Nỗi buồn nhà giá rẻ
Theo nhiều báo cáo về thị trường bất động sản vừa được công bố, trong năm 2016, các sản phẩm thuộc phân khúc bất động sản giá rẻ tiếp tục trở nên khan hiếm.
Trong bối cảnh sức cầu tiềm năng vẫn rất lớn, nhà giá rẻ sẽ tăng giá là kịch bản đang được nhiều người nghĩ đến.
Tuy nhiên, vấn đề là nhiều người nghèo đang phải mua nhà giá rẻ với mức giá… không còn rẻ, cũng như chất lượng dịch vụ, tiện ích tại các khu căn hộ bình dân này thực sự đáng báo động.
Dù chưa có quy định chính thức, nhưng phân khúc nhà giá thấp tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM phổ biến ở mức giá dưới 15 triệu đồng/m2, giá trị trên dưới 1 tỷ đồng/căn.
Cuộc khảo sát gần đây của CBRE cho thấy, 80% nhu cầu thực về nhà ở thuộc người lao động có thu nhập trung bình, thấp. Do đó, những dự án căn hộ có giá từ 15 triệu đồng/m2 trở xuống, diện tích 70 m2 vẫn là dòng sản phẩm được quan tâm.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, khi tìm đến nhiều dự án nhà ở giá rẻ, người mua nhà sẽ không dễ để có thể tìm được nhà giá rẻ với… giá rẻ thực sự như ban đầu. Số liệu công bố từ VNREA cho thấy, mức giá nhà bình dân tại một số phân khúc có mức tăng gần như không đáng kể, chỉ từ 2 – 3%. Tuy nhiên, đó mới chỉ là mức giá chào bán, còn thực tế, nếu cộng thêm tiền chênh có khi lên tới cả trăm triệu đồng, thì giá nhà đã tăng tới 10 – 12%.
Vậy nên, điều tưởng như rất nghịch lý lại đang diễn ra, khi phân khúc căn hộ dành cho người nghèo đang bị làm giá nhiều nhất!
Video đang HOT
Nhớ lại giai đoạn cách đây 2 – 3 năm, khi thị trường còn trầm lắng, phát triển các dự án nhà giá rẻ được coi là “cứu cánh” của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Với mức giá trên dưới 1 tỷ đồng/căn, được vay vốn hỗ trợ đến 50%, thậm chí 70-80% giá trị căn hộ, các dự án được mở bán trong giai đoạn này đều bán hết chỉ trong một thời gian ngắn.
Nhưng khi người dân về sinh sống, thực trạng chung tại nhiều dự án nhà ở giá rẻ dẫn họ đến một suy nghĩ phổ biến: “của rẻ là của ôi”!
Chẳng hạn, tại dự án nhà ở thu nhập thấp Kiến Hưng (quận Hà Đông) do CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai làm chủ đầu tư, sau gần 6 năm đưa vào khai thác, vẫn là một “ốc đảo”, với nhiều cái “không”, trong đó đáng chú ý nhất là thiếu hạ tầng đô thị.
Hay tại Dự án Thăng Long Victory, Khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội), mới bàn giao từ trước Tết Nguyên đán 2016, nhưng phản ánh của cư dân là dự án này vẫn chỉ là một nơi để “chui ra, chui vào”. Bởi các tiện ích thiết yếu như trường học, y tế, chợ, hoạt động vui chơi…, cư dân vẫn phải sử dụng nhờ khu dân cư lân cận.
Đặc biệt, các dự án nhà ở bình dân của Tập đoàn Mường Thanh liên tục xảy ra sự cố, cũng như nhận được phản ánh của người mua nhà, như tình trạng mật độ xây dựng và dân cư dày đặc, thang máy quá tải, hệ thống phòng chống cháy nổ sơ sài, kém chất lượng… Đỉnh điểm là việc doanh nghiệp này bị UBND TP. Hà Nội tạm ngừng cấp phép các dự án mới sau sự cố cháy xảy ra ở các chung cư Xa La, Linh Đàm…
Câu chuyện gần đây nhất liên quan đến việc cư dân kiện chủ dự án CT1-Vân Canh chưa hoàn thiện đã ép khách nhận nhà cho thấy người mua nhà tại dự án giá rẻ này thực sự bị… rẻ rúng.
Chính với nhiều lý do nêu trên, sau giai đoạn bùng nổ, nhà giá rẻ nhanh chóng trở nên “mất điểm” một cách trầm trọng trong mắt người mua nhà. Điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc rất nhiều chủ đầu tư chuyển hướng sang phân khúc trung và cao cấp.
