Nơi chia sẻ kinh nghiệm dạy con cho phụ huynh
Phụ huynh học cách nuôi dạy con, dự các khóa đào tạo, hội thảo miễn phí hàng tháng tại Trường liên cấp Quốc tế Gateway (Hà Nội).
Các bậc phụ huynh có thể nhận nhiều hỗ trợ khi tham gia cộng đồng “Nghề làm cha mẹ” do Hệ thống Trường liên cấp Quốc tế Gateway và Sakura Montessori xây dựng.
Chuyên gia giáo dục Hoàng Anh Đức, Giám đốc học thuật Trường liên cấp Quốc tế Gateway cho biết, trường muốn góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của phụ huynh trong giáo dục con. Bên cạnh đó là tạo ra một cộng đồng phụ huynh thông thái – những người mong muốn được trang bị kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con khoa học.
Theo chuyên gia Anh Đức, để một đứa trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, Gateway và Sakura đề cao vai trò của phụ huynh trong việc đồng hành cùng nhà trường giáo dục các con.
“Các bậc phụ huynh thường gặp khó khăn khi chưa được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con cái. Vì vậy, ngoài cam kết mang tới một môi trường giáo dục đẳng cấp quốc tế cho các thế hệ học sinh, chúng tôi luôn nỗ lực kết nối, chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm giáo dục trẻ với phụ huynh để các con hưởng một môi trường giáo dục toàn diện”, ông cho biết.
Trường liên cấp Quốc tế Gateway & Sakura Montessori vừa tổ chức hội thảo “Kỷ luật trẻ, đâu là giới hạn”, đồng thời ra mắt cộng đồng “Nghề làm cha mẹ”.
Ngoài chia sẻ kiến thức cho cộng đồng phụ huynh trong trường, đơn vị mong muốn lan tỏa những tri thức nuôi dạy con khoa học tới tất cả các bậc phụ huynh thông qua cộng đồng “Nghề làm cha mẹ”. Qua đây góp phần thay đổi nhận thức của phụ huynh trong việc giáo dục con đúng đắn.
Tham gia cộng đồng, phụ huynh có thể cùng nhau chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm trong quá trình nuôi con. Bên cạnh đó, các thành viên có cơ hội tham gia khóa đào tạo, hội thảo giáo dục miễn phí hàng tháng được dẫn dắt bởi các chuyên gia đầu ngành về giáo dục.
Từ tháng 8, Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway và Trường Mầm non Quốc tế Sakura Montessori tổ chức hai chương trình đào tạo huấn luyện viên quốc tế về phương pháp kỷ luật tích cực miễn phí dành riêng cho giáo viên và phụ huynh trong trường. “Chúng tôi mong muốn nhà trường và gia đình cùng được trang bị kiến thức tốt nhất để đồng hành trong việc giáo dục con”, chuyên gia Anh Đức chia sẻ.
Phụ huynh trao đổi cùng chuyên gia. Tham khảo Website Sakura Montessori, website Gateway, Facebook Sakura Montessori, Facebook Gateway. Hotline Gateway: 0981335838;
Video đang HOT
Hotline Sakura Montessori: 0975895235.
Khóa học do Trường Gateway và Sakura Montessori đặt hàng chuyên gia quốc tế Steven Foster làm diễn giả. Ông là chuyên gia 20 năm kinh nghiệm đào tạo Kỷ luật tích cực và giáo dục sớm tại Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo đó, mỗi chương trình đào tạo kéo dài 3 ngày sẽ cung cấp cho giáo viên và phụ huynh trong trường phương pháp làm thế nào để kỷ luật trẻ đúng cách, không trừng phạt nhưng cũng không thỏa hiệp, làm thế nào để giáo dục con bằng tình yêu thương.
Sau khi đào tạo miễn phí cho giáo viên và phụ huynh trong trường, hàng tháng Gateway và Sakura Montessori sẽ tổ chức các khóa đào tạo về phương pháp kỷ luật tích cực miễn phí cho các giáo viên, phụ huynh bên ngoài để cùng lan tỏa những tri thức nuôi dạy trẻ khoa học tới cộng đồng.
Ngoài các khóa học về Kỷ luật tích cực, Gateway và Sakura thường xuyên tổ chức các khóa hội thảo, chia sẻ kiến thức, kỹ năng về các vấn đề phụ huynh quan tâm trong quá trình nuôi dạy con như Dạy con về tư duy tài chính, Dạy con chịu trách nhiệm, Làm bạn cùng con… với sự tham gia của các chuyên gia giáo dục đầu ngành.
Tranh Sương
Theo Vnexpress
Nói với con những lời này khi trẻ đang mè nheo tức giận, sẽ chẳng tác dụng gì đâu
Sẽ chẳng bố mẹ nào tránh được các tình huống trẻ mè nheo, ăn vạ. Điều quan trọng là người lớn không mất bình tĩnh khi "xử trí" với trẻ và biết cách hóa giải nỗi tức giận ấy ở trẻ để nó không bùng phát hơn nữa.
