Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư

Theo dõi VGT trên

Năm học mới đã bắt đầu, thế nhưng nhiều điểm trường Khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ tại huyện Thanh Chương (Nghệ An) vẫn bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng và đìu hiu học sinh đến nhập trường. Hành trình đi tìm con chữ ở đây vẫn còn nhiều nhọc nhằn.

Trong không khí các trường ở Nghệ An đang nô nức tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2012-2013, chúng tôi có dịp đến thăm các điểm trường tại khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ tại hai xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, huyện miền núi Thanh Chương, Nghệ An. Đón chúng tôi trên ngọn đồi chênh vênh, ba thầy cô giáo tại điểm trường tiểu học 5A2 – Hạnh Tín, xã Thanh Sơn không khỏi ái ngại vì không có chỗ để ngồi trò chuyện. “Tranh thủ giờ làm bài tập của các em, chúng tôi lại ra ngoài sân đứng chứ không có phòng công vụ. Đã 6 năm từ Tương Dương về khu tái định cư này dạy mà chúng tôi vẫn gặp khó khăn như trên trường cũ vậy”, thầy Trần Văn Bình – khối trưởng điểm trường 5A2 tâm sự.

Cùng dạy với thầy Bình còn có cô Trần Thị Vinh và thầy Nguyễn Phi Hiếu. Bảy năm trước, cũng từ niềm đam mê dạy học và muốn đem chữ đến với học sinh vùng cao mà cô Vinh và thầy Hiếu bén duyên với nhau. Năm 2006, hai thầy cô theo đồng bào về khu tái định cư để dạy học cho các em. Đã 6 năm công tác nhưng hai vợ chồng thầy Hiếu vẫn phải ở nhờ nhà dân. Dẫu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng các thầy cô ở đây vẫn miệt mài gieo chữ cho các em học sinh.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 1

Một lớp học ở bản lẻ ở khi tái định cư Thanh Chương.

Cơ sở vật chất của trường đã tạm ổn khi được trang bị quạt, bóng đèn, thế nhưng khi thầy cô từ dưới xuôi lên sau ngày nghỉ lễ thì “tá hỏa” khi toàn bộ bóng đèn, quạt điện, cửa lớp… bị kẻ xấu đập phá hư hỏng toàn bộ. Nhìn trường bị phá hỏng, thầy trò ứa nước mắt. Thầy Bình buồn bã nói: “Năm học mới mà thầy trò chúng tôi còn khó khăn quá, trời mà mưa thì phòng học tối đen vì không có bóng đèn chiếu sáng nữa, còn nắng thì chỉ khổ các em vì quạt cũng bị hỏng mất rồi”.

Dự án xây dựng tái định cư Thủy điện Bản Vẽ trên địa bàn huyện Thanh Chương được Bộ Công nghiệp (cũ) thông qua ngày 2/2/2005 và được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phê duyệt quy hoạch chi tiết tái định cư ngày 19/5/2005. Theo đó, từ năm 2006 đến cuối năm 2009 huyện Thanh Chương đã tiếp nhận 2.123 hộ với 10.302 khẩu ở khu vực lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương) về tái định cư thuộc 2 xã Thanh Sơn, Ngọc Lâm (huyện Thanh Chương). Trong thời gian qua, do bất cập trong việc bố trí nhà ở, thiếu đất sản xuất nên hiện tình trạng người dân bỏ về khu tái định cư đang diễn ra diễn biến có chiều hướng phức tạp cơ quan chức năng đang tiến hành tổ chức vận động người dân nên trở về quê cũ nhưng gặp rất nhiều khó khăn.

