Nỗi ám ảnh của anh thợ mỗi lần lắp điều hoà ở chung cư, khách sạn
Vị trí lắp dàn nóng điều hoà tại những công trình này rất khó tiếp cận. Nhiều lúc, Quang phải đu dây ra ngoài tường ở những độ cao cả trăm mét để làm việc.
Giữa trưa, căn phòng nhỏ dưới gác mái của anh Trần Hưng (40 tuổi, huyện Bình Chánh, TPHCM) nóng như lò hơi. Anh bật điều hòa ở nhiệt độ thấp nhất nhưng căn phòng vẫn không mát.
Biết máy điều hòa có vấn đề, anh nhấc máy, gọi cho thợ sửa tên Kim Long (37 tuổi, quận Bình Tân, TPHCM) đến kiểm tra.
Anh Long đã làm công việc lắp, sửa chữa máy lạnh hơn 10 năm qua. Anh cho biết, đây là một trong những việc độc hại, nguy hiểm bậc nhất trong các nghề dịch vụ.
Ngoài phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, anh thường xuyên gặp sự cố lao động.
Anh Long thường xuyên làm việc dưới cái nắng gay gắt của TPHCM.
“Làm nghề này, các sự cố nghề nghiệp như: đứt tay, đau chân, ngã từ trên cao xuống là chuyện thường xuyên. Ngoài ra, chúng tôi còn đối mặt với nguy cơ cháy nổ, điện giật, ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi…”, anh nói.
Vào ngày nắng nóng cao điểm, công việc của anh Long càng thêm vất vả, nguy hiểm. Lúc này, người thợ phải đứng lâu ở vị trí có điều kiện nhiệt độ chênh nhau rất lớn như dàn nóng, dàn lạnh.
Sự chênh lệch nhiệt độ này nếu diễn ra liên tục có thể khiến người thợ mệt mỏi, thậm chí choáng váng, ngất xỉu…
Vì tính chất công việc, thợ máy lạnh cũng thường xuyên di chuyển, làm việc liên tục trong tình trạng thiếu nước, có khi phải nhịn đói vì cố làm xong cho khách…
Video đang HOT
Nhiều lúc, anh phải leo trèo, thậm chí treo mình tại những vị trí nguy hiểm, cách mặt đất hàng trăm mét.
Trong khi đó, Hữu Quang (27 tuổi, quận Bình Thạnh, TPHCM) lại thấy ái ngại với việc lắp đặt máy lạnh cho khách sạn, chung cư… Mỗi lần như vậy, anh phải vác 4-5 dàn nóng nặng đến 40kg lên tầng cao để lắp đặt.
Vị trí lắp dàn nóng máy lạnh tại những công trình này cũng rất khó tiếp cận. Nhiều lúc, Quang phải đu dây ra ngoài tường ở những độ cao cả trăm mét để làm việc.
Không được phép sai sót
Không chỉ vất vả, thợ sửa chữa, lắp đặt máy lạnh cũng luôn đối mặt với nhiều nguy hiểm mỗi ngày. Một trong những nguy hiểm phổ biến nhất của thợ sửa chữa, lắp đặt máy lạnh là làm việc tại các khách sạn, nhà cao tầng…
Đối với các công trình này, người thợ thường được yêu cầu lắp đặt, sửa chữa máy lạnh ở những vị trí nguy hiểm, trên cao như: Mái nhà, ban công, tường… Để làm việc, người thợ sử dụng thang, giàn giáo để tiếp cận vị trí lắp đặt, sửa chữa.
Trong nhiều trường hợp, người thợ phải leo trèo, đứng, bám víu ở các vị trí không thực sự an toàn như: Ban công, ô cửa, bờ tường thậm chí phải đu dây ra bên ngoài tường nên thường xuyên đối mặt nguy cơ rơi từ trên cao hàng trăm mét xuống đất.
Không chỉ thế, do phải làm việc trong không gian hẹp như tầng áp mái, tầng hầm, khoảng hẹp giữa 2 tòa nhà… thợ sửa máy lạnh cũng đối diện nguy cơ nhiễm khí độc, ngạt thở….
Anh Long cho biết, công việc của mình thường xuyên phải làm việc trong lúc người khác được nghỉ ngơi. Bởi, những ngày trong tuần khách thường đi vắng nên anh phải tranh thủ làm việc vào sáng sớm, giữa trưa hoặc buổi tối khi khách có mặt ở nhà.
Thợ sửa máy lạnh còn đối mặt những nguy hiểm đến từ các sự cố về điện.
Cuối tuần cũng là lúc công việc dồn dập nhất. Lúc này, anh phải làm việc hết công suất mới kịp phục vụ nhu cầu của khách. “Vất vả là vậy nhưng chúng tôi cũng thường xuyên bị khách hàng hiểu lầm.
Hiện vẫn có một số thợ làm việc không có tâm, kê thêm “bệnh” thậm chí lấy trộm hoặc thay hàng dởm cho khách. Việc này khiến khách hàng mất niềm tin, có cái nhìn thiếu thiện cảm với nghề”, anh Long nói.
Trong khi đó, Quang ám ảnh 2 lần gặp sự cố nghề nghiệp đáng sợ của mình. Một lần, trong lúc Quang đang cố sửa dàn nóng cho người khách quen thì chiếc máy bất ngờ phát nổ.
Vụ nổ khiến đôi bàn tay Quang gần như dập nát. Đôi mắt anh cũng bị các mảnh vỡ từ vụ nổ văng trúng.
