Nobel Y Sinh cho ba nhà khoa học phát hiện virus viêm gan C
Giải Nobel Y Sinh 2020 được trao cho ba nhà khoa học người Mỹ và Anh, do thành tựu phát hiện virus viêm gan C, góp phần cứu sống hàng triệu người.
Ba nhà khoa học là Harvey Alter, Michael Houghton và Charles Rice.
Cả ba được vinh danh vì “đóng góp mang tính quyết định trong cuộc chiến chống lại bệnh viêm gan lây truyền qua đường máu, một vấn đề sức khỏe toàn cầu gây ra xơ gan và ung thư gan giai đoạn cuối”, theo Ủy ban Nobel.
Ảnh ba nhà khoa học được trao giải Nobel Y Sinh, trong buổi lễ công bố giải ngày 5/10 tại Thụy Điển. Ảnh: AP
Khi công bố giải thưởng hôm nay, Ủy ban Nobel nhấn mạnh nghiên cứu của ba nhà khoa học đã giúp làm sáng tỏ nguyên nhân của bệnh viêm gan lây qua đường máu, vốn khổng thể giải thích được bởi virus viêm gan A và B. Công trình của họ tạo tiền đề cho việc xét nghiệm máu phát hiện bệnh và chế các loại thuốc, đã cứu sống hàng triệu người.
“Nhờ sự phát hiện của họ, các bộ xét nghiệm máu độ nhạy cao tìm virus đã được phổ biến, góp phần đẩy lùi viêm gan ở nhiều nơi trên thế giới, cải thiện đáng kể sức khỏe nhân loại”, thông báo của Ủy ban có đoạn.
“Phát hiện của họ cũng giúp ra đời các loại thuốc kháng virus chống viêm gan C”, thông báo viết. “Lần đầu tiên trong lịch sử, căn bệnh này có thể được chữa khỏi, thắp lên hy vọng xóa sổ viêm gan C cho nhân loại”.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có 70 triệu người mắc và 400.000 người chết vì bệnh liên quan viêm gan.
Video đang HOT
Alter sinh năm 1935 tại New York, thực hiện nghiên cứu về virus viêm gan C tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ ở Bethesda, cũng là nơi ông làm việc hiện nay.
Rice sinh năm 1952 tại California. Ông nghiên cứu về viêm gan tại Đại học Washington ở St Louis, hiện làm việc tại Đại học Rockefeller ở New York.
Houghton sinh năm 1950 tại Anh. Ông làm nghiên cứu tại California trước khi chuyển tới Đại học Alberta ở Canada.
Thomas Perlmann, Tổng thư ký Ủy ban Nobel, cho biết ông đã liên lạc với hai trong số ba người được giải, là Alter và Rice.
“Tôi phải gọi vài lần mới gặp được họ”, Perlmann kể. “Họ rất ngạc nhiên và rất, rất hạnh phúc”.
Quá trình phát hiện virus viêm gan C của các nhà khoa học chia làm ba giai đoạn. Ban đầu, Harvey Alter thu thập các mẫu máu từ ngân hàng máu Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Ông và các cộng sự phát hiện ra rằng dù được truyền máu không chứa virus viêm gan B, người khỏe mạnh có thể nhiễm viêm gan C. Mầm bệnh thậm chí có thể lây lan từ người sang khỉ.
Công đoạn này đặt nền móng cho các nghiên cứu của Michael Houghton một vài năm sau đó. Ông và các cộng sự đã trực tiếp nhân bản virus viêm gan C, thành công vào năm 1989. Giáo sư Perlmann gọi đây là bước đột phá của y khoa. Cuối cùng, công trình của Charles Rice lý giải cách virus được truyền từ người sang khỉ.
Trước đó, nhà khoa học Brooke Bloomberg cũng giành giải Nobel Y Sinh năm 1976 nhờ phát hiện virus viêm gan B.
Nobel Y Sinh là giải thưởng đầu tiên được công bố hằng năm, dành cho những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực khoa học sự sống và y học. Những người có quyền gửi đề xuất về giải Nobel Y Sinh bao gồm các thành viên của Viện Karolinska, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, người từng đoạt giải ở hạng mục này, các nhà khoa học mà Hội đồng Nobel cảm thấy phù hợp…
Năm ngoái, giải này được trao cho các nhà khoa học William Kaelin, Gregg Semenza và Peter Ratcliffe. Hai người đến từ Mỹ và một người đến từ Anh. Các tác giả nghiên cứu về cách tế bào cảm nhận và thích ứng với mức độ oxy trong cơ thể. Phát hiện đặt nền móng giúp thấu hiểu mức độ oxy ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng chuyển hóa và sinh lý của tế bào.