Nằm ngay cạnh điểm trường tiểu học 5A2 là trường mầm non cũng đã bị bỏ hoang từ lâu. Nếu không có biển báo điểm trường thì chắc không ai còn nhận ra đây là trường học bởi cỏ dại mọc um tùm, cao hơn đầu người. Cổng trường làm bằng sắt bị hoen rỉ, nằm đổ xiêu vẹo bên trong các phòng học cũng bị hư hỏng, những tấm cửa gỗ cũng lung lay như chực đổ xuống. Thầy Nguyễn Phi Hiếu cho hay: “Thời gian đầu khi mới đi vào sử dụng còn có lác đác học sinh đến học nhưng vì trường xây cao quá, lại không có nước cho các cháu ăn uống nên về sau không có em nào đi học nữa”. Không riêng gì điểm trường tiểu học 5A2 mà 9 điểm trường lẻ tiểu học và các trường mầm non khác trong khu tái định cư cũng gặp tình trạng tương tự.

Trong số các trường ở khu tái định cư Thanh Chương thì Trường THCS Kim Lâm (xã Thanh Sơn) được xem là ngôi trường thuộc vào “chuẩn” trong năm học mới này. Thầy Nguyễn Văn Lương – Hiệu trưởng trường THCS Kim Lâm cho hay: “Kế hoạch trong năm học mới 2012-2013, trường có 9 lớp với 327 học sinh. Gần đến ngày khai trường nhưng vẫn còn 27 em đang còn theo bố mẹ bỏ về quê cũ làm nương rẫy chưa nhập trường. Do khu tái định cư có 40% là đồng bào dân tộc Khơ mú nên hầu hết các cháu chỉ học đến lớp 3-4 là bố mẹ bắt phải nghỉ học. Hơn nữa, do thiếu đất sản xuất nơi ở mới, nhiều hộ tái định cư đã bỏ về quê cũ đưa theo con cái của họ khiến việc quản lý học sinh sau hè rất khó khăn. Chúng tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh vận động các em về nhập học đúng thời gian”.

Ngoài vấn đề khó khăn trong công tác quản lý học sinh mỗi dịp hè thì nhà trường cũng đang “đau đầu” vì thiếu nhà công vụ cho giáo viên. Hiện Trường THCS Kim Lâm có 37 cán bộ, giáo viên-đa số đều là những thầy cô công tác xa nhà thế nhưng trường chỉ có 8 phòng công vụ. Nhiều thầy cô đang phải ở ghép, bình quân mỗi phòng chỉ có 2 người nên tối đa cũng chỉ có 16 thầy cô gặp khó khăn hơn có “suất” được ưu tiên bố trí chỗ ở. “Nhà trường muốn có nhà nội trú cho các thầy cô ở gần trường để yên tâm công tác thế nhưng trường có ít phòng quá. Năm ngoái, được các cấp quan tâm, hỗ trợ sửa sang lại phòng học cho các em nhưng trường vẫn còn thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thí nhiệm nhiều khiến cho công tác dạy học của trường còn gặp nhiều khó khăn. Năm ngoái chúng tôi đã lập tờ trình với UBND huyện, Sở Nội Vụ, Sở GD-ĐT xem xét việc xây dựng trường thành trường dân tộc bán trú nhưng vẫn chưa thấy hồi âm gì”, thầy Lương giãi bày.

Trao đổi với PV Dân trí, thầy Nguyễn Hoài Nam – Trưởng phòng giáo dục huyện Thanh Chương cho biết: “Năm học 2012-2013, tại 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm có 640 cháu mầm non, 1043 học sinh tiểu học và 634 học sinh THCS. Hiện toàn khu tái định cư có hơn 200 giáo viên được chuyển từ Tương Dương về vẫn còn thiếu nhà nội trú nên nhiều thầy cô ở xa không có nhà để ở. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các điểm trường thiếu thốn cũng như bị xuống cấp, có nhiều điểm trường vẫn học ghép lớp khiến chất lượng giáo dục hằng năm của các trường ở 2 xã này đều xếp cuối của huyện”.

