Nội bộ Mỹ mâu thuẫn về Ukraine?
Hôm qua (giờ VN), Mỹ công bố gói viện trợ quân sự thứ ba của tháng 12, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump phản đối lực lượng Kyiv sử dụng tên lửa của Mỹ để tấn công Nga.
Trong bối cảnh chính quyền Washington sắp mãn nhiệm đẩy mạnh nỗ lực củng cố năng lực quân sự của Kyiv, ông Donald Trump đã bày tỏ quan điểm về việc Ukraine bắn tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất vào lãnh thổ Nga.
Mỹ tới tấp viện trợ cho Ukraine
6 nước NATO ra tuyên bố chung về Ukraine, Mỹ cấp thêm vũ khí cho Kyiv
Gói viện trợ mới nhất bao gồm đạn dược nạp cho Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS), đạn pháo, máy bay không người lái (UAV), xe bọc thép và thiết bị phòng vệ trước nguy cơ tấn công bằng vũ khí sinh hóa, phóng xạ và hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết số đạn dược, thiết bị quân sự nêu trên sẽ được lấy trực tiếp từ kho của quân đội Mỹ. Đây là khoản viện trợ thứ ba trong tháng 12 cho Ukraine, nối tiếp 2 gói viện trợ trước đó lần lượt là 725 triệu USD và 988 triệu USD. Chính quyền sắp mãn nhiệm của Mỹ đang tìm cách đẩy mạnh viện trợ cho Ukraine càng nhiều càng tốt trong bối cảnh ông Trump sau khi tái đắc cử Tổng thống Mỹ đã nhắc đến khả năng giảm sự hỗ trợ tài chính cho chính quyền Kyiv.
Một khẩu đội của Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS) do Mỹ sản xuất. ẢNH: AFP
Cũng trong hôm qua, Tạp chí TIME đăng bài phỏng vấn cho thấy ông Trump phản đối việc lực lượng Ukraine phóng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất vào lãnh thổ Nga. Cuộc phỏng vấn được thực hiện trước khi ông Trump ngày 7.12 gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại sự kiện đánh dấu sự mở cửa lại của Nhà thờ Đức Bà Paris theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông Trump nói sẽ không ‘bỏ rơi’ Ukraine, phản đối bắn tên lửa ATACMS sâu vào đất Nga
“Tôi vô cùng không đồng ý việc phóng tên lửa tầm bắn hàng trăm kilomet vào lãnh thổ Nga. Tại sao chúng ta lại làm như thế?”, ông Trump bày tỏ ý kiến nhân dịp được TIME bầu chọn là Nhân vật của năm 2024. Dòng tên lửa của Mỹ mà ông Trump đề cập là ATACMS (Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân). Theo các thông số được công khai, ATACMS có tầm bắn tối đa lên đến 300 km. “Hành động đó khiến chiến sự tiếp tục leo thang và làm tình hình trở nên tệ hơn”, ông Trump nhận xét.
Dù vậy, Tổng thống Mỹ đắc cử cũng khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine và vận dụng sự hậu thuẫn của Washington để chấm dứt chiến sự. “Tôi muốn đạt được thỏa thuận, và cách duy nhất để làm được điều đó là không bỏ cuộc”, ông Trump cho biết. Về nội dung phỏng vấn của ông Trump, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho hay sẽ không bình luận tới lui về các phát biểu của chính quyền Mỹ sắp tới. Theo ông Kirby, chính quyền sắp mãn nhiệm đang tìm mọi cách để Tổng thống Zelensky có được vị thế tốt nhất trong trường hợp phải ngồi vào bàn đàm phán với Nga.
Khả năng lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine
Trong chuyến thăm Warsaw của Tổng thống Pháp Macron ngày 12.12, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk xác nhận đã thảo luận với ông Macron về khả năng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine trong trường hợp ngừng bắn. Tuy nhiên, ông Tusk cho hay Warsaw hiện chưa lên kế hoạch cho hành động này, theo Reuters.
Về phần mình, Tổng thống Macron cho rằng hướng giải quyết đối với chiến sự Ukraine phải dựa trên lợi ích của cả chính quyền Kyiv lẫn Liên minh châu Âu (EU). Nhà lãnh đạo Pháp cảnh báo sự toàn vẹn chủ quyền của Ukraine lẫn an ninh EU đang bị đe dọa. Chuyến công du Ba Lan của ông Macron diễn ra vài ngày sau khi ông dàn xếp cuộc gặp giữa người đồng cấp Ukraine Zelensky và ông Trump ở Paris.