Chia sẻ với PV, lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc cho biết, ban đầu doanh nghiệp này cũng muốn đầu tư vào dự án nhà ở giá rẻ, nhưng sau đó đã phải dừng lại, vì tín hiệu thị trường không ủng hộ.
Hiện tại, người mua nhà đã “khó tính” hơn rất nhiều. Nếu muốn hút khách, chỉ có cách đầu tư thêm hạ tầng, tiện ích cây xanh. Mà nếu đã đầu tư như vậy, theo nhiều chủ đầu tư, thêm thắt chút đỉnh thành dự án trung và cao cấp, thì khả năng hồi vốn sẽ cao hơn nhiều.
Với một lý do rõ ràng như vậy, không khó hiểu khi có ít doanh nghiệp muốn đầu tư vào phân khúc này, dù sức cầu rất lớn, với khoảng 80% nhu cầu thực về nhà ở hiện tại vẫn thuộc về người lao động có thu nhập trung bình, thấp.
Nguyên tắc thị trường là tiền nào của ấy. Nhưng thực sự, với mức tiền đã bỏ ra, nhiều người xứng đáng có được những chỗ ở chất lượng hơn thứ mà họ đang nhận được. Do đó, nếu các cơ quan quản lý không có những biện pháp giám sát chất lượng dự án chặt chẽ hơn, thì rất khó để nhà giá rẻ có được một chỗ đứng trên thị trường!
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giá bất động sản trong tháng đầu năm ổn định, ít biến động
Theo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) trong tháng đầu tiên của năm 2016, giá bất động sản ổn định, ít biến động.
Lượng giao dịch trong tháng 1/2016 tương đương với tháng liền kề và có mức tăng trưởng khá so với tháng 1/2015.
Qua số liệu báo cáo của một số chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn, tuy chưa kết thúc tháng 1 và rơi vào thời điểm sát Tết nhưng từ đầu năm đến nay, Hà Nội có khoảng 1.600 giao dịch thành công. Con số này tương đương với lượng giao dịch của tháng 12/2015 và tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2015.
Nhiều dự án nhà ở tiếp tục được mở bán. Giai đoạn này, không chỉ các dự án nhà ở có giá trung bình mà cả các dự án nhà ở cao cấp cũng được nhiều chủ đầu tư bung hàng. Nổi lên là một số dự án tại khu vực phía Tây Hà Nội như: Mon City - Mỹ Đình; Goldmark City - Hồ Tùng Mậu; Season Avenua - Hà Đông; Hanoi Landmark 51 - Hà Đông...
Đặc điểm chung của các căn hộ được mở bán trong giai đoạn này là có vị trí thuận lợi, diện tích đa dạng, phù hợp với nhu cầu của đa số khách hàng và phương thức thanh toán linh hoạt.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng giao dịch thành công ở con số 1.600, tăng khoảng 3% so với tháng 12/2015 và tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2015. Tính thanh khoản của thị trường tăng cao, phân khúc nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ (căn hộ 1-2 phòng ngủ) có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn được giao dịch nhiều.
Dự án căn hộ được mở bán tập trung tại khu vực một số quận - huyện, điển hình là The EverRich Infinity - Quận 5, Hưng Phát Silver Star - Huyện Nhà Bè, Diamond Lotus Lake View - Quận Tân Phú...
Ở phân khúc biệt thự, liền kề, thị trường cũng ghi nhận sự sôi động của một số dự án như Thảo Điền Pearl - Quận 2, Thủ Đức Garden Homes - Quận Thủ Đức, Villa Rivier - Quận 2...
Tuy giá bán nhà ở ổn định nhưng một số dự án có vị trí đẹp, giao thông thuận lợi, triển khai đúng tiến độ lại có giá chào bán tăng nhẹ.
Tại Hà Nội, thị trường đang chuyển biến tích cực nên các dự án chung cư có vị trí đẹp, hạ tầng đầy đủ có giá bán tăng nhẹ so với thời điểm mở bán, nhất là tại khu vực Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm. Riêng phân khúc liền kề, biệt thự vẫn không có biến động giá.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có phân khúc căn hộ cao cấp giá tăng nhẹ ở các dự án đã và đang triển khai như Vinhomes Central Park tại Quận Bình Thạnh, hay dự án Mega Ruby tại quận 9.../.
Theo_VOV
Bất động sản hút tiền các nhà đầu tư Bộ Xây dựng vừa có báo cáo thị trường bất động sản tháng 1. Theo đó, toàn thị trường có khoảng 1.600 giao dịch thành công tương đương với lượng giao dịch của tháng 12/2015 và tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2015. Phân khúc cao cấp quay trở lại Tại thị trường Hà Nội, nhiều dự án nhà ở tiếp...