“Lần khác, tôi bất cẩn chạm vào dàn nóng đang rò rỉ điện ở mức nhẹ. Bị điện giật, tôi giật mình buông tay, ngã khỏi thang dẫn đến gãy xương sườn, phải nhập viện điều trị nhiều ngày.
May hôm đó điện rò rỉ nhẹ và tôi không phải làm việc trên cao. Nếu không, tôi có thể đã mất .
Sau sự cố, tôi nhận ra rằng nghề này không được phép sai sót dù là nhỏ nhất. Nếu không, chắc chắn chúng tôi sẽ đưa mình vào những tình huống nguy hiểm đến tính mạng”, Quang tâm sự.
Đặt phòng khách sạn khi đi du lịch, người đàn ông phát hiện 700 triệu đồng trong ngăn kéo, ngay lập tức báo cảnh sát thì được khen: Anh rất may!
Trong một lần đi du lịch, chàng trai trẻ này đã vô tình tìm thấy số tiền khổng lồ. Khi cảnh sát ập đến, sự thật về nguồn gốc số tiền khiến ai cũng sốc.
Đi du lịch, bất ngờ có được số tiền lớn
Trong thế giới đầy rẫy cám dỗ và thử thách về đạo đức như hiện nay khi đối mặt với những cơ hội kiếm lời lớn thì không phải ai cũng giữ được bản lĩnh chính trực và cái tâm sáng.
Lý Thần xuất thân từ một gia đình nghèo, sau khi tốt nghiệp, đã quyết định giành hết số tiền tích cóp để thay đổi môi trường, đi du lịch giải toả tâm trạng. Sau khi đến khách sạn, anh đã vô tình phát hiện ra 200.000 NDT (gần 700 triệu đồng) tiền mặt được chất đầy trong ngăn kéo phòng khách sạn.
Ảnh minh họa
Đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp như anh, số tiền này thật sự rất lớn, giúp thay đổi số phận của anh và gia đình mình. Mặc dù lòng tham thoáng nhen nhỏi qua trong tâm trí anh, nhưng anh nhanh chóng nhận thức được số tiền này không phải của mình và sẽ không thuộc về mình.
Lý Thần hiểu không có gì là tự nhiên, "không làm thì sẽ không có ăn" nên quyết định báo cảnh sát về phát hiện của mình. Hành động của anh không chỉ thể hiện lòng chính trực, mà còn phản ánh một đức tính cao đẹp, trung thực mà trong xã hội hiện đại này không phải ai cũng có thể làm được.
Điều này càng đáng quý hơn khi xét đến hoàn cảnh gia đình của anh - một người trẻ tuổi, mới ra trường, đang trong tình trạng chưa thất nghiệp và xuất thân từ gia đình khá khó khăn. Lý Thần không tham lam, lựa chọn tuân thủ pháp luật đã giúp anh tránh khỏi những rắc rối nghiêm trọng không cần thiết. Và hành động của anh cũng giúp cảnh sát triệt phá thành công một băng nhóm tội phạm tinh vi.
Nguồn gốc đáng ngờ
Sau khi cảnh sát đến hiện trường mà Lý Thần thông báo, qua kiểm tra phát hiện số tiền này tất cả đều là tiền giả. Lý Thần đã rất sốc khi biết điều này, bởi nó được làm hết sức tinh vi mà chính anh đã kiểm tra nhưng không nhận thấy có gì bất thường.
Lý Thần cũng thầm thấy may mắn, nhận thức rõ rằng nếu mình đã không báo án mà tham ô số tiền này thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Hành động của Lý Thần không chỉ giúp anh tránh được sự trừng phạt của pháp luật mà còn bảo vệ bản thân khỏi những rắc rối lớn. Cảnh sát đã tuyên dương quyết định phẩm chất trung thực của anh và đồng thời phổ biến cho anh biết những kiến thức pháp lý liên quan đến việc sử dụng và lưu hành tiền giả.
Ảnh minh họa
Theo quy định của Luật Hình sự Trung Quốc, việc nắm giữ hoặc sử dụng tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nếu Lý Thần lấy số tiền giả này mang đi thanh toán, anh sẽ phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc.
Vậy nên, hành động báo cảnh sát, không tham số tiền lớn của Lý Thần khi vượt qua sự cám dỗ của tiền bạc đã cho thấy một tấm gương về lòng trung thực. Bởi trong xã hội hiện đại, không ít người đã sa vào cám dỗ của đồng tiền, làm những việc sai trái chỉ vì lợi ích cá nhân.
Anh đã chứng minh rằng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào việc giữ vững phẩm hạnh và tuân thủ pháp luật luôn là lựa chọn đúng đắn nhất. Hành động của Lý Thần cũng giúp cảnh sát triệt phá thành công một vụ án nghiêm trọng. Từ vị trí số tiền giả, cảnh sát đã lần ra được nguồn gốc và bắt giữ một băng nhóm tội phạm chuyên sản xuất và tiêu thụ tiền giả số lượng lớn.
Bên trong biệt thự 600m2 của cặp vợ chồng trẻ ở Vĩnh Phúc, chỉ riêng đồ gia dụng và trang trí đã có giá ngang căn chung cư cao cấp ở Hà Nội Số tiền chị chủ chi cho bình hoa và ấm chén có lẽ đủ để bạn mua một chiếc xe hơi. Những căn biệt thự xa hoa, lộng lẫy luôn chứa đựng những điều đặc biệt, độc đáo bởi sở thích cá nhân cũng như gu riêng của gia chủ. Không chỉ đơn thuần thể hiện sự giàu có của mình, mỗi dinh...