Nội bộ NATO bất đồng về quyền đấu thầu các hợp đồng quốc phòng hậu Brexit
Tờ The Telegraph cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khiến các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) tức giận khi Pháp tìm cách ngăn cản các công ty quốc phòng của Anh tham gia đấu thầu các hợp đồng quốc phòng béo bở tại Liên minh châu Âu (EU) sau khi nước Anh rời khỏi EU – Brexit.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo trên, Tổng thống Macron đang nỗ lực ngăn chặn một số nước trong EU, bao gồm Anh và các nước không phải là thành viên NATO, được quyền tham gia đấu thầu một số hợp đồng trong khuôn khổ sáng kiến Hợp tác Cấu trúc thường trực quốc phòng (PESCO).
Video đang HOT
Các quan chức quốc phòng Mỹ và các nhà ngoại giao EU đã lên tiếng c ảnh báo rằng lập trường cứng rắn của Pháp có nguy cơ gây chia rẽ trong nội bộ các nước thành viên NATO, bất chấp một số ý kiến phản đối từ Brussels cho rằng đây là chương trình quân sự của EU và điều này không ảnh hưởng đến NATO.
Trong thư gửi Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini , các quan chức quốc phòng Mỹ cáo buộc EU cản trở các nước đồng minh NATO không phải là thành viên EU tham gia đấu thầu, cho rằng điều này sẽ hủy hoại mối quan hệ trên tinh thần xây dựng giữa NATO và EU.
Mặc dù không tham gia PESCO, nhưng tới thời điểm này nước Anh vẫn là một thành viên của EU. Các công ty quốc phòng Anh có những chuyên gia hàng đầu thế giới và các lực lượng vũ trang của EU sẽ phải tiếp tục làm việc chặt chẽ với nhau thời hậu Brexit. Người đứng đầu nhóm nghị sĩ bảo thủ tại Nghị viện châu Âu Ashley Fox cho rằng việc EU muốn “đóng cửa” Anh tham gia các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quốc phòng là điều vô lý. Ông Fox cho rằng vấn đề này cần được đưa ra thảo luận như một phần trong các đàm phán tương lai về quan hệ Anh-EU thời hậu Brexit.
Hợp tác cấu trúc thường trực PESCO được ký kết hôm 13/11/2017 với mục tiêu thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong EU và phát triển hệ thống vũ khí. Với 25 nước thành viên thuộc EU tham gia, đây được xem là thỏa thuận lịch sử tạo tiền để EU thành lập lực lượng quân đội chung châu Âu trong thời gian tới.
Theo Diễm Quỳnh (TTXVN)
Italy triển khai chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon tới Romania
Không quân Italy triển khai 130 binh sỹ Italy và 4 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon tới căn cứ Mihail Koglniceanu, phía Đông Nam Romania, để lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ kiểm soát không phận ở quốc gia Đông Âu này.
Hai chiếc máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Italy
Theo đó, trong thời gian từ ngày 13-5 đến 28-8-2019, những chiếc Eurofighter Typhoon này sẽ cùng với phi đội MiG-21 của Không quân Romania thực hiện các nhiệm vụ dưới sự chỉ huy của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Các nhiệm vụ kiểm soát không phận chung nhằm mục đích phát triển khả năng phản ứng và răn đe cũng như củng cố khả năng tương tác giữa các lực lượng không quân của hai nước.
Đây là một phần trong kế hoạch hành động nhằm đảm bảo năng lực hoạt động của NATO trong hoạt động đối phó với những thách thức an ninh của tổ chức này.
Theo Danviet
Tổng thống đắc cử Ukraine sốt sắng việc gia nhập NATO, EU Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NewsOne TV ngày 5/5, người phát ngôn cho Tổng thống đắc cử Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Ông Sviatoslav Yurash khẳng định, chính quyền đắc cử Ukraine sẽ tuân thủ lộ trình chính sách đối ngoại của nước này trong việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU)....