Giải thưởng Nobel danh giá nhất thế giới được trao cho các lĩnh vực khoa học, kinh tế và kiến tạo hòa bình. Giải thưởng gồm một huy chương bằng vàng và 10 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1.118.000 triệu đôla), nhờ gia sản để lại từ người sáng lập giải thưởng, nhà sáng chế Alfred Nobel.
Trong các ngày tới, giải Nobel Vật lý, Hóa học, Văn chương, Hòa bình, Kinh tế sẽ được công bố.
Thục Linh
Lý do 'tàu ma' Triều Tiên dạt vào bờ biển Nhật
Nghiên cứu cho thấy gần 600 tàu cá Triều Tiên dạt vào bờ biển Nhật Bản liên quan đến hoạt động đánh bắt cá trái phép của Trung Quốc.
Nghiên cứu được tổ chức Giám sát Đánh bắt cá Toàn cầu (GFW) công bố hôm 22/7 trên tạp chí Science Advances cho thấy năm 2017, hơn 900 con tàu cá Trung Quốc tiến hành hoạt động đánh bắt trái phép ở vùng biển Triều Tiên, khiến ngư dân Triều Tiên phải chuyển sang đánh bắt ở các vùng biển xa xôi trên những chiếc thuyền nhỏ, không an toàn.
Năm 2018, số tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép trên vùng biển Triều Tiên là 700 chiếc. Số tàu này được cho là đã đánh bắt trái phép hơn 160.000 tấn mực, trị giá hơn 440 triệu USD.
"Quy mô đội tàu tham gia hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp này bằng khoảng 1/3 toàn bộ đội tàu đánh bắt xa bờ của Trung Quốc. Đây là vụ đánh bắt cá bất hợp pháp quy mô lớn nhất bị phát hiện", nhà khoa học Jaeyoon Park, tác giả chính nghiên cứu của GFW cho biết.
"Bằng cách tổng hợp dữ liệu từ nhiều vệ tinh, chúng tôi đã tạo ra một bức tranh rõ nét, chưa từng thấy về hoạt động đánh bắt cá tại khu vực này", ông Park nói.
Một bức ảnh chụp tháng 12/2016 cho thấy các tàu cá Trung Quốc neo đậu ở cảng Sadong, đảo Ulleung-do, Hàn Quốc. Ảnh: AFP.
Nghiên cứu cũng cho hay các đội tàu đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc đã "tranh địa bàn" của khoảng 3.000 tàu cá Triều Tiên, khiến họ phải chuyển sang đánh bắt bất hợp pháp tại vùng biển Nga năm 2018. Một số tàu Triều Tiên hết nhiên liệu hoặc gặp sự cố về động cơ, bị gió và dòng hải lưu đẩy vào bờ biển Nhật Bản.
Trong 5 năm qua, truyền thông Nhật Bản đưa tin gần 600 "tàu ma" từ Triều Tiên đã dạt vào bờ biển nước này, gồm 158 chiếc trong năm ngoái. Trên một số tàu có thi thể thủy thủ đang phân hủy. GFW cho hay số ngư dân bỏ mạng trên biển gia tăng đã tạo ra những "ngôi làng góa phụ" trên vùng bờ biển phía đông Triều Tiên.
Chuyên gia Jungsam Lee thuộc Viện Hàng hải Hàn Quốc cho rằng chính sự cạnh tranh không lành mạnh từ đội tàu cá Trung Quốc đã đẩy các ngư dân Triều Tiên sang những vùng biển lân cận của Nga. "Những thuyền gỗ Triều Tiên nhỏ hơn và không được trang bị tốt cho những chuyến đánh bắt đường dài này", Lee nói.
Các chuyên gia cũng cho rằng ngư dân Triều Tiên đang "mạo hiểm" nhằm tăng sản lượng đánh bắt trong bối cảnh thiếu lương thực nghiêm trọng ở nước này. Nghiên cứu của GWF cũng lần đầu tiên làm rõ mối liên hệ giữa "hiện tượng tàu ma" với hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của các tàu Trung Quốc.
"Có một mối tương quan vững chắc giữa số lượng tàu Triều Tiên đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển Nga với số tàu thuyền dạt vào bờ biển Nhật Bản", ông Park nói.
Vị trí Biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông) nằm giữa Triều Tiên và Nhật. Đồ họa: Wikipedia.
Chuyên gia WHO đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc COVID-19 Hai chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ có 2 ngày tại Bắc Kinh để điều tra nguồn gốc của dịch COVID-19. Hôm 9/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, một chuyên gia về sức khỏe động vật và một nhà dịch tễ học sẽ đến Bắc Kinh từ 11-12/7 để tìm hiểu cách thức virus...