Ông Nam cũng thừa nhận, hiện tượng “thừa-thiếu” trường lớp tại các điểm trường ở khu tái định cư của hai xã này. “Do nhà đầu tư khảo sát không hợp lý việc bố trí xây dựng các điểm trường mầm non, tiểu học như xây quá cao, không có nước, các điểm trường xa khu dân cư nên vẫn có hiện tượng trường bị bỏ hoang. Địa bàn khu tái định cư nhiều sông suối nên vào mùa mưa lũ nhiều học sinh phải nghỉ học thất thường. Thời gian tới, chúng tôi sẽ khảo sát lại các điểm trường này để sắp xếp học sinh cho hợp lý”, ông Nam nói.

Video đang HOT

Hình ảnh các điểm trường tại khu tái định cư Thủy điện Bản Vẽ:

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 2

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 3

Sân trường cỏ mọc um tùm.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 4

Cửa vào điểm trường Mầm non Thanh Sơn đã khóa chặt và nhường lại lối đi cho cây mọc.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 5

Trong nhà ở điểm trường mầm non Thanh Sơn giờ trở thành nhà hoang.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 6

Phía bên trong cửa cũng bị phá khóa…

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 7

Cửa vào lớp mầm non điểm trường xã Thanh Sơn bây giờ là cây cối mọc xanh.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 8

Cổng, cửa sắt điểm trường Mầm non Hạnh Tín đã hư hỏng và không thể sử dụng.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 9

Điểm trường mầm non không còn học sinh đến học mà nhường lại cho một gia đình đến ở tạm.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 10

Cổng của một điểm trường mầm non giờ đã thành sắt vụn, hư hỏng không còn sử dụng.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 11

Trần lớp học cũng bị rơi rớt.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 12

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 13

Bóng đèn trong lớp học bị vặt trụi.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 14

Hệ thống cửa lớp cũng bị hư hỏng.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 15

Bóng đèn, quạt, trần nhà… bị đập phá hư hỏng.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 16

Các thầy giáo giảng dạy tại đây cho biết, sau mấy ngày nghỉ cuối tuần các thầy lên thì thấy bóng đèn, ổ điện trong phòng học bị đập vỡ sạch bách.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 17

Giờ các em học thiếu đi điện sáng.

Nỗi buồn trường học ở khu tái định cư - Hình 18

Tuy nhiên, khu nội trú Trường THCS Kim Lâm chỉ có 8 phòng trong khi đó có tới hơn 30 giáo viên có nhu cầu. Hiện nhu cầu phòng nội trú tại đây đang rất cần… cho các giáo viên.

Nguyễn Duy – Doãn Hòa

Theo dân trí

Năm học mới ở trường "nhỏ xíu"

Từ khi thành lập đến nay, năm nhiều nhất điểm trường này cũng chỉ được 19 học sinh. Bước vào năm học mới này, số học sinh chỉ còn 18. Dù vậy, việc giảng dạy vẫn được duy trì để học sinh không bị thất học.

Đó là điểm trường tiểu học ở ấp Phước Mỹ, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, nằm sát đường biên giới tiếp giáp với Campuchia. Từ thời chiến tranh đến nay, người dân Tây Ninh đã quen gọi ấp này là A8.

Không bỏ học

100%... khá giỏiỞ những lớp học nhỏ xíu này, mấy năm qua đều có trên 50% học sinh đạt danh hiệu khá, giỏi. Riêng lớp 4 có hai học sinh (do thầy Mai Thanh Sang chủ nhiệm) đạt tỉ lệ khá, giỏi đến... 100%. Năm học này các thầy đã "hạ quyết tâm" giữ vững tỉ lệ ấy.

Con đường dẫn vào A8 đất bụi mịt mù, chạy ngoằn ngoèo giữa cánh đồng, ôm sát những cột mốc biên giới. Chúng tôi đến điểm trường A8 khi thầy và trò nơi đây đã bắt đầu năm học mới được hơn một tuần. Năm nào học sinh A8 cũng bắt đầu năm học mới sớm để "trừ hao" cho những ngày lũ lớn. Bên trong các lớp học nhỏ xíu đang vang tiếng ê a đọc bài.

