Nợ xấu tăng nhanh tại ngân hàng lớn
Tính đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh BIDV, VietinBank và Vietcombank tăng hơn 12.000 tỷ đồng (34%) so với đầu năm.
Hầu hết ngân hàng thương mại đến nay đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2020 và 9 tháng từ đầu năm. Trong đó, con số tuyệt đối biến động lớn nhất được ghi nhận tại nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh, cũng là những ngân hàng có quy mô cho vay lớn nhất thị trường hiện nay (BIDV, VietinBank và Vietcombank).
Đặc biệt, đây cũng là nhóm ngân hàng có dư nợ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch Covid-19 từ đầu năm.
Riêng quý III, tổng lợi nhuận trước thuế của 3 ngân hàng kể trên đạt gần 10.600 tỷ đồng, thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm liền trước. Trong đó, Vietcombank và VietinBank là 2 nhà băng ghi nhận lợi nhuận giảm, lần lượt 7% và 21%. Ngược lại, BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 16% trong quý, đạt 2.703 tỷ đồng.
Nợ xấu tăng cùng lợi nhuận ngân hàng
Tuy nhiên, tính chung 9 tháng, lợi nhuận trước thuế nhóm nhà băng này thu về vẫn tăng 1%, đạt gần 33.400 tỷ đồng. Trong đó, động lực tăng trưởng chính là nhờ BIDV và VietinBank, tăng lần lượt 1% và 23%. Lợi nhuận Vietcombank tăng trong quý III nhưng lại giảm hơn 9% trong kỳ 9 tháng. Tuy vậy, đây vẫn là ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao nhất hệ thống ngân hàng năm nay, với gần 16.000 tỷ đồng.
Biến động đáng chú ý nhất của nhóm ngân hàng quốc doanh từ đầu năm chính là việc nợ xấu (nợ nhóm 3-5) có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt là nợ nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn.
Theo thống kê, cả 3 nhà băng này đều chứng kiến xu hướng nợ xấu tăng sau 9 tháng với BIDV tăng 16%, Vietcombank tăng 36% và VietinBank tăng 66%.
Video đang HOT
SỐ DƯ NỢ XẤU ĐẾN CUỐI THÁNG 9Nguồn: BCTCNợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩnNợ nhóm 4 – Nợ nghi ngờNợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốnVietcombankVietinBankBIDV05k10k15k20k
Đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu nội bảng của 3 nhà băng này tăng hơn 12.000 tỷ đồng, cao hơn 34% so với đầu năm. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với một số nhà băng tư nhân khác trong hệ thống như 15% tại VPBank, 26% tại VIB…
Trong cơ cấu nợ xấu của 3 ngân hàng kể trên, nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn – vẫn chiếm đa số với gần 22.000 tỷ, giảm hơn 5% so với đầu năm. Tuy nhiên, 9 tháng qua lại chứng kiến nợ nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn – của nhóm này tăng tới 175%, từ 6.600 tỷ đầu năm lên hơn 18.000 tỷ. Nợ nhóm 4 – nợ nghi ngờ – cũng tăng gần 2.000 tỷ, cao hơn 31%.
Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng quốc doanh ra sao?
Xét tại từng ngân hàng, VietinBank ghi nhận biến động nợ xấu lớn nhất với 7.724 tỷ đồng tăng thêm, cao hơn 66% so với đầu năm. Trong đó, riêng quý III, nợ xấu của ngân hàng này tăng hơn 2.000 tỷ đồng, nâng tổng nợ xấu đến cuối tháng 9 đạt 17.949 tỷ đồng.
Nợ nhóm 5 tại đây giảm 43% nhưng nợ nhóm 3 lại tăng gần 5 lần. Tỷ lệ nợ xấu từ đó cũng nâng từ 1,16% lên 1,87% tổng dư nợ. Hiện tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng cũng giảm từ 120% xuống 84,3%, tương ứng mức dự phòng hơn 15.122 tỷ đồng. Đây là ngân hàng duy nhất trong nhóm giảm chỉ tiêu này.
Tại BIDV, nợ xấu 9 tháng tăng hơn 3.029 tỷ (15%), hiện ở mức 22.525 tỷ đồng, cao nhất trong nhóm. Tỷ lệ nợ xấu tại đây cũng nâng từ 1,74% lên 1,97%. Tuy nhiên, tỷ lệ bao nợ xấu tại đây đã tăng từ 75% lên 86%, tương đương 19.391 tỷ đồng dự phòng đến cuối tháng 9.
Vietcombank hiện có 7.884 tỷ đồng nợ xấu, cao hơn 34% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu hiện ở mức 1,01% tổng dư nợ (đầu năm là 0,79%). Điểm tích cực trong hoạt động xử lý nợ xấu của Vietcombank chính là việc ngân hàng mạnh tay trích lập dự phòng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới 215% (đầu năm là 179%). Hiện ngân hàng có tới 16.962 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng.
Trước tác động của dịch bệnh tới nhiều doanh nghiệp có dư nợ vay ngân hàng, hầu hết chuyên gia đều khẳng định nợ xấu gia tăng là điều không thể tránh khỏi.
Trả lời tại buổi buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế và hoạt động ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng vì là trung tâm tài chính của nền kinh tế. Khi doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do dịch sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Ngoài ra, phó thống đốc cũng cho rằng nợ xấu tăng có thể xuất phát từ yếu tố kỹ thuật. Trong đó, vẫn do tác động của dịch bệnh mà dư nợ tín dụng từ đầu năm không tăng cao, nên phép tính nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay có thể khiến tỷ lệ nợ xấu tăng lên. “Nếu thời gian tới, dịch bệnh còn phức tạp, thì chắc chắn có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng”.
