương sẽ vận động nhân dân nhân rộng mô hình này ra để ổn định cuộc sống.
Thực tế cho thấy việc đưa rau rừng về trồng tại vườn nhà của những hộ nông dân ở ấp Lộc Trát (xã Gia Lộc) là một trong những mô hình chuyển đổi cây trồng hiệu quả của người dân huyện Trảng Bàng. Đây cũng là cách để đưa rau rừng và món bánh tráng phơi sương trở thành thương hiệu đặc sản phục vụ du khách du lịch đến với Tây Ninh.
Theo Phạm Thanh Tân (TTXVN)
Dồm Cang không còn nhà tạm, dột nát, thu nhập người dân tăng nhanh
Những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và thực hiện lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM)..., diện mạo nông thôn của xã Dồm Cang (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã có đổi thay nhanh chóng, cuộc sống của đồng bào các dân tộc tại đây được cải thiện rõ rệt.
Sắp đạt chuẩn nông thôn mới
Xã Dồm Cang là xã vùng III, biên giới của huyện Sốp Cộp, cách trung tâm huyện 07 km, tổng diện tích đất tự nhiên là 7.977 ha, xã gồm 11 bản, với 988hộ, 4.454 nhân khẩu, gồm 03 dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú cùng sinh sống và phát triển.
Kinh tế của Dồm Cang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo hướng truyền thống, kinh doanh thương mại nhỏ lẻ; trình độ văn hóa,dân trí còn thấp ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Tuy nhiên, bằng những quyết sách đúng đắn, cách làm hợp lý cộng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng với các phòng, ban, đơn vị, đoàn thể của huyện, hiện xã Dồm Cang cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí và sẽ được công nhận đạt chuẩn NTM trong cuối năm 2019.
Những năm qua, từ nguồn vốn lồng ghép của các Chương trình mục tiêu quốc gia, xã Dồm Cang đã xây dựng được 41 công trình đường giao thông với tổng kinh phí thực hiện trên 28 tỷ đồng. Ảnh: Tuệ Linh
Chia sẻ về cách làm NTM ở xã Dồm Cang, ông Cầm Văn Đông - Chủ tịch UBND xã Dồm Cang, cho biết: Khi mới bắt tay vào thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn, cái khó khăn nhất là việc huy động sức dân tham gia đóng góp chung tay xây dựng NTM còn rất hạn chế, đời sống của nhiều hộ dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo khá cao, cộng với tâm lý trông chờ ỷ lại của một số cán bộ, người dân khiến việc huy động đóng góp bị hạn chế.
Để gỡ khó, các cán bộ cấp ủy, chính quyền xã Dồm Cang đã tham gia đầy đủ cá lớp tập huấn do tỉnh, huyện tổ chức để nắm rõ về ý nghĩa, mục đích của Chương trình xây dựng NTM và phương pháp tuyên truyền, vận động; tăng cường cán bộ bám sát cơ sở; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. "Mưa dầm thấm lâu", nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân trong xã đã có nhiều chuyển biến, tích cực tham gia làm NTM.
"Khi bà con nhận thức được mục tiêu cốt lõi cuối cùng trong xây dựng NTM là đem lại lợi ích, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho chính họ, khắp các bản làng, người người, nhà nhà đều tự nguyện hiến đất giải phóng mặt bằng, ủng hộ vật liệu, ngày công, hiến đất, cây cối hoa màu để xây dựng đường giao thông, trường học, nhà văn hóa bản... Điển hình như các bản Dồm, Nà Khá, bản Men, Pặt Pháy, Tốc Lìu..." - ông Đông hồ hởi chia sẻ.
"Tam nông" khởi sắc
Theo ông Đông, vấn đề cốt yếu trong xây dựng NTM là việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý để nâng cao thu nhập bền vững cho người dân. Vì vậy, thời gian qua, xã đã đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp; tăng cường cử cán bộ khuyến nông xuống thôn bản mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất theo định hướng của tỉnh và huyện.
Mô hình trồng xoài giống Đài Loan của nhân dân bản Cang, xã Dồm Cang.
Những năm qua từ nguồn vốn theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ, nguồn vốn chương trình 135 xã Dồm Cang đã triển khai có hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn, như: Mô hình nuôi nhốt kết hợp vỗ béo trâu, bò sinh sản; mô hình trồng cây sơn tra; mô hình xoài ghép, cải tạo vườn cây ăn quả; mô hình trồng lúa theo phương pháp SRI, mô hình trồng chanh leo... Nhờ đó người dân có điều kiện phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo thế và lực cho NTM Dồm Cang bứt phá đi lên.
Theo ông Đông, để nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo, trong năm 2019, xã Dồm Cang đã phôi hơp vơi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyên Sốp Cộp tổ chức câp phat 1.503 kg phân đạm, 4.008 kgphân SupeVăn Điển, 1.202kgphân Kalicrorua; cấp 4.036 cây xoai giông cho 22 hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bên cạnh việc phát triển sản xuất nông nghiệp, từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, xã Dồm Cang đã biết khơi dậy sức dân trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Tính đến hết tháng 10/2019, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở Dồm Cang là trên 118 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 99,3 tỷ đồng; người dân đóng góp trên 18 tỷ đồng.
Qua đó, xã Dồm Cang và người dân đã xây dựng được 41 công trình đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết 115, Nghị quyết 70 của HĐND tỉnh Sơn La; 11 công trình thủy lợi; 8 công trình trường học; 12 công trình cơ sở vật chất văn hóa; 2 công trình nước sinh hoạt; 9 công trình cầu treo dân sinh và 4 công trình khác.
Đến nay, bộ mặt nông thôn Dồm Cang đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trên mọi mặt: Toàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát; thu nhập bình quân tăng từ 21 triệu đồng/người/năm (năm 2018) lên 32,3 triệu đồng/người/năm (năm 2019); tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 8,7% (86/988 hộ); tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động có việc làm đạt 93,7%; có mô hình liên kết giữa HTX với người dân trong việc tiêu thụ chanh leo, cà phê đảm bảo bền vững; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%; môi trường sinh thái được đảm bảo xanh - sạch - đẹp...
Với những cách làm sáng tạo, thiết thực cộng với sự quan tâm của tỉnh, huyện, tin rằng xã Dồm Cang sẽ về đích NTM trong cuối năm nay và là xã thứ 2 của huyện nghèo biên giới Sốp Cộp đạt chuẩn NTM sau xã Sốp Cộp.
Theo Danviet
Cần gấp 40 triệu đồng cứu thầy giáo trẻ dạy học trên hòn đảo nhỏ Sau buổi dạy trên hòn đảo thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Kiên Giang chỉ có vài chục nóc nhà, thầy Văn đi xuống dốc hái rau rừng để ăn trưa. Không may đường trơn trượt, thầy Văn bị ngã gãy chân, máu chảy xối xả. Thầy giáo trẻ ai cũng mến thương Danh Văn sinh năm 1990, là con trai duy...