A8 là điểm trường phụ của Trường tiểu học Hưng Mỹ. Từ khi thành lập điểm trường cách đây hơn 13 năm, đến nay năm học có đông học sinh nhất cũng chỉ 19 em. Năm học này, A8 chỉ còn bốn lớp với 18 học sinh. So với năm ngoái, số học sinh đã giảm đi một em. Học sinh giảm không phải vì bỏ học, mà vì năm nay cả ấp không có em nào đến độ tuổi đi học lớp 1. Đông nhất là lớp 5 có đến... sáu học sinh. Lớp 4 chỉ có hai học sinh. Lớp 2 và lớp 3 khá hơn với mỗi lớp năm học sinh. Các lớp "nhỏ xíu" này cũng vừa bầu xong ban cán sự lớp. Riêng lớp 4 có hai học sinh, việc bầu ban cán sự lớp rất nhanh gọn. Bạn Hồ Ngọc Mỹ làm lớp trưởng, còn bạn Nguyễn Thị Nhật Lan làm lớp phó.

Hỏi ra mới biết A8 rộng hơn 400ha nhưng chỉ có 87 hộ dân sinh sống rải rác nên số trẻ trong độ tuổi đi học không nhiều. Dù vậy, do A8 khá biệt lập với bên ngoài nên Phòng GD-ĐT Trảng Bàng quyết duy trì điểm trường này để học sinh vùng biên không phải thất học.

Và không phải vì có ít học sinh mà việc giảng dạy được tổ chức sơ sài. Cũng như các lớp học bình thường khác, các thầy vẫn lên lớp đúng giờ giấc, dạy đúng quy định của ngành: 23 tiết/tuần. Thầy hiệu trưởng Hồ Văn Nguy cho biết: "Các thầy soạn giáo án, kiểm tra, chấm bài... rất tốt, mỗi khi về nhà, các thầy đã tranh thủ soạn giáo án bằng máy vi tính".

Năm học mới ở trường nhỏ xíu - Hình 1

Tất cả thầy và trò của lớp 5, lớp có sĩ số lớn nhất tại điểm trường A8

Thầy Nguyễn Bé Anh, chủ nhiệm lớp 3, tâm sự: "Chúng tôi không được để học sinh nào bỏ học. Chỉ cần lớp nào ở đây có một em bỏ học thôi là lớp đó sẽ lập kỷ lục về tỉ lệ học sinh bỏ học trong cả tỉnh, có khi là trong cả nước, vì lớp có hai em mà bỏ học một thì tỉ lệ đã lên tới 50% rồi còn gì... Nhưng học trò ở đây ngoan lắm, có em nghỉ học vài hôm, thầy đến nhà dỗ, hôm sau em lại đến lớp". Và thực tế nhiều năm qua A8 không có học sinh nào bỏ học.

Tuy nhiên, dạy học lớp quá nhỏ cũng có chút khó khăn. Thầy Trần Văn Nguyên, chủ nhiệm lớp 2, chia sẻ: "Lớp chỉ có vài em nên mình không thể áp dụng phương pháp chia tổ, thảo luận nhóm... Ít học sinh quá nên lớp cũng khó tạo không khí học tập sôi nổi, nhưng được cái là mình có điều kiện kèm sát các em".

Rưng rưng A8


Bên ngoài lớp học, chúng tôi bắt gặp một cô bé cứ thấp thỏm ngóng vào lớp. Hỏi ra mới biết em là Trần Thị Bé Nhi, 5 tuổi. Cô bé theo chị đi học, đang đói bụng, ngóng chị dắt về ăn cơm. Tan học, hai cô chị Trần Như Ý (lớp 5) và Trần Thị Kim Chi (lớp 2) cùng em dắt díu nhau đi bộ về nhà dưới trời nắng chang chang. Về đến nhà, Như Ý lục nồi cơm nguội, xới ra hai tô cơm, chan nước tương rồi đưa cho hai em.