Tuy vậy, lãnh đạo NHNN khẳng định cơ quan quản lý tiền tệ đã chủ động vào cuộc chỉ đạo các tổ chức tín dụng miễn, giảm lãi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Tăng lãi suất tiết kiệm online không làm lãi vay tăng
Nhiều chuyên gia cho rằng, do mức cộng thêm lãi suất không lớn và cũng chỉ áp dụng cho những khoản tiền gửi online nên không ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường. Hơn nữa, hiện các ngân hàng cũng vẫn tuân thủ nghiêm quy định về lãi suất tiền gửi của NHNN.
Các ngân hàng đang tăng thêm lãi suất VND cho người gửi tiết kiệm online (trực tuyến) như một cách tiết giảm chi phí huy động vốn của ngân hàng và cũng khuyến khích khách hàng tăng cường sử dụng các kênh ngân hàng điện tử.
Đơn cử, Ngân hàng Bản Việt (Vietcapital Bank) tăng thêm 0,8% lãi suất cho người gửi tiết kiệm từ kỳ hạn 6 tháng trở lên. Theo đó, người muốn gửi tiết kiệm online chỉ cần tải ứng dụng (app) ngân hàng điện tử vào máy điện thoại đăng ký tài khoản trực tuyến chọn gửi tiết kiệm online mà không cần đến quầy giao dịch ngân hàng. Trong quá trình sử dụng ứng dụng ngân hàng điện tử chủ tài khoản tiết kiệm online theo dõi được số dư tiền gửi của mình ngay trên điện thoại di động, trường hợp chủ tài khoản online cần thế chấp sổ tiết kiệm ngân hàng vẫn in sổ cho khách hàng khi cần.
Ngân hàng Hàng Hải (MSB) cũng có lãi suất tiết kiệm online cao hơn 0,5 so với lãi suất tiết kiệm tại quầy. NamA Bank áp dụng gửi lãi suất tiết kiệm online lãi cuối kỳ đối với hai loại kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất cao hơn gửi tại quầy lần lượt 1,2% và 0,5%. HDBank đang có chương trình tải app nhận ngay 50.000 và cũng dành nhiều ưu đãi về lãi suất cho người gửi tiền tiết kiệm online. Nhiều ngân hàng khác cũng có những hình thức tặng thêm lãi suất, tặng quà... cho người gửi tiết kiệm online.
Gửi tiết kiệm online hiện nay người có nhu cầu gửi tiền có thể chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn sang tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao. Theo đó, người lao động có những nguồn thu nhập nhỏ lẻ từ nhiều nguồn khác nhau sẽ dễ dàng chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn trên môi trường internet thay vì đến quầy giao dịch theo cách truyền thống. Hiện nay, hệ thống ngân hàng lại đang có chương trình miễn, giảm phí chuyển tiền đối với các giao dịch nhỏ lẻ dưới 2 triệu đồng/giao dịch, càng làm cho người gửi tiết kiệm online tích lũy những khoản tiền từ 1 triệu đồng trở lên thuận tiện trong việc sang chuyển các khoản tiết kiệm online.
Theo số liệu thống kê của NHNN, trong tuần cuối tháng 4/2020, các ngân hàng thương mại huy động áp dụng lãi suất huy động VND bình quân ở mức: 0,1-0,5%/năm đối với loại không kỳ hạn đến dưới 1 tháng, lãi suất 4,3-4,75%/năm cho kỳ hạn tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; các kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng các ngân hàng đang trả cho người gửi tiền 5,3-6,8%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6-7,4%/năm.
Liên quan đến vấn đề các ngân hàng tăng thêm lãi suất tiết kiệm cho người gửi tiền trực tuyến có làm lãi suất cho vay tăng? Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, do sự phát triển của công nghệ ngân hàng và đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp nên các ngân hàng đang đẩy mạnh các sản phẩm trực tuyến, trong đó có gửi tiết kiệm online. Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến sẽ giảm bớt chi phí hoạt động cho các ngân hàng và các ngân hàng chia sẻ lợi ích này cho người gửi tiền. Điều đó cũng nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Đồng tình quan điểm này, nhiều chuyên gia cho rằng, do mức cộng thêm lãi suất không lớn và cũng chỉ áp dụng cho những khoản tiền gửi online nên không ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường. Hơn nữa, hiện các ngân hàng cũng vẫn tuân thủ nghiêm quy định về lãi suất tiền gửi của NHNN.
Theo đó, NHNN vừa có các quyết định giảm lãi suất điều hành, trong đó giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,25%/năm. Các quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 13/5/2020. Ngay sau quyết định của NHNN, các ngân hàng cũng lập tức điều chỉnh biểu lãi suất huy động tiền gửi của mình, cả với hình thức tiết kiệm online.
Bình luận về động thái này, nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng, việc giảm các mức lãi suất điều hành là cần thiết, tạo điều kiện để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid-19.
Ngân hàng với kịch bản kinh doanh thời hậu dịch Hậu dịch chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi thậm chí là thay đổi lớn. Điều kiện sản xuất kinh doanh, môi trường hoạt động, cơ cấu thị trường, phương thức sản xuất của DN sẽ thay đổi theo hướng chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, tự động hoá... buộc các TCTD phải thích ứng. Dịch bệnh trong nước đã cơ bản được...