Làm cha mẹ, ai cũng biết rằng thật bực bội và điên tiết khi con mình bắt đầu mè nheo, ăn vạ hay cư xử không ngoan. Những lúc ấy, các ông bố bà mẹ rất dễ nổi cáu và mắng con ngay lập tức. Tuy vậy, những câu nói phát ra từ miệng chúng ta lúc này đều không có hiệu quả, và tệ hơn nữa, những câu nói này còn có thể nghe rất trẻ con và vô lý, không khác gì hành vi của trẻ.
Những lời nói lúc nóng giận của bố mẹ có thể để lại nhiều hậu quả không đáng có (Ảnh minh họa).
Vì thế, các nhà tâm lý học đã cùng thảo luận để giúp các phụ huynh "đối phó" với những cơn mè nheo của trẻ. Họ đã liệt kê ra 6 câu nói phổ biến mà các ông bố bà mẹ tuyệt đối nên tránh trong trường hợp trẻ mè nheo, ăn vạ:
1. Bố/mẹ đã nói với con bao nhiêu lần là không được làm như thế rồi?
2. Bố/mẹ không chịu nổi con nữa rồi!
3. Sao con lại không chịu nghe lời chứ?
Không lên nói với trẻ những lời này khi cơn ăn vạ đang diễn ra.
4. Nếu con không tắt ngay thứ đó thì tối nay không có tráng miệng gì nữa hết!
5. Đừng khóc nữa, con đang cư xử như một em bé đấy!
6. Bởi vì bố/mẹ nói thế!
Tất cả những câu trả lời mà có thể bạn đã nói rất nhiều nhiều lần này có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Independent, Heather Turgeon và Julie Wright - hai nhà tâm lý học người Mỹ chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến trẻ nhỏ, đã giải thích rằng những câu nói này bố mẹ nên tránh bởi chúng cho thấy rằng bạn đang không coi trọng và quan tâm đến cảm xúc buồn bực hay sự thất vọng của con cái. Và điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp giữa bố mẹ và con cái.
Rất dễ để bị mất bình tĩnh và nói ra những lời không phù hợp khi bạn đang phát cáu vì con (Ảnh minh họa).
Heather Turgeon và Julie Wright cũng cho biết: " Trong những giây phút khó khăn như thế này, điều quan trọng là chúng ta cần phải biết chế ngự bản năng phản ứng lại với con bằng cách quở trách, nói nặng lời hay cô lập con".
Mô hình ALP - cách cư xử hiệu quả khi trẻ cư xử không ngoan
Thay vào đó, Heather Turgeon và Julie Wright gợi ý cách tiếp cận gồm 3 bước để đối phó khi trẻ cư xử không ngoan, được gọi là "mô hình ALP". ALP là viết tắt lần lượt của 3 từ "attune" (thấu hiểu), "limit set" (đặt ra giới hạn) và "problem solve" (giải quyết vấn đề).
Sau đây là hướng dẫn cụ thể để dùng mô hình này trong trường hợp trẻ mè nheo, ăn vạ bởi vì không muốn rời cửa hàng đồ chơi hay công viên:
Attune: Đầu tiên, hãy cố gắng thấu hiểu con. Các chuyên gia giải thích: " Cúi người xuống ngang tầm con bạn và giao tiếp bằng mắt với con. Với giọng nhẹ nhàng, hãy nói với con rằng bạn hiểu tại sao con lại buồn hay tức giận, ví dụ: "Mẹ hiểu rằng phải rời cửa hàng đồ chơi như thế này là vô cùng khó khăn".
Bố mẹ hãy thử làm theo mô hình ALP được gợi ý bởi các nhà tâm lý học khi trẻ mè nheo (Ảnh minh họa).
Limit set: Sau đó, bạn cần phải đặt ra giới hạn cho con. Hãy thật bình tĩnh giải thích cho con hiểu, kiểu như " Chúng ta cần phải đi ngay bây giờ. Đến lúc phải đi đón chị rồi con ạ!".
Problem solve: Và giờ là đến lúc giải quyết vấn đề: " Hãy cố gắng làm dịu tình hình bằng cách thêm vào một thương lượng nho nhỏ với con bởi nó có thể tạo động lực cho con bạn cư xử ngoan, ví dụ như: "Con có thể nắm tay mẹ và bước ra khỏi quán với mẹ trong khi chúng ta hát một bài hát vui hoặc mẹ sẽ bế con ra ô tô nhé?".
Đó là ví dụ về mô hình ALP mà bố mẹ có thể áp dụng khi con cư xử không ngoan. Bố mẹ cũng hoàn toàn có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng tình huống cụ thể để mang lại kết quả tốt nhất. Hãy thử và xem liệu phương pháp này có hiệu quả không nhé!
Nguồn: Thesun, Independent
Theo Helino
Thí sinh, phụ huynh căng thẳng tính toán... thay đổi nguyện vọng? Nhiều thí sinh và phụ huynh như đang "ngồi trên đống lửa" căng thẳng tính toán việc thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi THPT quốc gia. Vậy có nên thay đổi nguyện vọng, thay đổi như thế nào? căn cứ vào đâu để thay đổi?... Giữ hay đổi, nỗi băn khoăn lớn mang tên "nguyện vọng" Ngay từ sáng sớm,...