"Ngày nào các con cũng ăn cơm với nước tương à?". Như Ý trả lời: "Lâu lâu có tiền mẹ mới mua đồ ăn, còn không thì tụi con ăn cơm với nước tương". Như Ý kể tiếp: "Hễ mẹ đi làm, tụi con đi học dắt bé út theo, sợ em ở nhà một mình té xuống kênh". "Ba con đâu?". Như Ý quệt nước mắt: "Năm ngoái ba con đi làm gặp trời mưa bị sét đánh chết rồi". Kim Chi thấy chị khóc, bỏ tô cơm khóc theo. Bé Nhi chưa hiểu chuyện, vẫn xúc cơm ăn ngon lành. Trên bức vách đất lở lói của căn nhà xiêu vẹo được dán đầy giấy khen của hai chị em Như Ý, Kim Chi.

Anh Hồ Văn Dột, công an xã phụ trách ấp Phước Mỹ, cho biết: "Người dân A8 chỉ có nghề làm ruộng hoặc đi làm mướn. Phần lớn học sinh đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Vậy nên việc học của các em gần như giao trọn cho các thầy".

Thầy Trần Chí Linh, người đã gắn bó 12 năm với điểm trường này, kể lại: "Khi mới vào, mình không tưởng tượng được ở đây khó khăn như vậy. Đường rất xấu, điện không có, nước sạch không có. Nước giếng ở đây nhiễm phèn nặng đến mức áo trắng giặt vài lần là đổi sang màu vàng ngay. Thầy trò phải ra hố bom gần trường múc nước mưa lên để nấu". Những hố bom thời chiến tranh khoét sâu vào lòng đất A8 đã trở thành những "túi" chứa nước mưa. Người dân múc nước hố bom về nấu ăn, còn nước giếng phèn chỉ để tắm giặt.

Nhưng lo nhất là mỗi khi có người trong ấp đau bệnh. Trạm xá xã cách điểm trường hơn 10km, đường đi gian nan, ai đau ốm vào ban đêm thì đành cắn răng chịu đựng. Thầy trò bị ốm cũng chỉ mua tạm vài viên thuốc ở tiệm tạp hóa để "uống cho qua chuyện". Cũng chính vì môi trường khắc nghiệt như vậy nên thầy hiệu trưởng không phân công giáo viên nữ vào A8.

Đã nhiều lần thầy Linh suy nghĩ đến việc chuyển công tác. Nhưng thầy cứ lần lữa mãi rồi cuối cùng vẫn ở lại, vì "nhìn vào mắt học trò, không bỏ mà đi được".

Theo tuổi trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa: Người mẹ ngã quỵ trong tang lễ cô gái tử vong vì "quái xế" tại Hà Nội
18:49:24 04/11/2024
Vụ cô gái bị nhóm "quái xế" tông tử vong: Ca sĩ Erik gửi vòng hoa tiễn biệt người bạn thân
19:43:58 04/11/2024
Diệu Nhi đã sinh con thứ 2?
20:53:10 04/11/2024
Đạo diễn đanh đá nhất Việt Nam lấy tên vợ làm bút danh là ai?
18:12:28 04/11/2024
Bắt gặp cặp sao "phim giả tình thật" tại nước ngoài, đang bí mật chuẩn bị cho đám cưới khủng nhất showbiz?
21:40:11 04/11/2024
Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố, Gil Lê mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non
22:50:46 04/11/2024
NSND Minh Châu khóc nghẹn khi nhắc đến diễn viên Quốc Tuấn
19:28:57 04/11/2024
Bức ảnh chụp trong một đám cưới bất ngờ gây tranh cãi MXH: Vui thôi đừng vui quá!
19:29:20 04/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid khiến Vinicius bẽ mặt

Sao thể thao

23:02:16 04/11/2024
Real Madrid sớm biết việc Vinicius Jr không thắng giải Quả bóng vàng 2024 từ vài ngày nhưng đợi đến giờ chót mới thông báo cho cầu thủ.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội không tổ chức tại SVĐ Mỹ Đình, khán giả bùng nổ tranh cãi

Nhạc việt

22:47:12 04/11/2024
Sau concert thành công tại TP. HCM, show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai hứa hẹn 1 đêm hoành tráng không kém tổ chức ở Hà Nội.