NATO tập trận bảo vệ biển Baltic sau vụ đứt cáp nghiêm trọng
Nhận định về đề xuất đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine, bà Kaja Kallas, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, hôm 12.12 nhắc nhở: “Chúng ta cần phải thiết lập lại hòa bình cho Ukraine trước khi các sứ mệnh đó được xúc tiến”. Theo bà, không thể thảo luận về vấn đề này trước khi lệnh ngừng bắn được áp dụng ở Ukraine, và việc góp quân khi ấy tùy thuộc vào quyết định của từng quốc gia thành viên EU.
Moldova ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về khí đốt
Rạng sáng qua, quốc hội Moldova bỏ phiếu thông qua kiến nghị ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong vòng 60 ngày bắt đầu từ 16.12. Kiến nghị xuất phát từ lời kêu gọi của Thủ tướng Dorin Recean nhằm ứng phó viễn cảnh đứt đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga trong năm sau. Quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép chính phủ hành động nhanh chóng hơn và hạn chế xuất khẩu năng lượng. Moldova lâu nay vẫn mua khí đốt của Nga thông qua ngõ Ukraine, nhưng chính quyền Kyiv tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt với Tập đoàn Gazprom. Hợp đồng này sẽ hết hạn vào ngày 31.12.
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ tên lửa siêu vượt âm của Nga
Ngày 24/11, Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine (HUR) cho biết họ đã nghiên cứu mảnh vỡ thu đuợc từ loại tên lửa siêu vượt âm mới mà Nga dùng để tấn công thành phố Dnipro vào ngày 21/11.
Theo hãng tin Reuters, HUR cho biết loại vũ khí này có khả năng thuộc tổ hợp tên lửa Kedr có liên quan đến hệ thống Oreshnik và được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 6/2021.
Trong đánh giá đầu tiên về tên lửa Oreshnik ngày 22/11, Ukraine nói rằng tên lửa Oreshnik đã tấn công thành phố Dnipro vào ngày 21/11, đạt tốc độ tối đa hơn 13.000 km/h và mất khoảng 15 phút để đến mục tiêu từ vị trí phóng.
Trước đó, đài RT dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng, Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới nhất có tên là Oreshnik để tấn công cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine tại Dnipro vào sáng 21/11. Tên lửa này thuộc thế hệ vũ khí tầm trung mới của Nga, có tốc độ đạt Mach 10 (2,5-3 km mỗi giây).
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay, kể cả những hệ thống mà Mỹ triển khai ở châu Âu, có thể đánh chặn được Oreshnik. Ông nói: "Hiện nay, không có biện pháp nào để đối phó với loại vũ khí này".
Theo ông Putin, cuộc tấn công đã phá hủy thành công một trong những khu công nghiệp thời Liên Xô lớn nhất của Ukraine chuyên sản xuất công nghệ tên lửa.
Trong bài phát biểu, ông Putin nêu bật lợi thế chiến lược của công nghệ tên lửa mới của Nga, khẳng định các hệ thống phòng thủ phương Tây, bao gồm cả những hệ thống tại căn cứ Mỹ ở châu Âu, không thể đánh chặn được. Ông coi việc triển khai hệ thống Oreshnik là phản ứng với các hành động ngày càng leo thang của NATO, như Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 2019. Ông Putin nói: "Những tên lửa như Oreshnik là câu trả lời của chúng tôi đối với kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của NATO tại châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Sau vụ Nga tấn công thành phố Dnipro, kênh CNN đã phát hình ảnh mảnh vỡ từ tên lửa Oreshnik mà một nguồn tin an ninh Ukraine cung cấp.
Mảnh vỡ tên lửa Nga mà nguồn tin Ukraine chia sẻ với kênh CNN.
Động thái của Nga diễn ra sau khi Ukraine lần đầu tiên bắn tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp vào lãnh thổ Nga. Vụ tấn công xảy ra đêm 19/11 theo giờ địa phương, Ukraine đã dùng 6 tên lửa được cho là loại đất đối đất tầm xa ATACMS của Mỹ tấn công vào tỉnh Bryansk của Nga. Tổng thống Putin ngay sau đó đã thông qua học thuyết hạt nhân sửa đổi, trong đó nêu rõ Nga sẽ xem mọi cuộc tấn công của một nước không có vũ khí hạt nhân nhưng được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân là một cuộc tấn công chung.
Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS? Ukraine đã nhận được không quá 50 tên lửa ATACMS từ Mỹ qua hai đợt viện trợ riêng biệt, với phiên bản cũ (tầm bắn 160km) vào cuối năm 2023 và phiên bản hiện đại hơn (tầm bắn 300km) vào tháng 3/2024. Các tên lửa này đã được sử dụng trong nhiều chiến dịch quan trọng, bao gồm các cuộc tấn công vào...