Ca sĩ Dương Triệu Vũ tiết lộ sự thật về Hoài Linh

Sao việt

22:30:45 04/11/2024
Thời điểm đang điều trị ung thư ở cổ họng, nghệ sĩ Hoài Linh bị mất giọng. Nhưng thời điểm đó đúng dịp Tết, sợ bà con vùng sâu vùng xa thất vọng vì bất cứ lý do nào đó nên nghệ sĩ Hoài Linh vẫn quyết định đi diễn.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mặc rách rưới hát ở trại giam: "Tôi không chế giễu ai"

Tv show

22:17:14 04/11/2024
Mới đây, tại chương trình Nhà có khách, ca sĩ Quách Tuấn Du đã chia sẻ lý do mặc đồ vô gia cư rách rưới, đi lang thang ngoài đường phố.

Thái Lan triển khai dự án 'xổ số hưu trí' tiết kiệm từ năm 2025

Thế giới

22:01:08 04/11/2024
Cụ thể, nếu một người 62 tuổi mua xổ số hưu trí, người đó sẽ phải đợi đến năm 72 tuổi mới được lấy lại tiền. Nếu người mua qua đời trước thời hạn 10 năm, số tiền đầu tư vào xổ số hưu trí sẽ được trao lại cho người thừa kế.

"Nữ hoàng Vpop" gia nhập trend của Rosé (BLACKPINK): Visual U50 đã làm lu mờ tất cả sự "vô tri"

Nhạc quốc tế

21:58:51 04/11/2024
Sinh năm 1981, dù đã cán mốc 43 tuổi nhưng nữ hoàng Vpop Mỹ Tâm vẫn không ngừng cập nhật các xu hướng giới trẻ mới nhất dù có hơi trễ so với giới trẻ một chút!

Người tạo nên Michael Jackson qua đời

Sao âu mỹ

21:32:43 04/11/2024
Vào ngày 4/11, truyền thông đưa tin huyền thoại của làng nhạc Mỹ Quincy Jones đã qua đời ở tuổi 91. Quincy Jones trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở Bel Air, California, Mỹ.

Ngô Cẩn Ngôn lộ vóc dáng khác lạ khi đi quảng bá phim

Hậu trường phim

20:18:27 04/11/2024
Bộ phim Xuân hoa diễm vừa kết thúc phát sóng với nhiều thương cảm cho chuyện tình buồn của hai nhân vật chính do Ngô Cẩn Ngôn và Lưu Học Nghĩa thể hiện.

Cô gái tò mò đi xét nghiệm ADN, phát hiện điều không ngờ về bố mẹ

Netizen

20:14:09 04/11/2024
TRUNG QUỐC - Bắt đầu từ lời nhận xét về ngoại hình của đồng nghiệp, cô gái làm xét nghiệm ADN vì tò mò và phát hiện sự thật về bố mẹ.

Xe bán tải lao xuống khe núi ở Ecuador, 10 người tử vong

Uncat

19:51:43 04/11/2024
Sở cứu hỏa địa phương xác nhận 10 người thiệt mạng, bao gồm một số trẻ em. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người trên xe vào thời điểm xảy ra tai nạn.

Tịch thu 2 máy múc khai thác cát trái phép ở Khánh Hòa

Pháp luật

19:41:29 04/11/2024
Cán bộ ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) phát hiện 2 máy múc khai thác cát trái phép lúc giữa đêm nên tạm giữ. Đến nay, địa phương này ra quyết định tịch thu các phương tiện trên.